Cân nặng chuẩn của thai nhi của từng tuần thai là bao nhiêu

Mẹ cần nắm được cân nặng chuẩn của thai nhi theo từng tuần thai để biết được bé yêu nhà mình có phát triển khỏe mạnh cân đối hay không. Từ đó mẹ sẽ điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt hàng ngày để đạt mức cân nặng như mong muốn.

Cân nặng chuẩn của thai nhi mẹ cần phải ghi nhớ

Bé sẽ lớn dần trong bụng mẹ qua từng tuần thai, và kích cỡ tiêu chuẩn quốc tế cụ thể như sau:

+ Vào tuần thứ 8 kích thước của trẻ chỉ bé bằng hạt động với cân nặng ước chừng 1 gam và chiều dài khoảng 1.6cm

+ Đến tuần thứ 9 thì bé đã to như quả nho với cân nặng là 2 gam và chiều dài 2.3cm

+ Tuần thứ 10 thì bé lại tiếp tục lớn lên với kích thước tựa như quả cherry, chiều dài tiêu chuẩn là 3.1cm là cân nặng khoảng 4 gam

+ Vào tuần thứ 11 thì bé sẽ to như quả cất với số cân nặng tương ứng là 7 gam và chiều dài 4.1cm

+ Vào tuần thứ 12 thì quả dâu tây là loại quả tương ứng với kích thước của bé, lúc này thì chiều dài đã được 5.4cm và cân nặng là 14 gam

+ Đến tuần 13 thì bé đã to bằng quả đậu với cân nặng chuẩn của thai nhi là 23 gam và chiều dài 7.4cm

+ Sang tới tuần 14 bé sẽ to như trái chanh, cân nặng 43 gam và kích thước 8.7cm

+ Trong tuần 15 bạn có thể hình dung bé với quả cà chua, chiều dài tiêu chuẩn 10.1cm và cân nặng 70 gam

+ Đến tuần 16 bé đã lớn bằng quả táo với khối lượng 100 gam và chiều dài 11.6cm

+ Bước sang tuần 17 thì kích thước bé tăng lên bằng củ hành tây với chiều dài 13cm và cân nặng 140 gam

+ Tuần 18 thì bé đã to như quả ớt chuông với cân nặng tương ứng là 190 gam và chiều dài 14.2cm

Cân nặng chuẩn của thai nhi
Cân nặng chuẩn của thai nhi sẽ tăng dần theo thời gian

+ Đến tuần thứ 19 thì bé đã trông như một quả bơ với cân nặng chuẩn của thai nhi là 240 gam và chiều dài 15.3cm

+ Vào tuần 20 của thai kì thì mẹ có thể thấy kích thước của bé tương ứng với quả chuối, chiều dài là 25.6cm và cân nặng đạt khoảng 300 gam

+ Tới tuần 21 thì củ cà rốt là hình ảnh mẹ có thể nghĩ về bé với số cân nặng là 360 gam và chiều dài 26.7cm

+ Bước sang tuần 22 thì bé đã trông như quả xoài với khối lượng 430 gam và chiều dài 27.8cm

+ Vào tuần 23 của thai kì thì bé tựa củ khoai lang, cân nặng đã lên tới 500 gam và chiều dài là 28.9cm

+ Cho tới tuần 24 thì bé đã to như bắp ngô với cân nặng 600 gam và chiều dài đạt mốc 30cm

+ Sang tuần 25 thì bác sĩ sẽ dùng củ cải để mô tả về kích thước của bé vì lúc này bé đã được 660 gam và chiều dài 34.6cm

+ Đến tuần 26 thì bé sẽ tương ứng với bắp cải với mức cân nặng 760 gam và chiều dài 35.6cm

+  Vào tuần 27 mẹ có thể dùng súp lơ để hình dung về bé, lúc này cân nặng chuẩn của thai nhi là 875 gam và chiều dài 36.6cm

+ Tuần 28 ghi nhận mức tăng mới của bé khi mà bé đã lớn bằng quả cà tím, khối lượng 1005 gam và chiều dài 37.6cm

+ Đến tuần 29 thì bé trông như một trái đu đủ với chiều dài 1150 gam và kích thước là 38.6cm

+ Vào tuần 30 thì bé trông tựa quả dưa chuột khi khối lượng đạt mức 1320 gam và chiều dài là 39.9cm

+ Sang tuần 31 bé đã to như quả dừa khi có kích cỡ chiều dài là 41.1cm và cân nặng 1500 gam

+ Tuần 32 thì qua hình ảnh siêu âm mẹ thấy bé to cỡ lá cải xoăn, cân nặng là 1700 gam và chiều dài đạt ngưỡng 42.2cm

+ Đến tuần 33 thì bé đã to như quả dứa, cân nặng ở mức 1920 gam và chiều dài vào khoảng 43.7cm

+ Vào tuần 34 thì mẹ có thể hình dung bé với quả sầu riêng với chiều dài là 45cm và khối lượng 2150 gam

+ Cho tới tuần 35 thì bé sẽ lớn như quả dưa lưới với khối lượng 2380 gam và chiều dài 46.2 cm

+ Đến tuần 36 thì bé đã như cây cải thảo với cân nặng chuẩn của thai nhi là 2620 gam và chiều dài 47.4cm

+ Sang đến tuần 37 thì bé tương ứng với cây cần tây có chiều dài 48.6cm và cân nặng 2860 gam

+ Đến tuần 38 kích cỡ bé như quả bí với chiều dài 49.8cm và cân nặng 3080 gam

Thai nhi tuần 38
Đến tuần thứ 38 thai nhi đã to như quả bí, các bộ phận phát triển hoàn thiện

+ Vào tuần 39 thì bé đã nặng 3290 gam có dài khoảng 50.7cm, tương tự như quả dưa hấu

+ Tuần 40 bé tương ứng với quả bí ngô với cân nặng là 3460 gam và chiều dài 51.2 cm

Mẹ nên đi siêu âm định kì để biết các chỉ số phát triển của thai nhi của mình và so sánh với cân nặng cũng như chiều dài tiêu chuẩn trên đây để biết bé đã phát triển phù hợp hay chưa.

Bác sĩ sẽ tiến hành đo chiều dài và cân nặng của bé như thế nào?

+ Trong giai đoạn từ 8 đến 19 tuần tuổi thì bác sĩ sẽ tiến hành đo chiều dài từ đầu đến mông do phần chân đã bị uốn cong trong bào thai và không thể đo được

+ Trong giai đoạn tuần thứ 20 đến 42 của thai kì thì bác sĩ sẽ tiến hành đo chiều dài của thai nhi từ đầu đến gót chân vì lúc này chân bé đã duỗi ra

Bên cạnh cân nặng chuẩn của thai nhi để biết bé có phát triển khỏe mạnh hay không thì bác sĩ còn tiến hành theo dõi sự phát triển của các cơ quan khác: tim, phổi, hệ thần kinh…

Tại sao cân nặng của từng thai nhi lại có sự khác biệt?

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi, vậy nên cùng ở một giai đoạn thai kì thì các bé lại có các kích thước khác nhau, có thể kể đến một số nhân tố chủ chốt như:

+ Các bé sẽ có cân nặng khác nhau tùy theo yếu tố di truyền và chủng tộc, vì thế các bé Châu Á thường có kích thước nhỏ hơn Châu Âu. Bạn không nên quá dựa vào cân nặng chuẩn của thai nhi quốc tế mà cần xem bảng điều chỉnh phù hợp với từng quốc gia.

+ Mẹ bầu là người cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi nên có sức ảnh hưởng rất lớn, bé sẽ to nếu mẹ bị tiểu đường, béo phì và sẽ nhỏ nếu mẹ bầu không tăng cân hoặc tăng ít

+ Trên thực tế thì đứa con thứ 2 thường có kích cỡ lớn hơn con 1, trừ khi khoảng cách giữa 2 bé quá nhỏ thì ngược lại

+ Cân nặng của các bé được sinh đôi, sinh ba sẽ thấp hơn cân nặng chuẩn của thai nhi vì lúc này không gian và lượng dinh dưỡng bị giới hạn

Tại sao mẹ cần theo dõi cân nặng chuẩn của thai nhi?

Khi đi khám thai định kì mẹ sẽ được bác sĩ cho biết chiều dài và cân nặng của bé yêu nhà mình, nếu nó chênh lệch quá lớn với mức kích thước chuẩn thì mẹ cần lưu ý.

Trong trường hợp bé lớn hơn mức kích thước chuẩn thì quá trình sinh nở gặp nhiều khó khăn, thậm chí bé còn bị béo phì, tiểu đường ngay cả khi chưa ra ngoài. Ngược lại, nếu bé quá nhỏ thì bạn cần tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu xem có thiếu dưỡng chất không, dây rốn có gì bất thường

Trong các tình huống như vậy bác sĩ sẽ hỏi thăm cặn kẽ chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mẹ và đưa ra những lời khuyên hữu ích. Mẹ cần lắng nghe những chia sẻ này để biết được mình nên cắt giảm hoặc bổ sung điều gì trong bữa ăn.

Mẹ cần theo dõi chặt chẽ quá trình phát triển của thai nhi để có sự điều chỉnh thích hợp

Phương pháp để con yêu đạt cân nặng chuẩn của thai nhi

Theo các bác sĩ nếu mẹ mang thai đơn thì nên tăng từ 10 đến 12 cân khi mang thai, còn nếu có đa thai thì mức tăng là 16 đến 20 cân. Nói chung mẹ nên chăm chỉ đến cơ sở y tế uy tín để khám thai, căn cứ vào tình trạng của mẹ bác sĩ sẽ tư vấn xem số cân nặng nên tăng trong giai đoạn tiếp theo là bao nhiêu.

Ví dụ như khối lượng cần tăng trong 3 tháng đầu vào khoảng 1.5 đến 2 cân, nếu mẹ thiếu cân thì bác sĩ sẽ khuyên tăng thêm 2 cân nữa, nếu mẹ đã thừa cân thì chỉ nên tăng không quá 1 cân.

Thường thì việc tăng cân quá đà hoặc quá ít hay xuất phát từ chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Vậy nên mẹ nên chia sẻ cùng bác sĩ để có sự điều chỉnh thích hợp nhất, những gì nên ăn thêm, những gì nên bỏ bớt… bởi lúc này mẹ đang nạp dinh dưỡng cho cả 2 người.

Bên cạnh đó mẹ cũng cần có chế độ nghỉ ngơi, làm việc và tập thể thao hợp lý. Mẹ nên giữ tinh thần thoải mái hết sức có thể bởi điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe cũng như cân nặng của thai nhi.

Trên hết, mẹ không bao giờ được quên việc khám thai bởi nó sẽ giúp mẹ biết bé có thực sự khỏe mạnh hay không.

Mẹ nên biết cách chăm sóc bản thân để thai nhi lớn lên khỏe mạnh
Mẹ nên biết cách chăm sóc bản thân để thai nhi lớn lên khỏe mạnh

Cân nặng chuẩn của thai nhi là điều mẹ nên ghi nhớ và căn cứ vào đó để biết con mình có thực sự khỏe mạnh hay không, từ đó điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt thích hợp. Nếu thấy bé đã quá to thì mẹ nên hãm việc tăng cân lại, còn nếu bé quá nhỏ thì cần tích cực ăn uống, bổ sung chất dinh dưỡng hơn nữa. Sẽ chẳng có gì hạnh phúc bằng việc chứng kiến bé yêu phát triển khỏe mạnh qua từng ngày.