Chích ngừa ung thư cổ tử cung ở đâu là trăn trở của rất nhiều phụ nữ dưới 26 tuổi muốn tìm cho mình một phòng khám uy tín, đảm bảo. Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh nguy hiểm, muốn phòng ngừa bạn buộc phải tìm nơi tiêm vắc xin tin cậy.
Lý do khiến mọi phụ nữ đều phải chích ngừa ung thư cổ tử cung?
Ung thư cổ tử cung là bệnh là căn bệnh rất nguy hiểm, bạn bắt buộc phải đề phòng. Bản chất của căn bệnh này là sự phát triển của 1 khối u ở phần nối giữa tử cung và âm đạo, nó có sự phát triển nhanh chóng về mặt kích thước, rất khó kiểm soát.
Theo nghiên cứu của các chuyên gia y tế thì 99% trường hợp ung thư tử cung đều xuất phát từ virus HPV. Căn bệnh này nếu phát hiện muộn thì khả năng chữa khỏi là gần như không có. Trong trường hợp ung thư cổ tử cung đã chuyển sang giai đoạn 4 tế bào ung thư sẽ di căn ra ngoài gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ các cơ quan trong cơ thể, nguy hiểm đến tính mạng.
Theo thống kê của cơ quan y tế thì mỗi ngày Việt Nam phát hiện được 7 ca bệnh mới và có 7 phụ nữ chết do ung thư cổ tử cung. Chính vì vấn đề này mà chích ngừa ung thư cổ tử cung ở đâu trở thành câu hỏi được nhiều phụ nữ trăn trở nhất.
Đa phần người phát hiện ra bệnh là những phụ nữ nằm trong độ tuổi từ 40 đến 60. Tuy nhiên, theo các chuyên gia y tế thì virus HPV đã tồn tại trong cơ thể từ trước đó hàng chục năm, chẳng qua nó chưa biểu hiện ra ngoài.
Chính vì vậy độ tuổi lý tưởng nhất để chích ngừa ung thư cổ tử cung là 9 đến 26 tuổi. Theo ý kiến của các chuyên gia y tế biện pháp này sẽ giúp cơ thể tạo kháng thể chống lại việc nhiễm một số chủng loại HPV phổ biến, điển hình nhất là chủng HPV 16 và 18. Một điều cần lưu ý nữa là loại virus này chủ yếu lây truyền qua đường tình dục nên chị em bắt buộc phải chích ngừa trước lần quan hệ tình dục đầu tiên.
Lộ trình tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung diễn ra như thế nào?
Ngoài vấn đề chích ngừa ung thư cổ tử cung ở đâu bạn cũng cần quan tâm đến lộ trình tiêm vắc xin. Theo ý kiến của bác sĩ, chỉ em nên tiêm vắc xin HPV đầu tiên vào thời kì trước 15 tuổi để có thể sử dụng lộ trình 2 liều, khoảng cách tối thiểu giữa hai liều là 6 tháng. Hiện nay vẫn chưa có tài liệu nào khẳng định về khoảng cách tối đa giữa 2 lần tiêm chủng, tuy nhiên theo ý kiến từ bác sĩ thì 12 tháng đến 15 tháng là đủ.
Trong trường hợp bạn thuộc nhóm đối tượng người suy giảm miễn dịch, người đang mắc HIV và trên 15 tuổi thì cần chích 3 liều, liều 2 cách liều 1 1 đến 2 tháng, liều 3 cách 6 tháng.
Chích ngừa ung thư cổ tử cung ở đâu an toàn, có thể tin tưởng được?
Trên thế giới đang có 2 loại vắc xin đang được sử dụng rộng rãi, đã được Bộ Y tế Việt Nam cho phép đưa vào sử dụng trong tiêm phòng là:
+ Vắc xin Gardasil thích hợp với nữ giới nằm trong độ tuổi từ 9 đến 26, nó có khả năng ngừa 4 chủng HPV 16,18,6,11 và được sản xuất tại Mỹ.
+ Vắc xin Cervarix thích hợp với nữ giới nằm trong độ tuổi từ 10 đến 25, có khả năng ngừa 2 chủng HPV 16,18 do và được sản xuất tại Bỉ.
Theo đó, hiệu quả của vắc xin đã được chứng minh là có tác dụng tối thiểu trong vòng 5 năm. Để biết được cách tiêm, liệu trình tiêm cụ thể thì bạn cần hỏi thêm ý kiến của bác sĩ. Chính vì lý do này chích ngừa ung thư cổ tử cung ở đâu là vấn đề cần được chị em phụ nữ quan tâm đầu tiên.
Quy trình chích ngừa vắc xin ung thư cổ tử cung được tiến hành cụ thể như sau:
Đầu tiên, bạn sẽ được gặp bác sĩ để được tư vấn chi tiết. Tại đây bác sĩ sẽ thăm hỏi về tình trạng sức khỏe của bạn một cách cụ thể nhất: đã bị mắc bệnh gì chưa, có bị dị ứng hay không, đã quan hệ tình dục hay chưa…. Sau đó bác sẽ sẽ tư vấn chi tiết các loại vắc xin phòng khám đang sử dụng: nguồn gốc xuất xứ, tác dụng cụ thể… Bác sĩ và bệnh nhân sẽ cùng trao đổi và thống nhất về loại vắc xin phù hợp với thể trạng, độ tuổi cũng như nhu cầu.
Bác sĩ sẽ tiến hành tiêm ngừa vắc xin cho bạn, vắc xin tại phòng khám được bảo quản nghiêm ngặt nên chất lượng không đổi so với khi nhập về. Vắc xin được tiêm đúng lịch, đúng quy trình nên bạn có thể hoàn toàn yên tâm khi đi tiêm phòng.
Bạn sẽ ở tại khu vô trùng ít nhất 30 phút để bác sĩ tiến hành quan sát phản ứng sau khi tiêm. Vào lần tiêm sau, nhân viên sẽ gọi điện cho bạn hẹn lịch tới tiêm.
Như vậy, nếu đang trăn trở chích ngừa ung thư cổ tử cung ở đâu tốt nhất thì bạn hãy đến nga yBV Từ Dũ. Đây không chỉ là nơi chích ngừa ung thư cổ tử cung tin cậy mà còn cung cấp nhiều dịch vụ liên quan đến sức khỏe phái nữ như:
+ Khám và điều trị liên quan đến phụ khoa như: viêm nhiễm âm đạo, bệnh lý cổ tử cung, bệnh lý buồng tử cung, bệnh lý phần phụ đem lại hiệu quả cao, được bệnh nhân tin tưởng
+ Khám thai định kì, theo dõi sự phát triển của trẻ, đưa ra thời gian dự sinh, phát hiện kịp thời các dị tật của thai nhi, các nguy cơ thai nghén…
+ Chẩn đoán, đưa ra lý do vô sinh và có phương pháp điều trị thích hợp với từng đối tượng
+ Tầm soát ung thư, xét nghiệm di truyền, hỗ trợ thực hiện kế hoạch hóa gia đình an toàn, nhanh chóng và đem lại hiệu quả cao
Một số lưu ý khi tiêm vắc xin chích ngừa ung thư cổ tử cung bạn cần biết
Tiêm vắc xin là giải pháp an toàn cho mọi chị em phụ nữ. Tuy nhiên, ngoài việc quan tâm đến chích ngừa ung thư cổ tử cung ở đâu tốt thì bạn cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:
Một số phản ứng phụ sau khi tiêm bạn có thể gặp phải
Đa phần các loại vắc xin đều an toàn, dễ dung nạp vào cơ thể sau khi tiêm, thế nhưng vẫn sẽ có phản ứng phụ đối với một số trường hợp nhất định. Tại Mỹ, các cơ quan y tế đã tiến hành khảo sát và thấy rằng có một số bé gái sẽ bị sưng và đau tại chỗ tiêm, tình trạng này kéo dài lâu nhất là 2 ngày.
Bên cạnh đó bên y tế cũng ghi nhận một số phản ứng khác có thể xảy ra sau khi tiêm vắc xin như: nhức đầu, sốt nhẹ, ngất, nôn ói, chóng mặt, đau cơ và khớp nhẹ. Ngất thường xảy ra ở những người cảm thấy bất an trước khi tiêm.
Những người không nên tiêm vắc xin HPV
Theo ý kiến của bác sĩ, những bệnh nhân đã bị sốc phản vệ nghiêm trọng sau khi tiêm vắc xin trước đó hoặc do tiếp xúc với một số thành phần có trong vắc xin thì không được tiêm nữa. Sốc phản vệ ở đây được thể hiện qua các triệu chứng như ngứa ngáy, nổi mề đay, nổi ban, khó thở, huyết áp hạ, cảm thấy đầu óc lơ mơ… Trong vắc xin có rất nhiều thành phần, không phải ai cũng hợp với chúng.
Bên cạnh đó bác sĩ cũng sẽ không tiêm vắc xin cho các bé gái đang mắc bệnh lí nghiêm trọng hoặc phụ nữ đang mang thai. Trong trường hợp người phụ nữ này đã tiêm liều 1 trước khi mang thai thì liều sau sẽ được hoãn lại đến sau thời gian thai kì.