Bụng bầu 4 tháng là thời điểm thai nhi đã bước vào giai đoạn phát triển quan trọng. Ở giai đoạn này, mẹ bầu cần chú ý nhiều hơn đến việc chăm sóc sức khoẻ thai kỳ. Dưới đây là một số lưu ý mẹ bầu cần biết khi mang thai ở tháng thứ 4.
Bụng bầu 4 tháng là thời điểm thai nhi đã bước vào giai đoạn phát triển quan trọng. Ở giai đoạn này, mẹ bầu cần chú ý nhiều hơn đến việc chăm sóc sức khoẻ thai kỳ. Dưới đây là một số lưu ý mẹ bầu cần biết khi mang thai ở tháng thứ 4.
Bụng bầu 4 tháng: Thai nhi phát triển như thế nào?
Tháng thứ 4 của thai kỳ là lúc bước vào tam cá nguyệt thứ 2, một giai đoạn mà thai nhi phát triển nhanh, hoàn thiện các bộ phận quan trọng. Thai nhi lúc này nặng khoảng 100g và chiều dài xương khoảng 15cm.
Vào tháng thứ 4, các bộ phận tay chân của thai nhi hầu như đã được phát triển rõ rệt. Những chi tiết như mí mắt, móng tay, tóc,…đã có thể hiển thị qua kết quả siêu âm. Xung quanh cơ thể bé được bảo vệ bởi một lớp lông tơ. Lớp lông này có thể tồn tại cho đến khi bé được sinh ra đời.
Khung xương và răng của thai nhi ở tháng thứ 4 cũng đã dần hoàn thiện hơn. Giai đoạn này thai nhi đã bắt đầu có những biểu hiện thích ứng với các tác động bên ngoài, biết ngáp, nhăn cơ mặt, mút tay,…
Hệ thần kinh của thai nhi lúc này đã chuyển sang giai đoạn hoàn thiện các chức năng cơ bản. Các giác quan trở nên nhạy cảm hơn giúp thai nhi cảm nhận được âm thanh bên ngoài, phản ứng với các tác động từ cơ thể mẹ.
Khi mang thai đến tháng thứ 4, người mẹ đã có thể tham khảo dự đoán giới tính của con mình thông qua siêu âm. Thời gian này tuyến tiền liệt của bé trai và buồng trứng ở bé gái đã dần phát triển, định hình rõ ràng.
Bụng bầu 4 tháng cần lưu ý điều gì?
Tam cá nguyệt thứ 2 (từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 6) của thai kỳ là giai đoạn vô cùng quan trọng, tác động nhiều đến sự phát triển của thai nhi. Do đó người mẹ cần chú ý chăm sóc sức khoẻ và theo dõi tình hình thai nhi thường xuyên.
Không nên tập luyện, vận động mạnh
Bụng bầu 4 tháng là thời điểm khá dễ chịu đối với mẹ bầu. Thời gian này cơ thể không còn các biểu hiện khó chịu nhiều như 3 tháng đầu mang thai. Thai nhi đang phát triển và chưa có trọng lượng quá lớn gây nặng nề cho người mẹ. Vì vậy ở tháng thứ 4, mẹ bầu có thể nghỉ ngơi, lên kế hoạch đi chơi, vận động cơ thể nhẹ nhàng.
Trong tháng thứ 4 của thai kỳ, mẹ bầu không nên vận động, tập luyện quá sức. Một số người vì nhận thấy bụng bầu 4 tháng còn nhỏ nên chủ quan và vẫn lao động nặng, việc này rất có hại cho thai nhi. Các hoạt động thể chất trong thai kỳ cần được điều chỉnh với cường độ nhẹ nhàng hơn, tránh giãn cơ quá mức. Mẹ bầu có thể tập thói quen đi bộ, hít thở để tăng sức đề kháng, nâng cao sức khoẻ, giúp cho kỳ sinh nở thuận lợi hơn.
Bổ sung vitamin để tăng sức đề kháng, giảm rụng tóc
Sự biến đổi nội tiết tố trong thời gian mang thai khiến nhiều mẹ bầu gặp tình trạng rụng tóc, tóc xơ rối. Để giảm rụng tóc và giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể, hãy uống nhiều nước mỗi ngày, cung cấp thêm vitamin A, B, C bằng thực phẩm chức năng hoặc thực đơn ăn uống. Khi bổ sung vitamin trực tiếp bằng đường uống, mẹ bầu cần tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng.
Chăm sóc da thường xuyên
Những tháng giữa thai kỳ lượng hormone trong cơ thể mẹ bầu có sự biến chuyển đột ngột gây mất cân bằng, dẫn đến tình trạng da khô sạm, nám da. Do đó, ngoài chế độ chăm sóc sức khoẻ tốt cho thai nhi, mẹ bầu còn cần chú trọng hơn đến vấn đề da dẻ của mình. Nên chăm sóc da bằng các liệu pháp tự nhiên, giảm tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Hạn chế sử dụng mỹ phẩm
Bụng bầu 4 tháng là lúc thai nhi trở nên nhạy cảm với những tác động bên ngoài. Mẹ bầu cần hạn chế trang điểm và tránh dùng mỹ phẩm lạ trong thời điểm này và suốt thai kỳ. Các hợp chất hoá học trong mỹ phẩm vô tình sẽ gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi, làm ức chế quá trình phát triển bình thường và tệ hơn là gây dị tật bẩm sinh, các bệnh lý khác.
Đồng thời ở giai đoạn bụng bầu 4 tháng, làn da của người mẹ rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Bởi vậy hãy cẩn trọng khi sử dụng mỹ phẩm trang điểm.
Duy trì chế độ dinh dưỡng hợp lý
Ngay từ khi nhận biết kết quả mang thai, mẹ bầu được khuyên nên có chế độ ăn uống phù hợp để kích thích sự phát triển ổn định cho thai nhi. Vào thời điểm bụng bầu 4 tháng, lúc thai nhi có tốc độ phát triển nhanh, mẹ bầu nên tăng cường bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Thực đơn ăn uống phải đủ các nhóm chất, bổ sung thêm vitamin, khoáng chất giúp tăng sức đề kháng và hỗ trợ mạch máu phát triển. Mẹ bầu tuyệt đối không được bỏ bữa hay ăn uống vào giờ giấc bất thường.
Nằm ngủ đúng tư thế
Khi mang bụng bầu 4 tháng, mẹ bầu nên chú ý hơn đến tư thế đi đứng, nằm ngủ. Thời điểm này thai nhi phát triển nhanh, bụng lớn dần khiến người mẹ không còn thoải mái hoạt động như trước. Tư thế nằm ngủ được khuyến khích đó là nằm nghiêng sang trái, dùng một chiếc gối kẹp giữa chân để hỗ trợ tuần hoàn máu đến bào thai. Mẹ bầu cần cẩn thận khi đi đứng, nằm, ngồi sao cho bụng không bị chèn ép, tác động mạnh.
Khám thai định kỳ
Bước vào tam cá nguyệt thứ 2, mẹ bầu cần được thăm khám định kỳ tổng quát để theo dõi tình hình thai nhi hiện tại và phát hiện vấn đề nếu có. Đặc biệt nếu người mẹ trước khi mang thai đã có tiền sử bệnh tim mạch, suy giãn tĩnh mạch,…thì nhất định phải được thăm khám thai kỳ thường xuyên. Ở giai đoạn phát triển quan trọng của thai nhi nếu như không phát hiện sớm nguy cơ mắc bệnh lý di truyền, dị tật bẩm sinh thì rất khó để ngăn chặn bệnh.
Những biểu hiện thường thấy khi bụng bầu được 4 tháng
Bước sang tháng thứ 4 mang thai, mẹ bầu sẽ cảm nhận rõ hơn những thay đổi trong cơ thể. Điều này đồng nghĩa với việc thai đã và đang phát triển ổn định bình thường.
Kích thước bụng lớn nhanh
Từ cuối tháng thứ 3 của thai kỳ, kích thước bụng bầu đã tăng đáng kể. Bụng bầu 4 tháng có thể đạt được kích thước tương đương một quả dưa hấu lớn. Thành tử cung giãn nở tạo không gian phát triển cho thai nhi khiến kích thước bụng lớn dần nhanh chóng. Cùng với đó là sự phát triển của nhau thai, dây rốn,…làm mẹ bầu cảm nhận bụng lớn và nặng hơn thấy rõ.
Xuất hiện các đường tĩnh mạch trên da
Ở thời điểm bụng bầu 4 tháng, nhiều chị em có thể nhận thấy da vùng ngực, đùi có các đường tĩnh mạch đỏ xuất hiện. Các đường tĩnh mạch này xuất phát từ sự thay đổi hormone trong thai kỳ và là một hiện tượng bình thường. Sau khi sinh con, đường tĩnh mạch sẽ tự động mờ đi và biến mất hẳn.
Ngực căng đau, tăng kích thước
Ngoài những biểu hiện trên, vào thời điểm bụng bầu 4 tháng, tuyến sữa của người mẹ đã bắt đầu phát triển nhanh hơn. Sự phát triển của tuyến sữa cùng với các mô ngực làm tăng kích thước vòng 1, khiến ngực căng đau và quầng vú chuyển màu thâm. Đây là biểu hiện bình thường và mẹ bầu không cần phải lo lắng.
Giảm tình trạng ốm nghén
Khi mang thai đến tháng thứ 4, tình trạng ốm nghén dần giảm đi hoặc biến mất ở một số mẹ bầu. Những biểu hiện buồn nôn, nôn, chóng mặt không còn quá nghiêm trọng như lúc còn trong 3 tháng đầu mang thai. Giai đoạn này tương đối dễ chịu nhất trong thai kỳ, vậy nên người mẹ hãy tranh thủ ăn uống đầy đủ, bổ sung dinh dưỡng hỗ trợ thai nhi phát triển hơn.
Tình trạng táo bón kéo dài
Bụng bầu 4 tháng là lúc nhiều mẹ bầu có cảm giác thèm ăn thường xuyên, có thể ăn nhiều hơn bình thường. Việc ăn uống nhiều loại thực phẩm kèm theo hệ tiêu hoá hoạt động quá mức gây táo bón kéo dài. Thậm chí một vài trường hợp táo bón nghiêm trọng dẫn đến bệnh trĩ trong lúc mang thai. Nhằm giảm triệu chứng táo bón, mẹ bầu cần bổ sung rau xanh, trái cây vào thực đơn hằng ngày và uống đủ lượng nước cần thiết.
Những nguy cơ bệnh lý dễ mắc phải khi mang thai ở tháng thứ 4
Giai đoạn bụng bầu 4 tháng đòi hỏi mẹ bầu phải cẩn thận, chú ý chăm sóc, bảo vệ thai nhi khỏi các bệnh lý nguy hiểm. Những biến đổi về hormone trong cơ thể người mẹ kèm theo sự ảnh hưởng của tâm sinh lý, chế độ ăn uống,…có thể gây ra một số chứng bệnh thường gặp ở thai nhi.
Biến chứng do các bệnh về thận ở người mẹ
Người mẹ có bệnh lý về thận, rối loạn tuyến thượng thận nếu không điều trị sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi ở tháng thứ 4. Nguy cơ gặp biến chứng cao hơn đối với bé trai vì chịu sự tác động của hormone testosterone.
Nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh, gặp khiếm khuyết
Những tác động trong giai đoạn bụng bầu 4 tháng đều có nguy cơ ảnh hưởng đến thai nhi khi ra đời. Nguy cơ thai nhi mắc dị tật, khiếm khuyết cao hơn nếu người mẹ mang thai khi đã lớn tuổi hoặc có tiền sử bệnh lý di truyền. Những trường hợp sảy thai, thai lưu cũng dễ xảy ra ở thời điểm thai nhi 4 tháng tuổi. Do đó người mẹ cần hết sức cẩn trọng và nên thực hiện các thủ thuật kiểm tra sức khỏe thai nhi.
Bụng bầu 4 tháng là giai đoạn quan trọng với nhiều thay đổi cho cả mẹ và bé. Hãy chú ý chăm sóc sức khoẻ và kiểm tra định kỳ để theo dõi tình hình thai nhi.