Dây rốn giữ chức năng vận chuyển oxy và dinh dưỡng nối từ mẹ vào bào thai. Những bất thường về dây rốn có thể ảnh hưởng nhiều đến thai nhi.
1. Dây rốn thắt nút:
*Thường gây đột tử thai nhi.
*Nguyên nhân là do quá trình thai chuyển động trong tử cung gây ra.
*Ảnh hưởng dây rốn thắt nút tùy thuộc nút thắt chặt hay lỏng.Đặc biệt khi chuyển dạ dây rốn bị căng do thai đi xuống âm đạo, nút thắt bị thắt chặt gây ngừng oxy đến thai, gây thai tử vong, nếu không can thiệp kịp thời.Thường tình trạng chưa vào chuyển dạ nút thắt lỏng thì ít ảnh hưởng đến thai hơn khi đã vào chuyển dạ.
*Nút thắt dây rốn chỉ được phát hiện qua siêu âm màu. Gián tiếp qua đo tim thai trên máy ghi nhận tim thai bất thường.
Để hạn chế nguy hiểm trên, các thai phụ để ý thai máy kỹ, thường thai máy đều không hỗn loạn và nhiều. Nếu máy ít hay máy bất thường phải đi khám ngay để can thiệp kịp thời.
May mắn là tỷ lệ dây rốn thắt nút khá hiếm 0.3% -1% tùy theo mỗi nghiên cứu.
2. Dây rốn quấn cổ:
* Thường gặp ở những thai có dây rốn quá dài.
* Nguyên nhân: Do bé di chuyển nhiều trong lòng tử cung và bị quấn vào dây rốn.
Thường thì bị quấn cổ 1 vòng, tuy nhiên có trường hợp quấn 5-7 vòng.
Nếu dây rốn quấn ít thì vẫn có cơ hội được tháo ra, tuy nhiên quấn càng nhiều vòng thì nguy hiểm cho thai nhiều và càng ít cơ hội được tháo.
Những tháng đầu thai kỳ, thai còn nhỏ có thể di chuyển dễ, nên khả năng dây rốn quấn cổ tháo ra được cao hơn là những tháng cuối thai kỳ vì thai đã lớn khó xoay trở.Tình trạng này có thể gây nguy hiểm cho thai khi dây rốn quấn chặt và quấn nhiều vòng, nhất là khi có cơn gò, dây rốn bị căng, gây thiếu dinh dưỡng và oxy cho thai, có thể gây đột tử thai.
** Làm thế nào để phát hiện: Chỉ phát hiện được khi siêu âm doppler mạch máu hay gián tiếp qua hình ảnh tim thai bất thường trên máy đo.
– Để phòng ngừa nguy hiểm của dây rốn quấn cổ:
+ Sản phụ cần đi khám thai đều, gắn máy đo tim thai.
+ Theo dõi thai máy kỹ nếu thai máy ít, hỗn loạn, không giống bình thường thì phải đi khám ngay để can thiệp kịp thời
3. Sa dây rốn
– Là tình trạng dây rốn sa trước đầu hay phần thai nhi.
– Là một cấp cứu sản khoa phải mổ lấy thai ngay để cứu con.
– Thường gặp trong các thai có:
+ Ngôi bất thường như ngôi ngang, mông
+ Đa ối
+ Khung chậu bất thường như méo, lệch
+ Sau vỡ ối
4. Dây rốn 1 động mạch
– Tần suất xuất hiện khoảng từ 0.5-1% thai phụ.
– Phần lớn bé vẫn bình thường, khỏe mạnh, tuy nhiên có tỉ lệ nhỏ liên quan đến dị tật thai. Các thai phụ nên khám làm xét nghiệm dị tật kỹ khi có thai.
– Vẫn theo dõi sanh thường, chỉ khi có bất thường tim thai thì mới can thiệp mổ lấy thai.
– Dây rốn 1 động mạch chỉ phát hiện được qua siêu âm.
– Sản phụ nên đi khám và siêu âm đầy đủ để bác sĩ phát hiện sớm để có cách tầm soát dị tật thai cho tốt.
5. Dây rốn bám màng:
– Bình thường dây rốn bám giữa bánh nhau, trong trường hợp này thì dây rốn bám vào màng bánh nhau.
– Thường gây thai suy dinh dưỡng, thai lưu trong tử cung.
– Thường chỉ phát hiện khi đi siêu âm hoặc khi mổ vì tim thai suy.
– Để hạn chế nguy hiểm, sản phụ nên đi khám thai, gắn máy theo dõi tim thai và siêu âm doppler mạch máu thai.
– Thường sẽ can thiệp mổ lấy thai khi thai 37 tuần hay bụng có cơn gò hay vào chuyển dạ.
6. Dây rốn bám mép:
+ Dây rốn bám ở rìa bánh nhau thay vì bám giữa bánh nhau như bình thường.
+ Thường gây thai suy dinh dưỡng thai.
+ Chỉ phát hiện được khi đi khám thai siêu âm doppler mạch máu hay sau mổ lấy thai.
+ Nếu dây rốn bám mép trên và không suy dinh dưỡng hay bất thường khác thì vẫn có thể theo dõi sanh thường.
+ Nếu dây rốn bám rìa cực dưới thường sẽ mổ lúc thai 37 tuần hay chuyển dạ.
Thai phụ nên theo dõi thai máy tốt và kiểm tra thai qua siêu âm hay qua máy đo tim thai cho an toàn.
Phòng khám sản phụ khoa của BS – CKII: PHẠM THỊ NGỌC ĐIỆP ( BV Từ Dũ )
Địa chỉ: 271 Nguyễn Duy Dương, Phường 4, Quận 10.
ĐT: 033.5155.192
Fanpage: Facebook.com/Sản, Phụ Khoa Từ Dũ – BS Điệp
Website: sanphukhoatudu-bsdiep.com