U nang buồng trứng trái – cẩm nang những thông tin cần biết

U nang buồng trứng trái là mối quan tâm của rất nhiều chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản bởi đây là một trong những căn bệnh phụ khoa nguy hiểm. Vậy làm thế nào để biết mình mắc u nang buồng trứng trái và phải điều trị, chăm sóc như thế nào?

1. Tổng quát về u nang buồng trứng trái

U nang buồng trứng trái là gì?

Hệ thống sinh sản của nữ giới là hai buồng trứng nằm phía bụng dưới cơ thể. Cũng giống như u nang buồng trứng là một khối u nang chứa chất dịch, hình thành và phát triển ở buồng trứng, nằm ngay bên trái cơ thể và thay đổi kích thước liên tục.

Theo thống kê, một phụ nữ sẽ có ít nhất một khối u nang trong đời nhưng đa số không gây ra triệu chứng gì nguy hiểm. Chúng có thể tự tiêu. Nhưng nếu trong trường hợp không thể tự tiêu sẽ để lại rất nhiều nguy hiểm cho người bệnh. Đa số u nang buồng trứng trái là khối u lành tính, nhưng cũng có một vài khối u ác tính có thể phát triển thành ung thư nên chị em không nên chủ quan mà hãy đi khám ngay khi có dấu hiệu.

U nang buồng trứng trái
Đa số u nang sẽ tự tiêu mà không để lại nguy hiểm gì

Dấu hiệu u nang buồng trứng trái

Một số người khối u nang sẽ phát triển âm thầm, không để lại dấu hiệu. Vì thế mà bệnh được phát hiện khá muộn. Tuy không rõ ràng nhưng cũng có một vài dấu hiệu để nhận biết như sau.

– Rối loạn kinh nguyệt:

Hành kinh sẽ kéo dài 4 – 7 ngày, chu kỳ kinh nguyệt 28 – 32 ngày. Nếu bạn theo dõi thấy kinh nguyệt của mình kéo dài hơn thì có thể đó là dấu hiệu của u nang buồng trứng. Hoặc nếu thấy đau, rong kinh, huyết đen sẫm, khí hư có mùi hôi thì đó cũng là dấu hiệu của căn bệnh này.

– Vùng bụng dưới căng tức, phình trướng:

U nang buồng trứng trái thường gây ra đầy hơi, căng tức bụng dưới. Vì thế mà khá nhiều người lầm tưởng do ăn no. Nhưng thực chất, do khối u hình thành rồi dần chạm tới đáy dây chằng và bắt đầu gây áp lực lên thành ruột và dạ dày. Đó là lý do khiến bụng dưới căng tức

– Đi vệ sinh bất thường:

Bao gồm cả tiểu tiện và đại tiện. Bởi khi khối u phát triển lớn, khoang bụng bị lấp đầy và gây áp lực lên những bộ phận dưới. Điều này khiến tĩnh mạch không lưu thông làm chân bị phù, bụng căng, đi vệ sinh khó khăn.

– Vùng xương chậu đau nhức:

Vùng xương chậu của bạn sẽ đau từng cơn hoặc đau liên tục, kéo dài từ phần đùi tới thắt lưng, rồi lan rộng ra vùng lưng. Cơn đau sẽ dữ dội hơn nếu khối u càng lớn. Đây không phải là cơn đau như chu kỳ kinh nguyệt nên các chị em cần chú ý.

– Đau khi quan hệ:

Khi khối u lớn sẽ chèn ép đến mô, cơ âm đạo nên chị em sẽ thấy đau rát khi quan hệ. Đây chính là lúc khối u biến chứng. Cơn đau sẽ ngày càng tăng và đôi khi chỉ chạm nhẹ cũng gây đau đớn. Đó là lúc khối u đã phát triển lớn.

– Ngoài ra, còn có một vài dấu hiệu khác như:

Ra huyết âm đạo, đau lưng, tiểu nhiều, buồn nôn, ói mửa, bầu ngực mềm,… Nếu như có các triệu chứng như sốt, ngất xỉu, chóng mặt, thở gấp,vùng chậu đau dữ dội thì cần được điều trị sớm vì lúc này một u nang đã vỡ hoặc buồng trứng đã bị xoắn.

Phát hiện u nang buồng trứng trái
U nang buồng trứng trái thường được phát hiện khá muộn

Phân loại u nang buồng trứng trái

Gồm 2 loại sau:

U nang cơ năng buồng trứng trái:

Gọi tắt là nang noãn và thường xuất hiện vào giữa chu kỳ kinh. Loại u nang này có thể tự tiêu sau vì chu kỳ mà không cần điều trị. Nhưng trong trường hợp chúng không tự tiêu mà phát triển lớn theo từng ngày gây khó chịu thì cần điều trị sớm. Loại u nang này còn có ba loại sau:

– Nang bọc noãn.

– Nang hoàng thể.

– Nang hoàng tuyến.

U nang thực thể buồng trứng trái:

Loại u nang này thường hình thành do những tổn thương ở nhu mô buồng trứng và cũng có ba loại sau:

– U nang nước:

Vỏ nang mỏng và chứa chất lỏng bên trong, dễ tự tiêu nhưng cũng dễ xuất huyết hơn những loại u nang khác. Nếu trong u có chồi thì chị em nên khám và điều trị sớm vì nó rất có nguy cơ chuyển thành ung thư.

– U nang bì buồng trứng trái:

Loại u nang này có vỏ rất dày và đặc, bên trong chứa rang, tóc, tuyến giáp,… Loại u nang này khó tiêu hơn.

– U nang nhầy buồng trứng trái:

Dày, cấu trúc như da. Có thể là đang đơn thùy hoặc đa thùy (có vách ngăn).

Ngoài hai loại u nang trên thì có một loại nữa cũng gây nguy hiểm cho người bệnh, đó là u nang nội mạc buồng trứng.

Vào chu kỳ kinh nguyệt, thường máu sẽ ra ngoài nhưng khi máu kinh chảy ngược trở lại mang theo những mảnh vỡ của nội mạc tử cung bám vào buồng trứng trái.

Có thể mang thai nếu mắc u nang buồng trứng trái hay không?

Để trả lời câu hỏi này còn tùy thuộc vào kích thước, loại u nang và độ xơ cứng của khối u. Nếu mắc u nang buồng trứng cơ năng thì đừng lo lắng, bạn vẫn có thể có cơ hội làm mẹ. Nhưng nếu bạn không may mắc phải u nang thực thể, khối u đã lớn hoặc đã xơ hóa thì quá trình thụ thai sẽ gặp nhiều khó khăn hơn.

Đặc biệt là khi mắc u nội mạc buồng trứng. Đây chính là nguyên nhân phổ biến nhất gây vô sinh nên bạn cần tích cực điều trị để quá trình mang thai diễn ra dễ dàng hơn.

U nang buồng trứng trái có mang thai được không
U nang buồng trứng có mang thai được không là điều rất nhiều chị em lo lắng

2. Nguyên nhân và biến chứng của u nang buồng trứng trái

Do đâu mà có u nang buồng trứng trái?

Dù chưa thể xác định nguyên nhân gây ra u nang buồng trứng nhưng rối loạn nội tiết tố được cho là nguyên nhân chính của căn bệnh này. Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác như:

– Dùng thuốc kích thích trứng rụng.

– Lạc nội mạc tử cung.

– Năng lượng tế bào bị hủy hoại dân đến mất cân bằng tăng sinh tế bào.

– Nhiễm trùng vùng chậu dần lan tới buồng trứng, vòi trứng.

Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

– Đã có tiền sử mắc u nang buồng trứng.

– Mẹ hoặc chị đã từng mắc bệnh.

– Rối loạn kinh nguyệt.

– Béo phì, thừa cân.

– Sử dụng thuốc tránh thai bừa bãi.

Những biến chứng của bệnh

– Xoắn buồng trứng:

Một u nang lớn làm buồng trứng bị xoắn hoặc đôi khi sẽ bị di chuyển. Trong trường hợp này, buồng trứng bị cắt nguồn cung cấp máu, nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến chết mô buồng trứng. Thống kê cho thấy 3% các ca phẫu thuật phụ khoa khẩn cấp là do xoắn buồng trứng.

– Vỡ u nang:

Vỡ u nang gây đau dữ dội và chảy máu bên trong khiến người bệnh dễ bị nhiễm trùng và có thể ảnh hưởng tới tính mạng nếu không được chữa trị kịp thời.

Biến chứng u nang buồng trứng trái
Nếu không chữa trị kịp khi xảy ra biến chứng sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng

3. Chẩn đoán, điều trị và phòng ngừa u nang buồng trứng trái

Chẩn đoán bệnh

Nhờ vào khám phụ khoa định kỳ để phát hiện bệnh. Cùng những trang thiết bị hiện đại, bác sĩ có thể xác định kích thước, hình dạng, vị trí khối u cũng như thành phần của nó (chất rắn hay lỏng).

Những công nghệ dùng để chẩn đoán ngày nay như: CT scan, MRI, siêu âm.

Vì đa số khối u sẽ tự tiêu nên thông thường bác sĩ không yêu cầu điều trị ngay mà sẽ chỉ định tái khám siêu âm sau một khoảng thời gian nhất định. Nếu u nang tăng kích thước thì sẽ tiến hành làm những xét nghiệm khác để xác định nguyên nhân. Bao gồm:

– Thử thai để chắc chắn không có thai.

– Đo lượng hormone để xác định có những vấn đề về hormone như quá nhiều estrogen hay progesterone hay không.

– Sàng lọc ung thư buồng trứng qua thử máu CA-125.

Điều trị bệnh như thế nào?

– Dùng thuốc tránh thai: Mục đích của việc dùng thuốc tránh thai là để tạm ngưng rụng trứng, ngăn ngừa u nang mới phát triển. Đồng thời uống thuốc tránh thai cũng giúp hạn chế nguy cơ mắc ung thư buồng trứng – căn bệnh phổ biến ở phụ nữ mãn kinh.

– Nội soi ổ bụng: Nếu u nang có kích thước nhỏ, có khả năng ung thư thì sẽ tiến hành cắt bỏ thông qua phẫu thuật nội soi.

– Phẫu thuật: Nếu u nang lớn hơn thì bác sĩ cắt bỏ u nang thông qua mổ bụng. Rồi sau đó sẽ sinh thiết để xác định đây có phải ung thư không. Nếu đúng là ung thư thì sẽ tiến hành cắt buồng trứng và tử cung để điều trị dứt điểm.

Làm thế nào để phòng ngừa u nang buồng trứng trái?

Dù là u nang buồng trứng trái hay phải thì cũng đều có thể ngăn chặn. Hãy khám phụ khoa định kỳ bởi các dấu hiệu của ung thư buồng trứng rất giống với u nang buồng trứng. Báo cho bác sĩ nếu bạn có những triệu chứng sau:

– Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi.

– Vùng chậu đau liên tục.

– Ăn không ngon.

– Giảm cân mà không biết lí do.

– Đầy bụng.

Ăn nhiều rau xanh, trái cây, thịt trắng (thịt gà, thịt vịt, hải sản,…), những thực phẩm giàu Omega 3 để có tác dụng tích cực với u nang buồng trứng. Uống nhiều nước cũng là một cách để phòng và chữa bệnh.

Rau xanh
Ăn nhiều rau xanh có thể ngăn ngừa u nang buồng trứng

Không nên ăn ngũ cốc, thịt đỏ (thịt lợn, thịt bò), những thực phẩm chứa nhiều đường vì nó sẽ làm tăng chỉ số đường huyết, khiến cơ thể dễ tăng cân.

Bên cạnh đó nên kết hợp với những loại thảo dược tự nhiên để hỗ trợ phòng ngừa và điều trị u nang buồng trứng trái.

Hi vọng những thông tin về u nang buồng trứng trái trên đây đã giúp chị em hiểu hơn về căn bệnh này đồng thời tìm ra những phương pháp để tự bảo vệ mình. Chúc các chị em phụ nữ sẽ luôn khỏe mạnh!