Cao huyết áp trong thai kỳ có nguy hiểm không
+ Cao huyết áp là biến chứng nội khoa thường gặp ở phụ nữ mang thai, là một trong ba nguyên nhân hàng đầu gây tử vong mẹ
Cao huyết áp khi mang thai biểu hiện dưới dạng bệnh nào
- Tiền sản giật, sản giật: Cao huyết áp sau tuần lễ 20 của thai kỳ, có thể kèm tiểu đạm . Nếu nặng có thể có giảm tiểu cầu, rối loạn chức năng gan, rối loạn đông máu, phù phổi, suy thận, suy gan, biến chứng thần kinh, có thể gây tử vong
- Cao huyết áp mạn tính: Thường huyết áp cao trước tuần lễ 20 của thai kỳ và kéo dài 12 tuần sau hậu sản
- Tiền sản giật ghép trên cao huyết áp mạn: Thường có cao huyết áp trước tuần lễ thứ 20 của thai kỳ, sau đó xuất hiện thêm các triệu chứng khác của tiền sản giật-sản giật
- Cao huyết áp trong thai kỳ tăng sau tuần lễ thứ 20 của thai kỳ, không kèm đạm niệu, không kèm thêm các triệu chứng của tiền sản giật- sản giật
Khi có thai kèm nghi ngờ có cao huyết áp nên làm gì .
+ Đi khám và theo dõi thai ở bệnh viện hay bác sĩ chuyên khoa sản
+ Bác sĩ khám, đo huyết áp, làm xét nghiệm đánh giá nguy cơ cho thai
** Nếu nguy cơ tiền sản giật, sản giật thấp thì có thể theo dõi ngoại trú, khám thai theo lịch
** Nếu nguy cơ tiền sản giật, sản giật nguy hiểm thì nhập viện để theo dõi và điều trị, bác sĩ tham vấn các dấu hiệu cần theo dõi để phát hiện bệnh trở nặng để điều trị kịp thời
Có thể phòng ngừa được bệnh khi có thai không:
+ Có thể phòng ngừa được nếu các bạn khám thai sớm ở bác sĩ chuyên khoa sản
** Dùng Aspirine liều thấp dự phòng
** Nếu đang cao huyết áp, bệnh thận, tiểu đường cần phải điều trị ổn định
** Tham vấn chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt
** Theo dõi sát cân nặng, huyết áp, nước tiểu
Hậu quả của cao huyết áp khi có thai
+ Gây sản giật, có thể gây tử vong
+ Sinh non hay cực non, ảnh hưởng đến tính mạng và thể chất của bé
+ Thai chậm tăng trưởng
+ Gây cao huyết áp mạn tính, bệnh thận, bệnh tim, sau sinh