Thai 7 tuần chưa có tim thai có sao không? Cách xử lý

Thai 7 tuần chưa có tim thai sẽ khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, để xác định tim thai 7 tuần thì bác sĩ cần thực hiện nhiều xét nghiệm cần thiết. Vậy thai 7 tuần chưa có tim thai nguyên nhân do đâu, cách xử lý?

Thai 7 tuần đã có tim thai chưa?

Theo nghiên cứu về sự tiến triển của bào thai trong bụng mẹ, ở tuần thứ 5 thì tim thai sẽ hình thành. Tim thai ở giai đoạn này có kích cỡ rất nhỏ, bao gồm các ống dẫn đơn giản và chỉ bé bằng hạt gạo. Khi đến tuần thứ 7, tim thai đã lớn dần và bắt đầu phân thành 2 buồng tim là buồng trái và buồng phải.

Thai 7 tuần đã có tim thai
Thông thường thai 7 tuần đã phát triển tim thai

Tim bào thai sẽ tiếp tục tiến triển và hoàn thiện dần. Đến tuần 12 đến tuần 125, tim thai sẽ hoàn thiện và đập mạnh mẽ. Khi siêu âm và sử dụng các thiết bị y tế, mẹ bầu có thể nghe rõ tiếng tim thai nhi đập.

Nguyên nhân thai 7 tuần chưa có tim thai

Theo quá trình phát triển thì ở  tuần thứ 7, tim thai nhi đã có và đã hoạt động ổn định. Tuy nhiên, một vài trường hợp thai 7 tuần chưa có tim thai khiến không ít mẹ bầu cảm thấy lo lắng. Lúc này, để chắc chắn bác sĩ sẽ tiến hành thực hiện các xét nghiệm y khoa để biết thai còn sống không hay đã mất.

Sau khi có kết quả xét nghiệm, nếu tim thai vẫn hoạt động bình thường thì thai phụ có thể yên tâm. Trường hợp này là do tim thai còn nhỏ, chưa hoàn thiện, nhịp đập nhỏ và đang trong giai đoạn phát triển nên các thiết bị nghe tim thai không thấy rõ được. Bên cạnh đó, một số ít trường hợp do tim thai phát triển trễ hơn vì mỗi thai nhi sẽ có quá trình phát triển riêng biệt.

Bên cạnh đó, còn có một số nguyên nhân khác khiến thai 7 tuần chưa có tim thai như:

Tính sai ngày thụ thai

Thông thường để tính tuổi thai nhi, bác sĩ thường dựa vào chu kỳ hành kinh của người mẹ. Tuy nhiên, phương pháp tính tuổi này không thể nhận định đúng ngày thụ thai. Vì thế tuổi bào thai có thể bị sai và thiếu chính xác.

Cụ thể thai bác sĩ tính tuổi thai ở tuần thứ 7. Nhưng thực chất thai nhi chỉ mới 6 tuần tuổi. Lúc này, tim thai chưa phát triển hoàn thiện và nhịp đập còn yếu. Vì thế có nhiều khả năng không nghe được nhịp tim thai nhi hoạt động.

Rối loạn nhịp tim ở bào thai

Rối loạn nhịp tim ở thai nhi là tình trạng rất ít gặp. Tình trạng này chỉ xảy trong một giai đoạn nào đó khi mang thai chứ không xảy ra suốt cả quá trình có thai. Rối loạn nhịp tim có thể khiến tim đập nhanh, đập chậm hoặc dừng đập đột ngột. Lúc này, rất khó để có thể siêu âm và nghe nhịp đập của thai nhi.

Trong một vài trường hợp, bào thai bị rối loạn nhịp tim và có nguy cơ tử vong thai nhi rất nguy hiểm. Vì thế rối loạn nhịp tim thai có thể là nguyên nhân khiến thai 7 tuần chưa có tim thai mà bà bầu nên lưu ý.

Phương pháp siêu âm

Đôi khi, thai 7 tuần chưa có tim thai là do phương pháp siêu âm khám thai định kỳ. Trong một vài tình huống, siêu âm có thể không mang lại kết quả rõ nét và nhận biết tim thai. Đặc biệt, đối với những thai phụ có cơ thể hơi mập thì rất khó trong việc tìm và nghe thấy hoạt động của tim thai.

Chính vì thế, để xác định rõ tim thai, bác sĩ có thể yêu cầu thai phụ thực hiện một số xét nghiệm khác như xét nghiệm beta HCG.

Thai 7 tuần chưa có tim thai
Thai 7 tuần chưa có tim thai có thể do kết quả siêu âm chưa rõ nét

Một số nguyên nhân khác

Trong một vài trường hợp nguy hiểm hơn, thai nhi vẫn chưa có tim thai là do mắc phải một số tình trạng như sau:

– Bào thai đã bị sảy thai hoặc do thai đã chết lưu 7 tuần. Trước đó mẹ bầu vẫn chưa phát hiện, cho đến khi siêu âm và thực hiện các xét nghiệm khác phát hiện tim thai chưa đập thì mới biết là thai lưu.

– Mẹ bầu mắc phải một số bệnh lý khác trong cơ thể và có nguy cơ thai 7 tuần chưa có tim thai như mắc bệnh buồng trứng đa nang, rối loạn đông máu, tử cung bị dị dạng bất thường, rối loạn hệ miễn dịch…

– Thai phụ sử dụng các chất kích thích như đồ uống có cồn, hút thuốc lá, sử dụng ma túy, HIV…

– Thai phụ bị nhiễm trùng cơ thể do vi trùng rubella, herpes, một số loại virus gây bệnh khác cho cơ thể.

– Trong thời gian mang thai, mẹ bầu bị chấn thương ở bụng và làm tổn thương đến thai nhi. Ngoài ra cũng có thể có trường hợp mẹ bầu bị trầm cảm khi mang thai khiến tim thai nhi không phát triển.

Tóm lại, thai 7 tuần chưa có tim thai có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau. Tình trạng này xảy ra có thể là do yếu tố nguy hiểm, các bệnh lý trong cơ thể, do thiết bị y tế kiểm tra thai nhi hoặc cũng do nguyên nhân tính sai tuổi thai.

Thai 7 tuần chưa có tim thai nên làm gì?

Nếu khi siêu âm thai 7 tuần chưa có tim thai nhưng do các nguyên nhân khách quan như tính sai tuổi thai, siêu âm thì bạn sẽ được bác sĩ chỉ định xét nghiệm bằng cách khác. Bác sĩ sẽ kiểm tra HCG của người mẹ để biết thai nhi còn hay không. Nếu HCG ổn định bình thường thì người mẹ nên kiểm tra lại tim thai sau 1 tuần để biết có tim thai hay chưa. Thai phụ nên giữ bình tĩnh, kiên nhẫn chờ đợi và không nên quá lo lắng gây nguy hại cho sức khỏe của mình và bào thai.

Nếu không do các yếu tố khách quan thì khi siêu âm thai 7 tuần chưa có tim thai thì có khả năng thai nhi đã chết lưu, ngừng phát triển. Bên cạnh siêu âm nhận thấy tim thai do nguyên nhân trên, mẹ bầu có thể xuất hiện một số triệu chứng như  xuất huyết âm đạo, đau bụng dưới nhiều, không còn bị ốm nghén… Lúc này, bạn nên báo với bác sĩ sớm nhất để được xử lý kịp thời.

Mây tuần có tim thai

Các cách để giữ một tim thai khỏe mạnh mẹ bầu nên biết

Trong suốt quá trình phát triển, tim thai nhi sẽ dần hoàn thiện theo từng ngày. Lúc này, điều mẹ bầu cần làm đó là chăm sóc một tim thai khỏe mạnh trong suốt thai kỳ. Để giúp tim thai của bé luôn khỏe, mẹ bầu nên thực hiện theo một số điều như sau:

Bổ sung axit folic

Bà bầu không bổ sung đầy đủ axit folic trong suốt quá trình mang thai thì có nguy cơ sanh con non, sảy thai, bào thai thiếu chất dinh dưỡng… Ngoài ra, trẻ nhỏ sinh ra cũng dễ mắc phải một số căn bệnh như bệnh tim, bệnh hở hàm ếch, dị tật ống tim…  Chính vì thế trong suốt quá trình mang thai, bà bầu nên chú ý bổ sung axit folic với một liều lượng hợp lý.

Theo đó, một số thực phẩm giàu axit folic mà bà bầu nên bổ sung như quả cam, bông cải xanh, quả bơ, lòng đỏ trứng, rau bina… Đây là các loại thực phẩm thai phụ nên dung nạp thường xuyên trong chế độ ăn uống mỗi ngày của mình.

Tránh ăn các loại thực phẩm không tốt

Bên cạnh bổ sung nhóm thực phẩm cần thiết cho thai nhi, mẹ bầu nên loại bỏ các thức ăn gây hại cho bào thai như:

– Cá có hàm lượng thủy ngân cao: Các loại này sẽ tác động tiêu cực đến quá trình phát triển của thai nhi. Vì thế, mẹ bầu nên hạn chế ăn ăn các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân cao như cá thu, cá ngừ… Thay vào đó, bạn nên bổ sung các loại cá chứa hàm lượng thủy ngân thấp cũng như chứa nhiều omega 3 như cá hồi, cá da trơn…

– Đồ ăn chế biến sẵn: Nhóm thực phẩm chế biến sẵn như thịt nguội, pate, chà bông… đều có chứa các loại vi khuẩn gây hại cho thai nhi. Khi cơ thể bị nhiễm khuẩn này thì mẹ bầu có nguy cơ bị sảy thai rất cao.

– Đồ nướng, xông khói: Các loại đồ nướng được nướng bằng than, gỗ. Các vật liệu này sinh ra một loại khí độc nhiễm vào đồ ăn và có nguy cơ gây ung thư. Đặc biệt, bà bầu ăn nhiều đồ nướng, thịt xông khói sẽ ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bào thai và người mẹ. Chính vì thế, bạn nên hạn chế ăn các loại đồ ăn này.

Tập Yoga khi mang thai
Bà bầu nên tập thể dục thể thao để có một thai kỳ khỏe mạnh

Tập thể dục thể thao

Một trong những cách giúp bào thai phát triển khỏe mạnh trong suốt thai kỳ đó là bà bầu nên tập thể dục thể thao mỗi ngày. Tuy nhiên khi tập luyện thể thao trong quá trình mang thai, bà bầu nên lưu ý một số điều như sau:

– Lựa chọn quần áo tập phù hợp: Lựa chọn quần áo rộng rãi, thoáng mát, co giãn tốt cho mẹ bầu khi tập luyện thể dục thể thao.

– Khởi động kỹ: Trước tập, bà bầu nên khởi động cơ thể thật kỹ. Đừng nên tập luyện quá đột ngột thì không tốt cho bào thai.

– Lựa chọn bài tập vừa sức: Mẹ bầu nên lựa chọn các bài tập luyện thể thao vừa sức, nhẹ nhàng như yoga, đi bộ… Bạn không nên tập luyện các bài tập nặng nề, dùng sức nhiều. Đồng thời, không nên gắng sức tập luyện, mà bạn cần nghỉ ngơi, thư giãn giữa các bài tập.

Thai 7 tuần chưa có tim thai có thể là do các yếu tố bên ngoài hoặc cũng do các bệnh lý, nguyên nhân bên trong cơ thể. Các chuyên gia khuyên rằng mẹ bầu nên đi khám thai định kỳ để bác sĩ siêu âm tim thai. Trong trường hợp không có tim thai thì bác sĩ sẽ có những biện pháp xử lý phù hợp.