Áp xe vú sau sinh là tình trạng tích tụ mủ cục bộ trong vú do nhiễm trùng, tạo hạch gây sưng đỏ và đau khi nhấn vào. Mẹ bỉm xác định tình trạng áp xe vú của mình càng sớm, càng sẽ dễ điều trị áp xe vú sau sinh bằng thuốc kháng sinh.
Cách nhận biết áp xe vú
Mẹ bỉm có thể nhận biết áp xe vú sau sinh thông qua các triệu chứng. Thông thường, khi bị áp xe vú, cơ thể mẹ bỉm sẽ bắt đầu xuất hiện những triệu chứng sau:
- Vú bị căng (sưng tấy).
- Ngứa đầu vú.
- Đầu vú tiết dịch bất thường.
- Đau nhức ở phần đầu vú.
- Sưng tấy, nóng và đỏ mô vú.
- Nổi hạch ở nách (phần nách có vú bị áp xe).
Nếu mẹ bỉm đang cho con bú không phát hiện kịp thời những dấu hiệu trên, tình trạng áp xe vú sẽ dần trở nên nghiêm trọng hơn với những dấu hiệu sau.
- Lú lẫn hoặc mất ý thức trong giây lát.
- Cảm thấy khó thở hoặc tốc độ thở tăng nhanh dù không làm việc nặng.
- Đột nhiên ngất xỉu hoặc hôn mê.
- Bất ngờ sốt cao (nhiệt độ cơ thể cao hơn 38.3 độ C).
Nếu bạn không cho con bú nhưng lại bị áp xe vú, đây có thể là bắt đầu của bệnh tiểu đường hoặc một loại ung thư viêm hiếm gặp. Trong một số trường hợp hiếm gặp, áp xe vú có thể dẫn đến nhiễm trùng toàn cơ thể (nhiễm trùng huyết) nếu nhiễm trùng lan vào máu.
8 loại kháng sinh dùng để điều trị áp xe vú sau sinh
Nếu phát hiện áp xe vú sớm, mẹ bỉm có thể không cần phải phẫu thuật mà có thể tiêu viêm, tiêu hạch bằng các loại kháng sinh. Những loại kháng sinh này sẽ hoạt động dựa trên nguyên lý chứa các hoạt chất chống lại các mầm bệnh gây nên áp xe vú nguyên phát.
S.aureus kháng methicillin (MRSA) là một mầm bệnh phổ biến của áp xe vú nguyên phát. Ngoài S.aureus vẫn có một số mầm bệnh khác gây nên áp xe vú:
- Streptococcus pyogenes (Streptococcus nhóm A).
- Escherichia coli.
- Các loài Bacteroides.
- Proteus Mirabilis.
- Các loài Corynebacterium.
- Các loài vi khuẩn kỵ khí.
- Tụ cầu âm tính với coagulase.
- Pseudomonas Aeruginosa.
Các loại kháng sinh điều trị áp xe vú và hạch đều được điều chế dựa trên các mầm bệnh. Hiện tại, mẹ bỉm có thể điều trị áp xe vú và hạch bằng 6 loại kháng sinh. Mỗi loại kháng sinh sẽ dùng để điều trị riêng biệt một (hoặc một vài) mầm bệnh khiến mẹ bỉm bị áp xe vú. Thông thường, thời gian điều trị bằng kháng sinh sẽ kéo dài từ 10 – 14 ngày.
Penicillin
Penicillin là một loại kháng sinh có được bằng phương pháp tự nhiên (nấm Penicillium) hoặc nhân tạo (điều chế trong điều kiện riêng biệt). Cơ chế hoạt động của Penicillin là giết chết các vi khuẩn khi chúng đang hoạt động (sinh trưởng và sinh sản). Đồng thời, penicillin cũng làm hạn chế môi trường sinh trưởng của các loại vi khuẩn gây áp xe vú. Có 5 loại kháng sinh thuộc nhóm penicillin.
Dicloxacillin
Dicloxacillin là một loại kháng sinh β-lactam phổ hẹp thuộc nhóm kháng sinh penicillin. Dicloxacillin sẽ điều trị viêm nhiễm, nhiễm trùng do các vi khuẩn Gram dương được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gram dương nhạy cảm (không kháng thuốc) gây ra.
Trong điều trị áp xe vú, dicloxacillin có tác dụng chống lại vi khuẩn sản xuất ra beta-lactamase như Staphylococcus aureus. Mẹ bỉm có thể dùng dicloxacillin khi nghi ngờ mình bị nhiễm trùng tụ cầu.
Amoxicillin kết hợp cùng axit Clavulanic
Một loại kháng sinh β-lactam thuộc nhóm kháng sinh penicillin khác thường được sử dụng để điều trị áp xe vú là Amoxicillin. Amoxicillin có khả năng ức chế bước cuối cùng của quá trình tổng hợp peptidoglycan trong thành tế bào vi khuẩn.
Khi amoxicillin kết hợp cùng axit clavulanic sẽ có thêm khả năng ức chế vi khuẩn sản xuất β-lactamase, cho phép amoxicillin mở rộng phổ tác dụng. Đây là một kháng sinh bán tổng hợp có thể ức chế và tiêu diệt các loại vi khuẩn gram dương và gram âm.
Một số loại kháng sinh cụ thể được kết hợp từ Amoxicillin và axit clavulanic là Augmentin, Augmentin ES-600, Augmentin XR. Những loại kháng sinh này có thể điều trị áp xe vú do Staphylococcus aureus, Streptococcus nhóm A và Bacteroides fragilis.
Nafcillin
Nafcillin là một kháng sinh beta-lactam phổ hẹp khác thuộc nhóm penicillin. Khả năng của nafcillin là kháng β-lactamase. Vì vậy, nafcillin được sử dụng để điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn gram dương (S.aureus), đặc biệt là các loại tụ cầu có thể thích ứng được với một số loại penicillin.
Mẹ bầu có thể sử dụng nafcillin để điều trị áp xe vú khi bắt đầu nghi ngờ bị nhiễm khuẩn tụ cầu kháng penicillin G. Trừ những trường hợp nhiễm khuẩn gây ra bởi MRSA, nafcillin có thể điều trị hầu hết các trường hợp nhiễm khuẩn tụ cầu.
Oxacillin (Bactocill)
Oxacillin là kháng sinh có khả năng kháng lại các enzym penicillinase và diệt khuẩn ức chế tổng hợp thành tế bào của các mầm bệnh áp xe vú. Giống với nafcillin, oxacillin được dùng để điều trị các vi khuẩn S.aureus gây áp xe vú có khả năng kháng penicillin.
Ampicillin và sulbactam
Ampicillin có khả năng ức chế thành tế bào vi khuẩn thực hiện hoạt động tổng hợp mucopeptid. Khi kết hợp cùng sulbactam, kháng sinh ampicillin có thể ức chế hoạt động của cả hai loại vi khuẩn gram dương và gram âm. Ampicillin và sulbactam thường được dùng để điều trị áp xe vú khi mầm bệnh là E. coli, Proteus mirabilis, Streptococcus hoặc Staphylococcus không sinh penicilinase.
Cephalosporin
Cephalosporin là nhóm kháng sinh có xuất phát từ nấm Acremonium, thuộc nhóm kháng sinh beta-lactam. Thế hệ đầu tiên của Cephalosporin – Cephalexin, có khả năng kháng vi khuẩn gram dương rất mạnh, điển hình là Staphylococcus và Streptococcus.
Lincosamides
Lincosamides là một nhóm kháng sinh ngăn chặn sự nhân lên của vi khuẩn theo bằng cách can thiệp vào quá trình tổng hợp protein. Clindamycin là loại kháng sinh điều trị áp xe vú phổ biến nhất trong số ba loại kháng sinh thuộc nhóm lincosamides. Khi vào cơ thể người, clindamycin sẽ được phân bố rộng rãi trong cơ thể và không xâm nhập vào hệ thần kinh trung ương (CNS). Nó liên kết với protein, bài tiết qua gan và thận.
Trimethoprim/Sulfamethoxazole
Hai loại kháng sinh này áp dụng cho những trường hợp nhiễm trùng MRSA không quá nghiêm trọng. Trimethoprim có tác dụng ức chế dihydrofolate reductase, do đó ngăn chặn sản xuất axit tetrahydrofolic từ axit dihydrofolic. Trong khi đó, sulfamethoxazole sẽ ức chế quá trình hình thành nên axit dihydrofolic thông qua việc “so găng” với axit para aminobenzoic.
Không dùng cho mẹ bỉm đang cho con bú nếu trẻ sinh non hoặc trẻ dưới hai thắng. Mẹ bỉm đang cho con bú cũng không thể dùng kháng sinh này khi trẻ bị thiếu hụt hoặc nghi ngờ thiếu hụt glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD).
Lưu ý quan trọng: Mẹ bỉm cần kiểm tra tình trạng áp xe vú và phải tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng kháng sinh để điều trị áp xe vú. Bên cạnh đó, nếu tình trạng áp xe vú không thuyên giảm sau 2 – 3 ngày sử dụng kháng sinh, mẹ bỉm phải đến phòng khám hoặc bệnh viện để kiểm tra lại.
Điều trị áp xe vú sau sinh tại nhà
Ngoài sử dụng kháng sinh, mẹ bỉm có thể điều trị áp xe vú đơn giản tại nhà khi các dấu hiệu áp xe vú mới xuất hiện. Cách trị rất đơn giản, mẹ bỉm chỉ cần chườm đá hoặc túi lạnh lên vú từ 10 đến 15 phút để giảm sưng và đau nhức. Những mẹ bỉm đang cho con bú cần chườm lạnh xen kẽ giữa các lần cho con bú.
Khi có mủ chảy ra từ phần vú bị nhiễm trùng, mẹ bỉm hãy dùng nước sạch để rửa vú và rửa một cách nhẹ nhàng nhất có thể. Sau đó, mẹ bỉm cần để vú tự khô thoáng tự nhiên trước khi mặc lại áo ngực. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần nghỉ ngơi hợp lý, ăn các loại thực phẩm mềm, dễ tiêu và tránh cho con bú ở phần vú bị áp xe khi tự điều trị tại nhà.
Điều trị áp xe vú tại bệnh viện/phòng khám
Nếu mẹ bỉm không thể tự chữa áp xe vú tại nhà và tình trạng áp xe vú ngày một nghiêm trọng thì mẹ bỉm cần đến bệnh viện/phòng khám sản khoa uy tín để kiểm tra. Bác sĩ sẽ siêu âm vú của mẹ bỉm để kiểm tra tình trạng áp xe vú. Sau khi có kết quả kiểm tra, mẹ bỉm sẽ được bác sĩ tư vấn về tình trạng của mình và được hướng dẫn điều trị áp xe vú bằng các biện pháp thích hợp.
Tại bệnh viện hoặc phòng khám sản khoa uy tín, áp xe vú sau sinh được điều trị bằng hai phương pháp. Phương pháp đầu tiên là sử dụng kháng sinh và phương pháp thứ hai là hút mủ. Đối với những mẹ bỉm bị áp xe vú không quá nghiêm trọng, mẹ bỉm có thể chữa áp xe vú bằng cách dùng kháng sinh theo yêu cầu, hướng dẫn của bác sĩ.
Những mẹ bỉm bị áp xe vú quá nặng cần phải trải qua phẫu thuật hoặc dùng kim để hút mủ, tiêu viêm và loại bỏ hạch (nếu có). Thời gian hút mủ bằng kim khá nhanh nhưng mẹ bỉm có thể phải thực hiện hút mủ nhiều lần.
Nếu phẫu thuật để điều trị áp xe vú, mẹ bỉm cũng có thể về nhà ngay trong ngày nhưng vẫn có thể uống thêm kháng sinh theo yêu cầu của bác sĩ. Khi điều trị áp xe vú tại bệnh viện/phòng khám, tình trạng áp xe vú được cải thiện và lành hoàn toàn trong vài ngày hoặc vài tuần, tùy theo cơ địa và mức độ nhiễm trùng.
Áp xe vú sẽ trở nên nghiêm trọng và nhiễm trùng nặng, ảnh hưởng đến cả mẹ bỉm và con nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Vì vậy, mẹ bỉm cần chú ý đến cơ thể nhiều hơn và tiến hành thăm khám, kiểm tra ngay khi có dấu hiệu lạ. Để đặt lịch khám tại phòng khám chất lượng và uy tín nhất hiện nay của bác sĩ Điệp bệnh viện Từ Dũ, vui lòng gọi đến hotline 0335 155 192!