Khi có thai rất dễ bị viêm nhiễm âm đạo, có thể xảy ra bất kỳ thời điểm nào lúc mang thai.
Nguyên nhân và triệu chứng:
Nhiễm nấm âm đạo
– Thường gặp là nấm Candida
– Có thể xảy ra bất kỳ lúc nào trong giai đoạn mang thai, thường là 3 tháng giữa và cuối của thai kỳ.
– Nguyên nhân thường do thay đổi hệ miễn dịch, thay đổi nồng độ nội tiết, do vệ sinh kém.
– Triệu chứng: ngứa rát, ra khí hư nhiều như bột hoặc như sửa đặc, có mùi hôi khó chịu, đi tiểu nóng rát.
Viêm âm đạo do vi khuẩn:
Thường ra huyết trắng nhiều, màu xanh, có mùi hôi, khó chịu
Có thể tiểu buốt rát
Viêm âm đạo do virus:
– Do sức đề kháng giảm nên mẹ bầu dễ nhiễm virus
– Thường gặp Herpes, mồng gà (HPV 6, 11)
– Triệu chứng ngứa rát, nổi mụn nước loét hay mụn sùi.
– Ra huyết trắng nhiều hôi
Viêm âm đạo khi mang thai nguy hiểm như thế nào:
– Đa số bệnh có thể ảnh hưởng đến thai nhi trong bụng mẹ, nhưng khó biết ảnh hưởng đến mức độ nào
– Bệnh có thể gây viêm màng ối dễ sanh non, vỡ ối, sẩy thai.
– Một số bệnh lây đường tình dục HIV, Giang mai, Herpes, mồng gà, viêm gan: có thể lây nhiễm hay gây dị tật thai
– Viêm âm đạo do nhiễm Chlamydia có thể gây nhiễm trùng mắt, viêm phổi
– Do bệnh lậu có thể gây sanh non, nhiễm trùng mắt gây mù khi sanh qua ngã âm đạo
– Nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B: gây nhiễm trùng nặng sơ sinh, bé có thể tử vong
Mẹ bầu nên làm gì khi có thai
– Phải giữ vệ sinh sạch, thoáng
– Hạn chế quan hệ tình dục
– Nếu nghi ngờ viêm âm đạo nên đi khám ở bác sĩ chuyên khoa để điều trị dứt bệnh
– Khám thai định kỳ, tầm soát các bệnh lây qua đường tình dục để điều trị, tránh lây nhiễm cho bé
– Không nên xài thường xuyên băng vệ sinh
– Luôn vệ sinh cơ quan sinh dục hậu môn, lau chùi từ trước ra sau.