Sinh mổ 1 năm có bầu lại được không và tư vấn của bác sĩ

Nhiều bà mẹ rất băn khoăn về vấn đề sinh mổ 1 năm có bầu lại được không bởi khoảng cách giữa hai lần sinh nở ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Việc sinh mổ cần nhiều thời gian hơn để phục hồi so với sinh thường nên đây là thắc mắc của rất nhiều phụ nữ, đặc biệt là trong trường hợp vỡ kế hoạch.

1. Sinh mổ 1 năm có bầu lại được không

Sau một lần sinh nở, đặc biệt là sau khi sinh mổ, cơ thể người phụ nữ cần một khoảng thời gian dài để phục hồi hoàn toàn. Thực tế, nếu đã một lần sinh mổ thì những lần sinh sau khả năng sinh mổ sẽ rất cao cho nên mang thai quá sớm sau sinh mổ sẽ đi kèm với nguy hiểm. Vì vậy, sinh mổ 1 năm có bầu lại được không là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm.

Có rất nhiều trường hợp mang thai lại sau 1 năm sinh mổ tuy nhiên không phải tất cả các trường hợp đều gặp nguy hiểm. Việc bạn cần làm là tìm đến bác sĩ chuyên khoa, đến những cơ sở y tế uy tín, chất lượng để nhận được lời tư vấn chính xác nhất. Nếu có bất cứ bất trắc gì xảy ra phải lập tức thăm khám để có phương pháp xử lý kịp thời.

Sinh mổ 1 năm có bầu lại được không?

Sinh mổ 1 năm có bầu lại được không là thắc mắc của rất nhiều bà mẹ

2. Những rủi ro có thể xảy ra khi mang thai sau sinh mổ quá sớm

Nói chung, trả lời cho câu hỏi sinh mổ 1 năm có bầu lại được không thì câu trả lời là có thể. Tuy nhiên, việc này không được các bác sĩ khuyến khích bởi có thể gây ra những rủi ro cho mẹ và bé sau:

Đối với người mẹ

– Bục vết mổ: Đây là nguy cơ phổ biến nhất nếu mang thai sát nhau. Cần một khoảng thời gian để vết mổ lành lại hoàn toàn và dày lên. Nhưng nếu sau lần sinh mổ thứ nhất, bạn mang thai lại nhanh chóng thì vết mổ này dễ bị nứt bởi chưa đủ thời gian phục hồi. Khi thai nhi lớn dần lên sẽ tạo áp lực lên vết mổ, khiến nó càng dễ bị bục, gây nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con.

– Nhau cài răng lược: Hiện tượng này là khi nhau thai bám chặt vào thành tử cung, không thể bong tróc tự nhiên nên cần có sự can thiệp của bác sĩ. Do đó, khi đẻ dễ chảy máu, thậm chí phải cắt bỏ tử cung lấy thai để cầm máu hoặc nguy hiểm hơn là sản phụ tử vong.

– Thai làm tổ trên vết sẹo: Thai bám vào vết mổ lấy thai lần trước khiến mẹ chảy nhiều máu. Cũng giống như nhau cài răng lược, mẹ có thể phải cắt bỏ tử cung thậm chí tử vong. Đây cũng là lý do vì sao nhiều chị em lo sợ và đặt ra câu hỏi sinh mổ 1 năm có bầu lại được không.

– Xuất huyết: Nếu mang thai sát nhau sau khi sinh mổ, thai lớn lên khiến tử cung cũng lớn dần theo có thể khiến vết mổ cũ bị rách gây xuất huyết, đặc biệt ở vào 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối thai kỳ.

– Ngoài những nguy hiểm trên, mẹ cũng có thể gặp phải những tình huống khác như nhiễm trùng vết mổ, bong nhau non, nhau tiền đạo. Hơn nữa, việc sinh con quá sát nhau cũng ảnh hưởng đến quá trình nuôi dạy, sức lực, tinh thần của mẹ.

Có bầu lần 2

Sinh mổ 1 năm có bầu lại được không – có thể nhưng sẽ có nhiều rủi ro

Đối với con

Nhiều mẹ băn khoăn sinh mổ 1 năm có bầu lại được không nhưng lại chỉ nghĩ là ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Thực tế, thai nhi cũng bị ảnh hưởng rất nhiều.

Mẹ mang thai quá sớm sau lần sinh mổ thứ nhất sẽ không đủ sức khỏe để nuôi thai nên rất dễ sinh non, trí tuệ kém phát triển, thính giác kém, nhẹ cân, vàng da, thể chất cũng kém phát triển hơn những trẻ đồng trang lứa.

Sinh non

Mẹ dễ sinh non nếu mang thai quá gần nhau

3. Thời gian hợp lý để mang thai sau sinh mổ và những điều cần chú ý

Thời gian hợp lý để mang thai sau sinh mổ

Nếu đã tìm ra đáp án cho thắc mắc sinh mổ 1 năm có bầu lại được không thì hẳn là mẹ cũng thắc mắc vậy sau sinh mổ bao lâu thì mang thai lại là an toàn nhất. Các chuyên gia y tế cho rằng  2 năm sau lần sinh mổ đầu tiên bạn hãy nên mang thai lại.

Lý do như sau: 2 năm là khoảng thời gian đủ để tử cung cũng như vết sẹo mổ phục hồi hoàn toàn sau lần mổ trước. Cũng là khoảng thời gian để mẹ có thể chuẩn bị đầy đủ về mặt sức khỏe, vật chất, tâm lý cho những lần mang thai sau. Nếu không, cả mẹ lẫn thai thi đều có thể gặp phải những tình huống nguy hiểm, nếu không được theo dõi kỹ có thể ảnh hưởng đến tính mạng.

Sau một lần vượt cạn, cơ thể mẹ mất sức, mất máu, ảnh hưởng đến cột sống, xương chậu nên cần một khoảng thời gian dài để sẵn sàng mang thai lần nữa, để nghỉ ngơi và phục hồi sức khỏe. Nếu sức khỏe mẹ chưa đảm bảo mà sinh con liên tiếp sẽ để lại những diễn biến xấu ở tuổi trung niên.

Nếu mang thai sớm hơn thời gian khuyến cáo cần làm gì?

Dù đã tìm ra câu trả lời cho thắc mắc sinh mổ 1 năm có bầu lại được không, nhưng nhiều mẹ lại vô tình bị vỡ kế hoạch nên tỏ ra lo lắng. Họ không biết nên giữ hay nên bỏ cái thai trong bụng. Đương nhiên trường hợp bỏ thai là điều không nên làm bởi nó không chỉ gây ra ám ảnh tâm lý mà còn ảnh hưởng đến những lần sinh sản sau vì quá trình bỏ thai sẽ phải đụng chạm vào buồng tử cung khiến vết sẹo nghiêm trọng hơn. Vì thế, nếu đã lỡ mang thai ngoài kế hoạch, hãy bình tĩnh rồi tham khảo những phương pháp sau:

Đầu tiên, hãy đến bệnh viện để kiểm tra tình hình của thai nhi cũng như vết mổ cũ.

Khi thai nhi dưới 10 tuần tuổi, mẹ nên xem xét tình hình sức khỏe, kinh tế để cân nhắc xem nên giữ hay để. Nếu giữ thai, hãy đi khám định kỳ đầy đủ để theo dõi sự phát triển của con cũng như vết mổ cũ, theo dõi và đánh giá những diễn biến xấu có thể xảy ra để có sự can thiệp kịp thời của bác sĩ. Khi thai qua tuần thứ 39, nên sinh mổ chủ động để tránh biến chứng xấu.

Nếu thai nhi đã trên 12 tuần tuổi, tốt hơn hết mẹ nên giữ thai vì lúc này thai đã lớn. Bỏ thai trên sẹo mổ chưa phục hồi hoàn toàn sẽ càng nguy hiểm.

Ba tháng cuối thai kỳ hãy theo dõi sát sao vì đây là khoảng thời gian dễ xảy ra tình trạng vỡ tử cung nhất.

Khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ đầy đủ để theo dõi thai nhi và vết mổ

Mang thai sau sinh mổ cần chú ý những gì?

Như vậy, ngoài thắc mắc sinh mổ 1 năm có bầu lại được không, mẹ nếu lỡ vỡ kế hoạch thì cần tìm hiểu một số thông tin liên quan để đảm bảo thai kỳ an toàn. Trước hết, mẹ cũng hãy đi siêu âm để biến được tình trạng của thai nhi và độ an toàn của vết mổ lần trước.

Báo cáo đầy đủ cho bác sĩ đầy đủ thông tin về lần mổ trước như: thời gian, lý do mổ, thời điểm vào viện, tiền sử bệnh liên quan đến vết mổ, lần mổ trước có xảy ra bất trắc gì hay không,…

Phải đặc biệt chú ý đến vết mổ trước. Nếu có điều gì bất thường xảy ra hoặc đau rát thì phải đến ngay bệnh viện để được kiểm tra. Những dấu hiệu thường xảy ra như: đau liên tục, đau khi ấn vào, đau trên xương mu,…

Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để đảm bảo sức khỏe cho hai mẹ con, đừng quên bổ sung chất sắt để tránh bị thiếu máu.

Nên vào viện trước ngày dự sinh 2 tuần để xét nghiệm tiền phẫu và để nhận lời khuyên của bác sĩ xem có thể sinh thường được hay không hay phải sinh mổ lần 2.

Không nên tự ý chọn ngày giờ để xin mổ mà nên tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, càng sát ngày dự sinh càng tốt.

Dù mổ lấy thai không phải là kỹ thuật khó nhưng vẫn có những trường hợp phức tạp nên hãy lựa chọn những bệnh viện có uy tín và nếu được hãy chọn bác sĩ mổ cho mình.

Như vậy, các mẹ đã tìm ra đáp án cho thắc mắc sinh mổ 1 năm có bầu lại được không. Mang thai là hạnh phúc của người phụ nữ nên dù có mang thai sớm hay muộn sau sinh mổ mẹ cũng đừng quá lo lắng. Hãy bình tĩnh tham khảo ý kiến của bác sĩ để nhận được những lời tư vấn chính xác nhất. Hy vọng rằng sau khi đọc những chia sẻ về việc sinh mổ 1 năm có bầu lại được không, mẹ sẽ tự quyết định thời gian chào đón thiên thần tiếp theo phù hợp nhất.