Viêm cổ tử cung có hai loại
Viêm cổ tử cung:
Viêm cấp cổ tử cung:
Thường triệu chứng xảy ra đột ngột và rầm rộ
Viêm cổ tử cung cấp do vi trùng, virus:
*Thường gặp trong các bệnh lây qua đường tình dục do các vi trùng như lậu, chlamydia,Trichomonas, herpes,mycoplasma
*Đối tượng hay bị nhiễm:- Những người trẻ quan hệ với nhiều bạn tình, quan hệ không an toàn
– Người có cơ địa suy giảm miễn dịch như HIV.
Viêm cổ tử cung cấp không do vi trùng:
Do dị ứng hóa chất như thuốc đặt,kem ngừa thai,dụng cụ ngừa thai,gel bôi trơn,dị ứng bao cao su.
Triệu chứng:
+ Đột ngột ra huyết trắng âm đạo nhiều có thể lẫn huyết.
+ Đau rát, ngứa nhất là khi quan hệ tình dục
+ Có thể kèm sưng đỏ vùng âm hộ.
+ Đau bụng dưới có thể kèm sốt.
+ Chảy máu khi quan hệ tình dục hay khi làm xét nghiệm.
+ Tiểu buốt, gắt, đau
+ Khi khám thấy cổ tử cung nề, đỏ
Vấn đề điều trị:
+ Dựa vào xét nghiệm huyết trắng để phân lập loại vi trùng gây bệnh
+ Xài kháng sinh uống, chích từ 7- 10 ngày
+ Kháng sinh đặt, Kháng viêm
+ Điều trị cả hai đối tượng quan hệ
+ Phụ nữ bị viêm cổ tử cung cấp cần kiểm tra lại sau 3 tháng để chắc chắn đã khỏi bệnh
Viêm cổ tử cung mãn tính:
Triệu chứng thường mơ hồ và diễn tiến từ từ
Nguyên nhân thường gặp:
+ Do nội tiết như viêm lộ tuyến cổ tử cung, viêm teo cổ tử cung ở người lớn tuổi.
+ Chấn thương mãn trong quan hệ tình dục
+ Viêm nhiễm nấm kéo dài ở bệnh tiểu đường
+ Do vệ sinh kém
+ Nhiễm vi khuẩn từ hậu môn
Triệu chứng viêm cổ tử cung mãn:
Triệu chứng xuất hiện từ từ, đôi khi không có triệu chứng
Thường gặp là:
– Nhiễm trùng tiểu tái đi tái lại nhiều lần
– Ngứa tái đi tái lại
– Đau thốn tự nhiên hay sau quan hệ
– Đau lưng, đau vùng chậu
– Ra huyết trắng nhiều, hôi đôi khi ra huyết sau quan hệ
Điều trị viêm cổ tử cung mãn:
+ Phương pháp điều trị tùy thuộc mức độ viêm và nguyên nhân gây bệnh
+ Nhẹ có thể dùng kháng sinh uống, kháng sinh kháng nấm đặt
+ Dùng hỗ trợ nội tiết nếu cần
+ Nếu viêm nhiều không đáp ứng điều trị có thể đốt điện hay áp lạnh cổ tử cung
Hậu quả viêm cổ tử cung:
Vi trùng có thể xâm nhập vào cơ quan sinh dục gây:
– Viêm nội mạc tử cung, gây rong huyết
– Gây vô sinh, thai ngoài tử cung do tắc ống dẫn trứng
– Tăng nguy cơ nhiễm HPV, gây ung thư cổ tử cung
– Gây viêm vùng chậu, viêm phúc mạc
– Gây abscess tai vòi, buồng trứng
– Nhiễm trùng tiểu mãn, ảnh hưởng chức năng thận
Những lưu ý khi điều trị viêm cổ tử cung
– Đi khám đúng ở bác sĩ chuyên khoa sản
– Điều trị kiên trì, đúng liệu trình
– Điều trị cả hai bệnh nhân và bạn tình
– Dùng thuốc theo toa bác sĩ, tránh viêm cổ tử cung do dị ứng thuốc
– Làm các xét nghiệm tầm soát ung thư và bệnh lý lây qua đường tình dục