Khám thai định kỳ giúp mẹ bầu phát hiện sớm:
+ Thai kỳ bất thường như: Thai trứng, thai ngoài tử cung, đa thai
+ Mỗi lần khám thai bác sĩ theo dõi cân nặng, huyết áp, nước tiểu, tư vấn sớm chế độ dinh dưỡng để có thai khỏe mạnh, hạn chế các bệnh phát sinh trong quá trình mang thai như tiền sản giật, tiểu đường
+ Khám thai định kỳ sẽ giảm nguy cơ tử vong cho thai và bé phát triển khỏe mạnh hơn
Lịch khám thai:
– Nên đi khám thai sớm khi nghi ngờ có thai để hạn chế sẩy thai
– Bác sĩ khai thác bệnh sử của sản phụ:
** Tiền căn sản phụ: Tiền sản giật, sanh non, sẩy thai sớm, con dị tật bẩm sinh
** Bệnh nền đang điều trị như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim, bệnh thận
** Tiền căn gia đình, tiểu đường, bệnh xơ nang
Từ những thông tin của sản phụ, bác sĩ có hướng điều trị dự phòng bệnh tái phát, giúp thai phát triển an toàn
– Kiểm tra huyết áp, cân nặng, nước tiểu, thử beta hcg giúp xác định có thai không và thai đã vào tử cung chưa
– Bác sĩ sẽ bổ sung sắt, nội tiết dưỡng thai nếu cần
Khám thai lần 2 ( 1 tháng sau, thai khoảng 8 tuần )
– Theo dõi cân nặng, nước tiểu, huyết áp
– Khám, siêu âm xem có tim thai không, có dấu hiệu động thai không
– Xét nghiệm máu thường quy cho sản phụ
– Tính ngày dự sinh
Khám thai lần 3 (1 tháng sau)
– Đo huyết áp, cân nặng, nước tiểu
– Thai từ 11 đến 13 tuần 6 ngày
– Siêu âm độ mờ da gáy, làm xét nghiệm tầm soát dị tật như Nipt
Khám thai lần 4 (1 tháng sau)
– Đo huyết áp, cân nặng, nước tiểu
– Siêu âm kiểm tra đo chiều cao tử cung biết tình trạng thai phát triển
– Kiểm tra chiều dài kênh cổ tử cung phát hiện sớm nguy cơ hở eo cổ tử cung hoặc tử cung ngắn để dự phòng sanh non
Khám thai lần 5
– Khoảng từ 20 đến 24 tuần
– Đo huyết áp, cân nặng, thử nước tiểu
– Siêu âm 4D kiểm tra hình thái nhi
– Kiểm tra kênh cổ tử cung
– Chích ngừa uốn ván
Khám thai lần 6
– Kiểm tra huyết áp, cân nặng, nước tiểu
– Siêu âm kiểm tra chỉ số phát triển thai, phát hiện sớm thai chậm tăng trưởng
– Làm dung nạp đường, phát hiện sớm nguy cơ tiểu đường thai kỳ
Khám thai lần 7
– Kiểm tra huyết áp, cân nặng, nước tiểu
– Siêu âm kiểm tra sự phát triển của thai, nhau ối
– CTG kiểm tra sức khỏe thai
Khám lần 8
– Thường khám mỗi 2 tuần hoặc 1 tuần một lần tùy theo tình trạng thai
– Kiểm tra huyết áp, nước tiểu, cân nặng