Khác biệt giữa dấu hiệu hành kinh và triệu chứng mang thai

Dấu hiệu hành kinh trước ngày có kinh hay còn gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt nhưng nhiều chị em lại nhầm lẫn với các triệu chứng mang thai. Trong bài thảo luận này, cùng tìm hiểu về những dấu hiệu hành kinh phổ biến và phân biệt giữa mang thai và sắp “tới tháng”.

Dấu hiệu hành kinh trước ngày có kinh hay còn gọi là hội chứng tiền kinh nguyệt nhưng nhiều chị em lại nhầm lẫn với các triệu chứng mang thai. Trong bài thảo luận này, cùng tìm hiểu về những dấu hiệu hành kinh phổ biến và phân biệt giữa mang thai và sắp “tới tháng”.

Những dấu hiệu hành kinh báo trước dễ nhận biết

Các dấu hiệu hành kinh thường xảy ra trước khi bắt đầu một kỳ kinh nguyệt mới. Nguyên nhân gây ra những triệu chứng này là do hormone oestrogen và progesterone giảm mạnh sau khi trứng rụng. Dấu hiệu hành kinh trước kỳ kinh hay hội chứng tiền kinh nguyệt xuất hiện ở 95% phụ nữ trong độ tuổi sinh sản., bao gồm:

Đau đầu

Nhiều chị em cho biết, họ thường bị đau, nhức cả đầu hoặc đau nửa đầu trước mỗi kỳ kinh nguyệt. Tình trạng đau có thể không nghiêm trọng và không kéo dài.

Đau vùng thắt lưng

Dấu hiệu hành kinh này rất phổ biến trước khi có kinh nguyệt do vùng chậu bị sưng lên.

Thay đổi tâm trạng

Hay cáu gắt, cảm thấy lo âu, dễ xúc động là những dấu hiệu hành kinh xảy ra trước kỳ kinh khoảng 3 – 5 ngày. Ở một số chị em có thể gặp phải triệu chứng thèm ăn trước khi có kinh.

Dấu hiệu hành kinh
Trước khi hành kinh, nhiều chị em gặp phải tình trạng đau mỏi lưng

Táo bón

Hormone progesterone có thể dẫn đến rối loạn tiêu hóa bao gồm táo bón . Do nồng độ progesterone tăng lên trong nửa sau của chu kỳ kinh nguyệt, táo bón có thể xuất hiện ở phụ nữ sắp đến kỳ kinh nguyệt.

Đau và căng tức vú

Ngực sưng và đau cũng là một triệu chứng mà nhiều phụ nữ gặp phải trước kỳ kinh nguyệt. Họ thường cảm thấy khó chịu ở vú, thậm chí có người còn bị đau dữ dội, nguyên nhân là do nội tiết tố thay đổi, vú bị sung huyết và sưng lên gây đau. Đặc biệt đối với phụ nữ bị phì đại tuyến vú, cộng với tính khí thất thường khi đến kỳ kinh nguyệt, khí gan ngưng trệ sẽ khiến bầu ngực căng tức và đau hơn.

Các chị em có thể cảm nhận thấy ngực nặng, đau hoặc nhạy cảm hơn trước khi hành kinh 1 tuần.

Thay đổi dịch âm đạo

Gần tới ngày hành kinh, nội tiết tố nữ thay đổi sẽ khiến cho vùng kín ẩm ướt hơn, dịch tiết âm đạo ra nhiều và đặc hơn bình thường.

Nổi mụn trứng cá

Lúc bình thường không bị mụn nhưng khi nổi mụn đột ngột cũng liên quan đến việc sắp có kinh. Nổi mụn khi hành kinh là hiện tượng thường gặp, khi hết kinh thì mụn sẽ biến mất. Nguyên nhân chủ yếu là do lúc này nội tiết tố dao động rất lớn, da mặt tiết quá nhiều bã nhờn tích tụ trong lỗ chân lông và gây ra tình trạng viêm nhiễm, nổi mụn.

Giảm ham muốn tình dục

Nếu trong những ngày rụng trứng, nữ giới sẽ tăng ham muốn hơn bình thường thì khi sắp có kinh, lượng hormone giảm xuống sẽ khiến chị em giảm ham muốn hơn.

Các dấu hiệu hành kinh sẽ biến mất khi nồng độ estrogen và progesterone trong cơ thể tăng lên, thường là sau 3 – 4 ngày có kinh. Không phải phụ nữ nào cũng có tất cả những dấu hiệu hành kinh kể trên. Một số người chỉ có vài triệu chứng với mức độ nhẹ nhưng cũng có người các triệu chứng nghiệm trọng hơn ảnh hưởng tới sinh hoạt.

Dấu hiệu hành kinh ở nữ giới sẽ thay đổi theo độ tuổi, có một số triệu chứng xảy ra khi còn trẻ nhưng lại mất đi khi gần mãn kinh.

Dấu hiệu hành kinh có bị nhầm với triệu chứng mang thai?

Thực tế là có rất nhiều nữ giới không phân biệt được các dấu hiệu hành kinh với dấu hiệu đang mang thai. Có một số dấu hiệu hành kinh trước kỳ kinh gần giống với triệu chứng mang thai nên các chị em hay bị nhầm lẫn như mệt mỏi, chán ăn, căng tức ngực, nổi mụn…

Các dấu hiệu hành kinh dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng mang thai
Các dấu hiệu hành kinh dễ bị nhầm lẫn với triệu chứng mang thai

Tuy nhiên, có một số triệu chứng đặc trưng khi mang thai khác với dấu hiệu hành kinh như:

Rau máu và chuột rút: Ra máu báo thai thường xuất hiện sau 7 – 10 ngày có thai. Nhiều người lại nhầm lẫn với dấu hiệu hành kinh nhưng tình trạng này không kéo dài, lượng máu chỉ 1 – 2 giọt. Bị chuột rút cũng là dấu hiệu mang thai thời kỳ đầu dễ nhầm với dấu hiệu hành kinh.

Quầng vú thay đổi: Ngoài căng tức ngực giống với dấu hiệu hành kinh, khi mang thai, quầng vú ở nữ giới sẽ thay đổi màu sắc và tăng đường kính. Vì vậy, nếu chỉ thấy căng tức ngực mà không thấy thay đổi màu của quầng vú thì là dấu hiệu hành kinh trước kỳ kinh.

Để không nhầm lẫn giữa các dấu hiệu hành kinh và triệu chứng mang thai, các chị em có thể làm các kiểm tra, xét nghiệm sớm để biết mình có phải sắp có kinh không.

Nữ giới nên làm gì khi có dấu hiệu hành kinh?

Ăn đồ ngọt
Hạn chế ăn đồ ngọt và đồ nhiều dầu mỡ trước kỳ kinh

Những dấu hiệu hành kinh sẽ xuất hiện trước kỳ kinh nguyệt 5 – 10 ngày. Qua cách nhận biết những dấu hiệu này, các chị em sẽ có thời gian chuẩn bị tâm lý và cả thể chất cho kỳ kinh nguyệt sắp tới. Nếu thấy mình đang có dấu hiệu hành kinh, hãy:

Bổ sung thực phẩm giàu sắt

Khi “tới tháng”, các chị em sẽ mất đi một lượng máu đáng kể. Để không bị thiếu máu, suy nhược, chóng mặt khi có kinh, nữ giới nên bổ sung các thực phẩm giàu sắt như thịt bò, gan động vật… khi có dấu hiệu hành kinh.

Ăn nhiều trái cây và rau xanh

Các loại trái cây tươi và rau xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp cơ thể tăng sức đề kháng.

Uống nhiều nước

Hãy duy trì thói quen uống đủ nước mỗi ngày, tốt nhất nên là nước ấm để giảm tình trạng đau bụng kinh khi “tới tháng”. Nên hạn chế uống nước ngọt và đồ uống có cồn, cafein.

Tránh đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng

Ăn nhiều đồ ăn cay và nhiều dầu mỡ trước kỳ kinh có thể khiến các triệu chứng trong ngày có kinh trở nên nghiêm trọng hơn như đau bụng kinh, tiêu chảy… Khi có dấu hiệu hành kinh trước kỳ kinh, các chị em nên có chế độ dinh dưỡng lành mạnh.

Tập thể dục thường xuyên

Không chỉ trước kỳ kinh mà các chị em nên duy trì việc tập thể dục hàng ngày. Đây là thói quen rất tốt cho sức khỏe, duy trì sự dẻo dai và nâng cao hệ miễn dịch. Bên cạnh đó, việc tập thể dục đều đặn sẽ giảm bớt các triệu chứng đau lưng, đau bụng dưới trước và trong khi hành kinh.

Dấu hiệu hành kinh khi nào cần gặp bác sĩ?

Rất nhiều nữ giới trải qua những dấu hiệu hành kinh trước và trong kỳ kinh nguyệt. Các dấu hiệu này thường không ảnh hưởng gì đến sinh hoạt và công việc nên các chị em không cần quá lo lắng.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều dấu hiệu hành kinh bất thường và có thể là lời cảnh báo một số loại bệnh phụ khoa thường gặp như viêm vùng chậu, lạc nội mạc tử cung, tắc vòi trứng…

Khám phụ khoa

Nếu các dấu hiệu hành kinh đi kèm với một số triệu chứng dưới đây, các chị em nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa thăm khám:

– Đau lưng và vùng bụng dưới dữ dội, các cơn đau quặn bụng dưới kèm cảm giác buồn nôn.

– Đau đầu đột ngột.

– Mệt mỏi, cơ thể suy nhược, chóng mặt, ngất xỉu.

– Khó thở, hơi thở gấp, tim đập nhanh.

– Màu sắc kinh nguyệt bất thường, máu kinh có mùi hôi khó chịu.

– Lượng máu kinh ra nhiều hoặc ít đột ngột so với bình thường.

– Chu kỳ kinh nguyệt bất thường, có thể dài hoặc ngắn hơn những chu kỳ trước.

Các bệnh phụ khoa khi không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng như vô sinh – hiếm muộn, ung thư… Vì vậy, nếu có những dấu hiệu hành kinh bất thường, cần đến cơ sở y tế chuyên khoa kiểm tra càng sớm càng tốt.

Trên đây là những dấu hiệu hành kinh mà các chị em thường gặp khi sắp “tới tháng” mà nhiều người nhầm lẫn với triệu chứng mang thai. Để được bác sĩ chuyên khoa tư vấn cụ thể hơn, hãy liên hệ tới hotline 0335 155 192.