Rối loạn kinh nguyệt sau sinh: Nguyên nhân và cách cải thiện

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là hiện tượng thường gặp, khiến nhiều chị em lo lắng và hoang mang. Vấn đề này tuy là dấu hiệu hết sức bình thường nhưng nhiều chị em không biết và suy nghĩ khiến việc chăm sóc con nhỏ bị ảnh hưởng. Bài viết sẽ giúp các mẹ có thêm kiến thức và biết cách làm gì khi gặp tình trạng này.

1. Tìm hiểu về tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là tình trạng xảy ra sau khi người phụ nữ sinh con. Sau khi sinh, kinh nguyệt sẽ mất tạm thời, tuy nhiên thay vào đó là một loại dịch cũng được tiết ra từ âm đạo có tên sản dịch. Sản dịch này gần giống với kinh nguyệt nhưng không phải, nó tiết ra liên tục trong khoảng nửa tháng đến 1 tháng.

Với những người cho con bú bằng sữa ngoài, thường kinh nguyệt sẽ quay trở lại sau sinh khoảng từ 2 – 4 tháng. Tuy nhiên với những người cho con bằng sữa mẹ, kinh nguyệt sẽ quay trở lại chậm hơn, thường từ 6 – 8 tháng. Nếu những người cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ sẽ lâu có kinh nguyệt trở lại hơn nữa. Thậm chí có những kinh nguyệt chỉ xuất hiện sau khi đã ngưng cho con bú.

Vì vậy thời gian có kinh nguyệt sau sinh còn phụ thuộc vào việc cho con bú và ở mỗi người phụ nữ là khác nhau.

Rố loạn kinh nguyệt sau sinh
Là tình trạng xảy ra sau khi người phụ nữ sinh con

Tuy vậy khi kinh nguyệt có trở lại nó vẫn sẽ không thể ổn định và đều như khi bạn còn con gái. Bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh, mẹ bỉm sẽ phải đối mặt với rất nhiều các vấn đề như sau:

– Vòng kinh không đều: Bạn có thể sẽ gặp phải tình trạng vòng kinh quá dài hoặc quá ngắn.

– Rong kinh, rong huyết, cường kinh, băng kinh,…

– Lượng kinh nguyệt ra ít, dưới 20ml/ kỳ, thậm chí có những người phụ nữ kinh nguyệt ít đến mức không thấm ướt băng vệ sinh.

– Thống kinh là tình trạng đau bụng dữ dội, thậm chí có những người cơn đau nhiều và dai dẳng đến mức tái mặt, huyết áp tụt và ngất xỉu.

– Máu kinh thay đổi chuyển sang đậm như màu nâu, đen. Máu lỏng như nước và ra kèm với từng cục máu đông.

2. Nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt sau sinh

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là tình trạng không ít mẹ bỉm sữa gặp phải và nó có ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt và việc chăm sóc con nhỏ. Sau sinh là giai đoạn cơ thể người phụ nữ rất nhạy cảm, nội tiết cơ thể có sự thay đổi, thể chất và tinh thần cũng chưa ổn định.

Vì vậy việc rối loạn kinh nguyệt sau sinh là điều dễ hiểu và bạn không cần cảm thấy quá lo lắng. Dưới đây là những nguyên nhân khiến chị em gặp phải tình trạng này.

Do cho con bú

Prolactin là một loại hormone chịu trách nhiệm sản sinh sữa trong cơ thể người mẹ, đồng thời nó cũng có khả năng ngăn chặn quá trình rụng trứng. Đó là lý do nhiều người cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ thường có xu hướng chậm thấy kinh sau sinh hơn bình thường.

Cho con bú
Cho con bú là một trong những nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh do hormone chưa ổn định

Buồng trứng là một trong những yếu tố chi phối kinh nguyệt trong cơ thể người phụ nữ. Sau khi sinh em bé, cơ thể người phụ nữ thay đổi, hormone chưa ổn định như thời con gái và làm cho hoạt động của buồng trứng cũng bị ảnh hưởng.

Hormone trong cơ thể thay đổi làm lượng progesterone và estrogen. Cụ thể, hai chỉ số này có xu hướng giảm dẫn đến niêm mạc tử cung bị bong ra. Lớp niêm mạc tử cung bong ra này sau khi không được thụ tinh sẽ đào thải ra khỏi cơ thể qua đường âm đạo, còn gọi là kinh nguyệt. Và phụ nữ sau sinh việc rụng trứng chưa ổn định nên thường xảy ra hiện tượng kinh không đều, cường kinh,…

Do thay đổi cân nặng

Trong thời kỳ mang thai, cơ thể người mẹ tăng cân rất nhiều. Tuy nhiên sau khi sinh nhiều phụ nữ thường có xu hướng giảm cân nhanh chóng và đột ngột khiến cơ thể không kịp thích nghi dẫn tới kinh nguyệt bị rối loạn. Ngoài ra cũng có những trường hợp chị em tăng cân sau sinh do ăn nhiều để đầy đủ dinh dưỡng cho con bú.

Theo các chuyên gia, cân nặng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ tới chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ có đều hay không. Vì vậy việc cân nặng lên hay xuống cũng đều có khả năng khiến cho chị em bị rối loạn kinh nguyệt sau sinh.

Rối loạn kinh nguyệt do stress, căng thẳng

Sau khi sinh con, việc chăm con không dễ dàng, nhiều mẹ bỉm có thể bị căng thẳng, stress. Và đó được xem là một trong những nguyên nhân khiến nhiều chị em  gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh. Có em bé là trải nghiệm mới mẻ với hầu hết tất cả những người phụ nữ, đặc biệt với người sinh con lần đầu tiên. Khi đó việc chăm sóc một em bé không hề dễ dàng và đơn giản. Chưa kể những bé thường hay khóc, đêm không ngủ, lười ăn ti mẹ,… Đó là lý do khiến nhiều mẹ bỉm sữa bị stress và căng thẳng, mệt mỏi.

Căng thẳng sau sinh
Việc chăm con khiến nhiều mẹ bỉm bị căng thẳng, mệt mỏi và đây là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn kinh nguyệt

3. Sau sinh bị rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm hay không?

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh là tình trạng không hiếm gặp, vì thế nhiều người thường chủ quan và không quan tâm. Thế nhưng chính vì thế nhiều người thường thấy như vậy nên nghĩ sẽ tự hết. Tuy nhiên thực tế nếu tình trạng rối loạn sau sinh bình thường sẽ ổn định sau vài tháng.

Nhưng chị em cần lưu ý nếu thấy tình trạng này kéo dài, sau nhiều tháng kinh vẫn không đều thì hãy đến bệnh viện được bác sĩ khám và chẩn đoán tình trạng chính xác, từ đó có cách điều trị phù hợp.

Không nên để lâu vì có thể bạn sẽ nguy cơ mắc các bệnh lý phụ khoa nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này.

Rối loạn kinh nguyệt sau sinh

4. Cách để cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau khi sinh

Để có thể cải thiện tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh bạn có thể thực hiện lối sống sinh hoạt hàng ngày như sau:

Xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh

Chế độ sinh hoạt có ảnh hưởng không nhỏ tới chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ. Vì vậy bạn nên xây dựng cho bản thân một chế độ sinh hoạt lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để có sữa nuôi con. Ngoài ra bổ sung chất dinh dưỡng đầy đủ còn giúp cơ thể nhanh hồi phục, bù đắp những thiếu hụt trong quá trình mang thai và sinh nở.

Nếu sau khi sinh bạn bị quá béo hoặc quá gầy, khó trở lại cân nặng như ban đầu thì hãy nhờ tới sự giúp đỡ của các chuyên gia dinh dưỡng. Với những người gầy, không nên ăn kiêng nhiều sẽ khiến cơ thể thiếu chất, không có đủ sức khỏe và sữa để nuôi con.

Tập luyện thể dục

Khi đang trong giai đoạn nuôi con nhỏ sau sinh, việc tập luyện thể dục là điều rất khó khăn và không phải ai cũng làm được. Bạn luôn cảm thấy bận rộn với việc chăm con, không có thời gian và cảm thấy nhanh mệt mỏi khi tập.

Tuy nhiên để có cơ thể khỏe mạnh, cải thiện được tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh thì bạn nên dành một chút thời gian và sự chăm chỉ. Dù không có thời gian nhưng bạn hãy tranh thủ khi con ngủ và tập những bài tập nhẹ nhàng như yoga hay ngồi thiền định tại nhà. Bạn có thể dành thời gian từ 15- 20 phút cho việc tập luyện thể dục để có sức khỏe, nâng cao sức đề kháng của bản thân.

Tập luyện sau sinh
Để có cơ thể khỏe mạnh, cải thiện được tình trạng rối loạn thì bạn nên dành một chút thời gian và sự chăm chỉ tập thể dục

Giữ tâm lý thoải mái

Khi nuôi con nhỏ, mẹ bỉm luôn bận rộn và quay cuồng với công việc chăm em bé. Tuy nhiên bạn cũng không nên ôm đồm quá nhiều việc vào bản thân để rồi căng thẳng, mệt mỏi và dẫn tới stress. Lời khuyên cho bạn là hãy khéo léo chia sẻ công việc với chồng hoặc bố mẹ.

Không sử dụng thuốc tránh thai

Sau khi sinh, việc có kinh nguyệt bị rối loạn nhưng bạn vẫn có khả năng dính bầu. Chính vì thế nhiều chị em có xu hướng sử dụng thuốc tránh thai để phòng tránh. Tuy nhiên bạn không biết rằng, thuốc tránh thai có thể khiến cho chu kỳ kinh nguyệt ảnh hưởng. Vì thế hãy hạn chế sử dụng thuốc tránh thai, đặc biệt là loại khẩn cấp để tránh tác dụng phụ.

Đi gặp bác sĩ phụ khoa

Nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt sau sinh kéo dài và không có xu hướng cải thiện, bạn có thể tìm đến bác sĩ phụ khoa để được tìm ra nguyên nhân và điều trị.

Sinh con là điều thiêng liêng của mỗi người phụ nữ. Tuy nhiên rối loạn kinh nguyệt sau sinh cũng là nỗi niềm khiến nhiều mẹ bỉm tổn thương và buồn rầu. Vì vậy hy vọng sau khi đọc xong bài viết chúng tôi chia sẻ trên đây đã phần nào giúp bạn có thêm kiến thức để có thể giải quyết và khắc phục vấn đề này.