Rối loạn kinh Nguyệt
Tình trạng kinh nguyệt bị rối loạn có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, với nhiều cấp độ, kèm biểu hiện, triệu chứng khác biệt.
Kinh Nguyệt bình thường là như thế nào?
Độ tuổi có kinh trung bình ở nữ giới là từ 13 tuổi đến 16 tuổi.
Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ là từ 21 ngày đến 45 ngày có kinh 1 lần.
Kinh thường màu sẫm, máu không đông, hơi tanh.
Lượng máu mất mỗi lần hành kinh khoảng 50 80 ml, mỗi ngày 4 5 băng vệ sinh.
Có thể kèm biểu hiện căng bầu ngực, buồn nôn, đau bụng nhẹ khi hành kinh.
Thời gian hành kinh thường kéo dài trong khoảng 2 đến 7 ngày.
Kinh nguyệt bất thường là như thế nào?
Sau 16 tuổi vẫn chưa có kinh.
Chu kỳ kinh ngắn dưới 21 ngày và hơn 45 ngày vẫn chưa có kinh (Tuy nhiên một số bạn từ nhỏ đến lớn 5 6 tháng mới có kinh, kiểm tra nội tiết vẫn có thai bình thường: gọi là kinh thưa).
Nếu ra máu Hồng nhạt loãng hay máu cục, hôi, lượng nhiều so với trước đó, có thể xem là có dấu hiệu bất thường.
Thống kinh là dạng đau bất thường khi hành kinh. Rong kinh: dạng có kinh kéo dàihơn 7 ngày.Cường kinh: kinh ra quá nhiều.Rong huyết: là ra huyết rỉ rả không đúng vào ngày có kinh. Thiểu kinh: Ra kinh rất ít.
Nguyên nhân gây kinh nguyệt bất thường
Không có kinh sau 16 tuổi: Thường gặp ở các bạn có bất thường về đường sinh dục nội tiết như: tử cung nhi hoá, không có tử cung, âm đạo bẩm sinh, màng trinh bị bít. Chu kỳ kinh quá ngắn ngày (dưới 21 ngày) hay quá dài ngày mới có kinh: Thường gặp trong rối loạn nội tiết, bệnh buồng trứng đa nang.
Kinh hôi nhiều:
Ở tuổi dậy thì: Thường do vệ sinh kém.
Người trong tuổi sinh đẻ: Sẩy thai lưu, sót nhau, nhiễm trùng niêm mạc tử cung, viêm nhiễm vùng chậu.
Người tiền mãn kinh, mãn kinh: Thường gặp trong ung thư tử cung.
Đau bụng nhiều khi hành kinh
Tuổi dậy thì: Thường gặp tư thế tử cung gập trước hay sau quá nhiều.
Tuổi sinh đẻ hay tiền mãn kinh: Do u xơ tử cung, do đặt vòng, lạc nội mạc tử cung vào cơ tử cung hay buồng trứng.
Kinh quá ít:
Tuổi dậy thì: Do rối loạn nội tiết.
Tuổi sinh đẻ: Có thai mà không biết, u nang, u xơ tử cung, rối loạn nội tiết, đa nang buồng trứng.
Kinh ra nhiều máu cục, mô vụn
Tuổi dậy thì: Thường do buồng trứng đa nang.
Trong tuổi sinh đẻ: Thường do u xơ tử cung, tăng sản nội mạc tử cung, sẩy thai sớm.
Tiền mãn kinh hay mãn kinh: Thường do u xơ tử cung, tăng sản nội mạc tử cung, ung thư tử cung.
Ra huyết bất kỳ thời điểm nào
Tuổi dậy thì: Thường do buồng trứng đa nang, u nang buồng trứng.
Tuổi sinh đẻ: do phương pháp ngừa thai, u xơ tử cung, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, sẩy thai, thai lưu
Tuổi tiền mãn kinh, mãn kinh: U xơ, u nang, bệnh lý ung thư thân tử cung, cổ tử cung.
Biểu hiện nhận biết tình trạng rối loạn kinh nguyệt
Chu kỳ kinh
Sự bất thường của chu kỳ kinh nguyệt là dài trên 35 ngày hay ngắn dưới 22 ngày, hay là tình trạng bạn không có kinh trong suốt 6 tháng trở lên.
Máu kinh
Lượng máu kinh trên 20ml/kỳ được coi là băng kinh, dưới 20ml/kỳ và ra trong dưới 2 ngày thì được gọi là thiếu kinh. Trên 7 ngày là rong kinh..
Màu của máu kinh
Máu kinh của phụ nữ có sức khỏe bình thường thì có màu đỏ thẫm, mùi hơi tanh, không có máu đông. Nhưng nếu một ngày, lượng kinh của bạn xuất hiện với đặc điểm bất thường như lẫn các cục máu, màu đỏ hay hồng thì cần chú ý.
Mức độ ảnh hưởng của tình trạng rối loạn kinh nguyệt
Thiếu máu
Khi gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt, lượng máu kinh ra nhiều và kéo dài hơn so với chu kỳ hành kinh bình thường, sẽ dẫn đến thiếu máu, có cảm giác mệt mỏi, chóng mặt, da dẻ trở nên xanh xao, tim loạn nhịp, thở gấp gáp,…
Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa
Khi mà chu kỳ kinh nguyệt của bạn bị kéo dài trong nhiều ngày liền, không chỉ ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày, mà còn tạo ra một môi trường lý tưởng cho việc phát triển của những loại vi khuẩn không có lợi. Những con vi khuẩn này nhanh chóng xâm nhập vùng kín gây ra các bệnh phụ khoa như: Viêm âm đạo, viêm buồng trứng,…
Gây vô sinh
Khi đã mắc một loại bệnh lý phụ khoa nào đó, hơn đó nữa là tình trạng rối loạn kinh nguyệt, thì khả năng mang thai của bạn sẽ khó hơn là có một chu kỳ bình thường. Vì tình trạng viêm nhiễm có thể sẽ làm tắc vòi tử cung của bạn nên khả năng thụ thai sẽ thấp.
Gây ảnh hưởng đến nhan sắc
Estrogen và Progesterone là 2 loại hormone có vai trò duy trì sắc đẹp của phái nữ. Sự rối loạn các hormone nội tiết khiến chị em dần mất đi vẻ tươi trẻ, tâm lý cũng bị ảnh hưởng. Tình trạng này kéo dài còn khiến nhiều chị em stress, chất lượng cuộc sống cũng như công việc bị ảnh hưởng đáng kể.
Nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm
Một số trường hợp của tình trạng rối loạn kinh nguyệt là những dấu hiệu ban đầu của một số bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tính mạng của chị em phụ nữ như: Mang thai ngoài tử cung, ung thư niêm mạc,…rất nguy hiểm nếu bạn không đi khám để được phát hiện, chữa trị kịp thời.
Điều trị ra sao
Nếu thấy có bất thường qua 1 2 chu kỳ kinh, tốt nhất nên đi khám để kiểm tra.
Tuỳ vào từng nguyên nhân cụ thể, bác sĩ sẽ có phương pháp điều trị thích hợp.
Nếu có nhu cầu thăm khám, đặc biệt là khám phụ khoa định kỳ, chị em có thể tham khảo phòng khám của Bác sĩ Điệp
PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA
BS – CKII: PHẠM THỊ NGỌC ĐIỆP
Địa chỉ: 271 Nguyễn Duy Dương, Phường 4, Quận 10, Tp HCM
Điện thoại: 033.5155.192
Email: bsdiepbvtudu@gmail.com
Website: sanphukhoatudu-bsdiep.com
Fanpage: fb.com/Sanphukhoatudu.bsdiep