Sa cổ tử cung là chứng bệnh được xếp vào những bệnh phổ biến xuất hiện ở chị em phụ nữ sau quá trình sinh sản. Tuy bệnh này không nguy hiểm nhưng nó lại mang đến không ít bất lợi cho chị em trong các sinh hoạt hằng ngày. Vì thế, ngày hôm nay hãy cùng các bác sĩ của Sản phụ khoa Từ Dũ bác sĩ Điệp tìm hiểu chi tiết về loại bệnh lý này nhé.
Sa cổ tử cung sau sinh là gì?
Hiện tượng sa cổ tử cung là một dạng bệnh lý liên quan đến tử cung của chị em phụ nữ, còn được các bác sĩ gọi là sa thành âm đạo hay sa sinh dục. Khi mắc bệnh lý này, thành tử cung của chị em sẽ có hiện tượng tụt xuống bên trong ống âm đạo. Với một số chị em thì tử cung thậm chí còn có thể lộ hẳn ra ngoài.

Nguyên nhân
Nguyên nhân gây ra bệnh ký sa cổ tử cung khá đa dạng. Tuy nhiên theo quan sát và nghiên cứu thì loại bệnh lý này chủ yếu được gây ra bởi một số những nguyên nhân chính sau đây:
– Do chấn thương cơ đáy xương chậu trong quá trình sinh nở: Nếu em bé quá lớn hoặc thời gian chuyển dạ của mẹ quá lâu thì khi sinh, mẹ sẽ bị chấn thương cơ đáy xương chậu hoặc gặp các chấn thương liên quan đến tử cung, gây ra bệnh lý sa cổ tử cung nói trên.
– Lao động quá sức sau khi sinh: Trong quá trình sinh nở, cổ tử cung của mẹ sẽ bị tổn thương khá nhiều, chủ yếu là ở phần dây chằng hay các cơ nâng đỡ tử cung. Nếu mẹ hoạt động quá sức sau khi sinh, khi những bộ phận này chưa được hồi phục thì sẽ gây ra hiện tượng sa thành âm đao hay sa cổ tử cung.
– Dị tật bẩm sinh ở cổ tử cung: Nếu mẹ bị dị tật bẩm sinh ở cổ tử cung như cổ tử cung có độ dài bất thường thì khả năng mắc bệnh sa cổ tử cung sau sinh cũng sẽ cao hơn.
– Táo bón lâu ngày: Một số mẹ sau sinh sẽ có hiện tượng táo bón. Đây là một hiện tượng thường gặp ở cơ thể phụ nữ sau khi sinh em bé. Tuy nhiên thì nếu tình trạng này kéo dài sẽ gây ra hiện tượng sa cổ tử cung không mong muốn.
– Ngoài ra thì một số lý do sau cũng có thể là nguyên nhân gây ra bệnh lý sa cổ tử cung: mang thai 2-3, mẹ bầu có độ tuổi trên 35, mẹ bầu từng phẫu thuật cổ tử cung,…
Các giai đoạn chính
Sa cổ tử cung không phải giai đoạn nào cũng như nhau và thường được phân thành 5 giai đoạn chính bao gồm:
– Giai đoạn 0: đây là giai đoạn bắt đầu khởi phát, tuy nhiên chị em sẽ không cảm thấy có bất cứ vấn đề gì bất thường.
– Giai đoạn 1: bệnh lý sẽ tiến triển thêm một chút khi cổ tử cung bắt đầu sa xuống vùng âm đạo.
– Giai đoạn 2: cổ tử cung sẽ tiếp tục sa xuống sâu hơn ở vùng âm đạo của chị em
– Giai đoạn 3: cổ tử cung có dấu hiệu ra ngoài âm đạo, đã ra ngoài âm đạo một phần
– Giai đoạn 4: cổ tử cung sa xuống sâu và nằm hẳn bên ngoài âm đạo.
Dấu hiệu sa cổ tử cung sau sinh
Có thể thấy, các giai đoạn của sa cổ tử cung sau sinh sẽ có biểu hiện ngày càng rõ rệt và dễ nhận biết. Tuy nhiên chị em cần chú ý phát hiện vào giai đoạn đầu để dễ dàng điều trị và thăm khám.
Trong giai đoạn đầu, cổ tử cung không có vấn đề bất thường tuy nhiên bạn vẫn có thể phán đoán được qua một số dấu hiệu như:
– Vùng bụng và vùng xương chậu có cảm giác nặng nề, phình to hơn mức bình thường
– Cảm thấy khó khăn trong khi đi vệ sinh
– Cảm thấy đau khi quan hệ
– Xuất hiện hiện tượng táo bón dài ngày
– Có hiện tượng đau ở phần thắt lưng.
Đây đều là những dấu hiệu khá dễ dàng nhận biết. Vì thế, chị em cần để ý đến những dấu hiệu này sau khi sinh để chẩn đoán sớm bệnh lý sa cổ tử cung.

Sa cổ tử cung có nguy hiểm hay không?
Như đã nói thì chứng bệnh sa cổ tử cung không gây nhiều nguy hiểm đến sức khỏe của chị em. Và đặc biệt là chứng bệnh này có thể điều trị một cách dứt điểm. Tuy nhiên thì nó có thể gây ra một số những biến chứng mà chị em không thể chủ quan:
Gây loét vùng âm đạo
Gây loét vùng âm đạo là biến chứng thường thấy của các bệnh nhân sa cổ tử cung giai đoạn 4, tức là khi cổ tử cung đã sa hẳn ra ngoài.
Cổ tử cung sa hẳn ra ngoài, tiếp xúc với môi trường đặc biệt là có tình trạng cọ xát với quần lót. Điều này về lâu dài sẽ khiến cho tình trạng viêm nhiễm, lở loét phát triển và gây ra một số tình trạng bệnh khác ở vùng âm đạo.
Gây ra hiện tượng sa xuống của một số cơ quan khác ở vùng chậu
Việc cổ tử cung sa xuống sẽ khiến cho các bộ phận ở vùng chậu mất sức chống đỡ. Từ đó sẽ kéo theo sự sa xuống của một số bộ phận khác như: sa buồng trứng, sa ống dẫn trứng, sa bàng quang,…
Tình trạng này sẽ khiến chị em gặp khó khăn trong việc bài tiết. Nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của cơ thể.
Những cách điều trị sa cổ tử cung hiện nay
Bệnh lý sa tử cung được coi là dạng bệnh lý phổ biến và có thể tự hồi phục nếu có sự nghỉ ngơi và rèn luyện hợp lý. Tuy nhiên với một số chị em thì tình trạng sa cổ tử cung sẽ ngày càng nặng hơn, đòi hỏi phải có sự can thiệp của các y bác sĩ. Vì thế, chị em tuyệt đối không nên chủ quan, cần theo dõi các biến chứng một cách sát sao để có sự chẩn đoán và điều trị kịp thời, hợp lý.
Hiện nay có 2 hình thức điều trị phổ biến được nhiều chị em áp dụng. Mỗi hình thức sẽ phù hợp với các giai đoạn và cấp độ tiến triển bệnh khác nhau:
Điều trị bằng hình thức không phẫu thuật
Với những chị em đang ở giai đoạn đầu và chưa có biến chứng nặng thì có thể thử các biện pháp can thiệp không phẫu thuật như:
– Không mang vác vật nặng sau thời gian sinh
– Kiểm soát tốt các cơn ho
– Tập các bài tập giúp tăng cường cơ xương chậu
– Đặt vòng pessary để nâng cổ tử cung.

Điều trị bằng hình thức phẫu thuật
Nếu bệnh lý sa cổ tử cung của bạn trở nên nặng hơn và xuất hiện một số biến chứng nguy hiểm thì bạn sẽ buộc phải phẫu thuật cắt bỏ tử cung. Bạn sẽ được tiến hành mổ nội soi qua đường âm đạo.
Với một số trường hợp nặng hơn, có thể bạn sẽ phải cắt bỏ cả ống dẫn trứng và buồng trứng. Điều này sẽ khiến bạn mất hoàn toàn khả năng làm mẹ.
Sa cổ tử cung có thể phòng ngừa hay không?
Tuy nói bệnh lý này không nguy hiểm tuy nhiên những biến chứng của nó là khôn lường. Vì thế, bạn nên chủ động phòng ngừa từ sớm bằng một số những biện pháp sau:
– Kiểm soát tốt cân nặng của bản thân, không để cơ thể bị gầy quá hoặc béo quá
– Tập luyện thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe và tăng tính dẻo dai
– Khi đi vệ sinh, bạn nên ngồi xổm để tránh tác động quá nhiều lên tử cung
– Thực hiện các kiểm tra, xét nghiệm và khám phụ khoa định kỳ theo hướng dẫn
– Bổ sung đầy đủ các nhóm chất vào chế độ dinh dưỡng hằng ngày, đặc biệt là chất xơ từ hoa quả và rau củ để ngăn ngừa tình trạng táo bón xảy ra
– Tập các bài tập bổ sung nhằm tăng cường sự dẻo dai của các nhóm cơ vùng chậu như kegel, yoga,…
Những bệnh thường bị chẩn đoán nhầm thành sa cổ tử cung
Một số chị em lo sợ mình bị sa cổ tử cung nên đã đến các cơ sở điều trị phụ khoa để khám bệnh. Tuy nhiên bạn cần lưu ý một số những bệnh lý có thể bị chẩn đoán nhầm thành sa cổ tử cung sau đây:
Bệnh u xơ cổ tử cung
Bệnh u xơ tử cung là một trong những bệnh hay bị chẩn đoán nhầm thành sa cổ tử cung nhất. Tuy nhiên bệnh này lại nguy hiểm hơn nhiều nên chị em cần đặc biệt lưu ý.
Vì thế, nếu bạn thấy các dấu hiệu tương tự như sa cổ tử cung nhưng lại kèm theo một số biểu hiện như ra máu nhiều ở âm đạo hay cảm thấy khó chịu khi quan hệ tình dục thì bạn nên yêu cầu bác sĩ làm các xét nghiệm chuyên sâu hơn.
Bệnh nang âm đạo
Bệnh nang âm đạo là một chứng bệnh thường gặp ở phần dưới của thành âm đạo. Vì thế, đây cũng là bệnh thường được chẩn đoán nhầm với sa cổ tử cung.
Các bệnh mãn tính ở cổ tử cung
Một số bệnh mãn tính ở cổ tử cung sẽ có hiểu hiện tương tự với sa âm đạo. Điều này khiến việc chẩn đoán sa cổ tử cung trở nên khó khăn hơn. Vì thế, bạn nên đến ngay các cơ sở ý tế để khám ngay khi phát hiện các dấu hiệu bất thường.
Điều trị sa cổ tử cung tại phòng khám Sản phụ khoa Từ Dũ bác sĩ Điệp
Sa cổ tử cung là một bệnh khó nói khiến nhiều chị em cảm thấy ngại khi đi thăm khám và điều trị. Tuy nhiên với phòng khám Sản phụ khoa Từ Dũ bác sĩ Điệp, bạn sẽ không cần lo lắng đến vấn đề này.

Khi đến thăm khám tại cơ sở chúng tôi, bạn sẽ được tư vấn bởi các y bác sĩ thấu hiểu tâm tình của người bệnh. Các biểu hiện liên quan đến bệnh lý của bạn đều sẽ được bảo mật hoàn toàn tuyệt đối.
Với kinh nghiệm và sự tận tâm của mình, chúng tôi đã điều trị khỏi hoàn toàn cho nhiều chị em mắc bệnh lý sa cổ tử cung. Vì thế, nếu bạn đang có bệnh hoặc có những dấu hiệu liên quan đến bệnh lý này, đừng ngần ngại nhấc máy để được tư vấn chi tiết nhất nhé.