Chia sẻ kinh nghiệm mang thai 3 tháng đầu cho mẹ bầu

Kinh nghiệm mang thai 3 tháng đầu được rất nhiều mẹ tìm kiếm, nhất là những chị em lần đầu có con. Chính sự lo lắng về quá trình phát triển của thai nhi đã thôi thúc mẹ tìm hiểu những kỹ chăm sóc thai kỳ đó. Vậy, trong 3 tháng đầu của quá trình mang thai mẹ cần chú ý những điều gì?

kinh nghiệm mang thai 3 tháng đầu
kinh nghiệm mang thai 3 tháng đầu

1. Những điều mẹ cần biết khi mang thai 3 tháng đầu

Theo kinh nghiệm mang thai 3 tháng đầu của nhiều chị em cho biết, giai đoạn này là thời gian khá nhạy cảm của người mẹ và thai nhi, mẹ chưa quen với việc có em bé nên cảm giác thường là mệt mỏi, uể oải. Thế nên, mẹ bầu cần chú ý về những vấn đề dưới đây:

Chế độ dinh dưỡng

– Mẹ cần bổ sung các loại thực phẩm bổ dưỡng để thai nhi có thể hấp thụ tốt hơn, giúp cho cả mẹ và bé đều được khỏe mạnh.

– Cần chia nhỏ bữa ăn để không bị đói và quá trình tiêu hóa được diễn ra dễ dàng hơn.

– Bổ sung axit folic: Theo các bác sĩ chia sẻ về kinh nghiệm mang thai 3 tháng đầu việc mẹ cần bổ sung axit folic là rất cần thiết, bởi đây là nhu cầu thiết yếu cho sự phát triển của bé trong giai đoạn này.

Các loại thực phẩm nên tránh

Dưới đây là một số loại thực phẩm mà mẹ bầu nên tránh xa, bởi những chất này không tốt cho sự phát triển của thai nhi và mẹ bầu.Cụ thể như sau:

– Các chất kích thích như: Bia, rượu, thuốc lá,…

– Các loại nước uống có ga, phẩm màu,…

– Một số loại thức ăn, bánh kẹo quá ngọt, lượng đường cao rất dễ gây nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

– Không ăn những thức ăn sống, tái,…

– Nghiêm cấm ăn đu đủ xanh, rau ngót gây ảnh hưởng xấu trực tiếp đến thai nhi.

– Không ăn uống đồ lạnh.

Chất kcih1 thích
Không sử dụng các chất kích thích gây hại cho cơ thể cũng như thai nhi

Mốc khám thai quan trọng

Theo những kinh nghiệm mang thai 3 tháng đầu, có một số mốc thời gian quan trọng mà bạn cần phải đi khám thai để đảm bảo sự phát triển đều đặn của thai nhi và sức khỏe của mẹ bầu:

– Khi thai nhi được 6 tuần: Thời gian này bạn nên đi siêu âm để thấy được tim thai của bé.

– Khi thai nhi được 12 tuần: Trong 3 tháng đầu của thai nhi, tuần thứ 12 được coi là thời điểm lý tưởng để siêu âm giúp phát hiện ra những bất thường ở thai nhi. Trong đó, có thể dự đoán về một số điều nguy hiểm như: Trẻ bị dị dạng, bệnh down,…

Khám thai định kỳ
Theo kinh nghiệm mang thai 3 tháng đầu cho thấy bạn nên khám thai 2 lần trong giai đoạn này để đảm bảo sự phát triển của bé

Xuất hiện chảy máu âm đạo

Trong 3 tháng đầu của chu kỳ thai sản, bạn có thể thấy có một vài đốm máu xuất hiện, đây là hiện tượng hết sức bình thường, không đáng quan ngại. Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu âm đạo xuất hiện với lượng máu nhiều và kéo dài thì bạn không nên chủ quan, hãy đến ngay cơ sở y tế vì rất có thể bạn mang thai ngoài tử cung hoặc là dấu hiệu của sảy thai. Đây là những trường hợp nguy hiểm đối với cả thai nhi và tính mạng của mẹ bầu.

Chuyện vợ chồng trong 3 tháng đầu

Trong 3 tháng đầu của thai sản, bạn vẫn có thể quan hệ tình dục bình thường nhưng với mức độ nhẹ nhàng và không thường xuyên hơn so với khi chưa mang bầu. Kinh nghiệm mang thai 3 tháng đầu cho thấy, bạn nên chắc chắn mình không có vấn đề về sức khỏe trước khi làm chuyện ấy. Vì nếu, khi thể trạng bạn yếu thì rất dễ gây ảnh hưởng đến thai nhi. Hơn nữa, nếu bạn có tiền sử sảy thai, sinh non,… thì việc quan hệ tình dục nên hạn chế một cách tối đa để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi.

2. Một số lưu ý khi mang thai 3 tháng đầu

Kinh nghiệm mang thai 3 tháng đầu là cơ sở rất quan trọng cho sự phát triển lâu dài của bé. Một số lưu ý chung cho sự phát triển của bào thai và sức khỏe của người mẹ như sau:

– Khoảng thời gian này, cơ thể mẹ chưa thích nghi được tốt nên rất cần được nghỉ ngơi, tránh làm những công việc nặng nhọc, vận động mạnh dễ gây ra tình trạng động thai, sảy thai,…

Nghỉ ngơi
Mẹ bầu cần dành nhiều thời gian để nghỉ ngơi

– Có sự thay đổi ở cơ thể người mẹ: Theo kinh nghiệm mang thai 3 tháng đầu của khá nhiều chị em cho thấy, giai đoạn này mẹ sẽ chán ăn, thường xuyên thèm những đồ ăn vặt, cơ thể mệt mỏi, da trở nên xấu đi,…đây được coi là những thay đổi bình thường, không gây ảnh hưởng xấu đến thai nhi.

– Là thời gian cho sự phát triển của thai nhi: Sau 3 tháng đầu, thai nhi sẽ có đủ tất cả các cơ quan, bộ phận của cơ thể, kích thước của bé lúc này là bằng quả táo.

– Mẹ nên làm gì trong thời gian này: Điều mẹ có thể làm trong 3 tháng đầu của thai kỳ là cần có một chế độ ăn uống khoa học, luôn giữ cho mình một tinh thần vui vẻ, luyện tập các động tác nhẹ nhàng tráng lao lực, mất sức, tránh thức khuya,…là những điều mẹ nên làm để giúp cho thai nhi được khỏe mạnh.

3. Mẹ bầu nên bổ sung gì cho cơ thể trong 3 tháng đầu

Mẹ bầu nên ăn gì trong 3 tháng đầu

Theo những chia sẻ về kinh nghiệm mang thai 3 tháng đầu cho thấy, việc mẹ ăn uống đủ chất là cách để bé có thể phát triển tốt nhất, vì khi này, mẹ ăn gì thì con sẽ ăn nấy. Những thực phẩm mẹ nên ăn bao gồm:

– Bí ngô: Trong bí ngô có rất nhiều loại vitamin A, C, E và khoáng chất như magie, kẽm, chất xơ,… Đây là loại thực phẩm tốt cho sự phát triển trí não của bào thai mà mẹ cần lưu ý để bổ sung đầy đủ.

– Quả táo: Nguồn vitamin C có rất dồi dào trong táo, đây là chất chống oxy hóa và phòng chống các bệnh hiểm nghèo khi mang thai.

– Trứng: Trong trứng có chất choline, mẹ ăn nhiều trứng sẽ giúp cho sự phát triển trí não của bé, tăng chỉ số IQ một cách vượt trội.

Ăn uống đủ chất
Mẹ cần bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của bé

Ngoài ra, mẹ cần bổ sung cá hồi, hạt sen, nghệ tây,… cũng rất tốt cho sự phát triển của bé cũng như đảm bảo sức khỏe cho người mẹ.

Bên cạnh đó, mẹ cần bổ sung hàm lượng các chất dinh dưỡng đầy đủ:

– Sắt: Nếu cơ thể mẹ thiếu sắt trong quá trình mang thai thì sẽ gây ra tình trạng mệt mỏi, uể oải, chóng mặt,…Vì vậy, sắt được coi là yếu tố quan trọng mà mẹ cần bổ sung. Những thực phẩm chứa nhiều sắt như: Thịt bò, cải bó xôi,…

– Canxi: Thiếu canxi người mẹ sẽ đau cơ, thường xuyên bị chuột rút,… mức độ nặng hơn là co giật. Thai nhi sẽ bị suy dinh dưỡng nếu không được cung cấp đủ canxi. Mẹ cần bổ sung bằng cách tăng ăn các loại cua đồng, tôm, sữa bò,…

– Protein: Loại chất này có nhiều trong các loại thịt gia cầm, các loại hạt thuộc họ đậu,…nó giúp cho cơ thể có thể kháng lại các loại miễn dịch, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Bổ sung đầy đủ chất xơ, thực phẩm chứa lượng DHA, giàu axit folic,… cũng là một trong những điều mẹ nên làm vì sức khỏe của bản thân và thai nhi.

Axit Folic
Các loại thực phẩm chứa nhiều axit folic

Hy vọng với những chia sẻ về kinh nghiệm mang thai 3 tháng đầu đã giúp bạn phần nào có thêm kiến thức, kỹ năng để có thể áp dụng vào quá trình thai sản của mình. Giai đoạn này là thời điểm tiền để cho sự phát triển của thai nhi mà mẹ cần hết sức lưu ý. Nếu có những thắc mắc về vấn đề thai sản bạn có thể đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ tư vấn kỹ hơn. Qua đó giúp cho quá trình mang thai của bạn thật nhẹ nhàng và đảm bảo an toàn.