Chích ngừa ung thư cổ tử cung (HPV) và những điều cần nắm

Hiện chích ngừa ung thư cổ tử cung là cách đơn giản và hiệu quả để hạn chế căn bệnh nguy hiểm này. Tuy nhiên, như thế nào là tiêm phòng ĐÚNG CÁCH thì không phải ai nắm được. Để giúp bạn tiêm phòng ung thư cổ tử cung hiệu quả, bài viết sẽ chia sẻ những thông tin quan trọng cần nắm khi thực hiện.

Chích ngừa ung thư cổ tử cung – Giải pháp ngăn chặn virus HPV

Hiểu đúng về ung thư cổ tử cung

Theo chia sẻ của những chuyên gia sức khỏe: ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư phổ biến của phụ nữ, xếp thứ 4 trong các bệnh có nguy cơ tử vong cao nhất hiện nay. Vậy thực tế ung thư cổ tử cung được hiểu như thế nào?

Ung thư cổ tử cung
Ung thư cổ tử cung là căn bệnh ung thư phổ biến của phụ nữ

Ung thư cổ tử cung là những tổn thương (tổn thương ác tính), hình thành và phát triển tại vùng tử cung của nữ giới. Các tổn thương này gồm nhiều dạng khác nhau như sùi, loét, polyp hay dễ chảy máu, hoặc thâm nhiễm…

Sự xuất hiện của ung thư bắt đầu từ khi những tế bào cổ tử cung có sự biến đổi hay phát triển bất thường một cách bất kiểm soát. Nó có thể là sự xâm lấn tại chỗ hay lan rộng đến những bộ phận, cơ quan khác nhau của cơ thể. Có thể thấy, đây là một trong những chứng ung thư phổ biến nhất, đặc biệt là những năm gần đây. Chứng ung thư này đứng thứ hai về nguyên nhân gây tử vong cho nữ giới.

Theo kết quả thống kê, mỗi ngày, tại Việt Nam ghi nhận 7 người tử vong do bệnh (đối tượng là nữ giới). Số ca mắc ung thư cổ tử cung mới mỗi ngày cũng lên đến 14 người. Chính vì thế, chích ngừa ung thư cổ tử cung đang là giải pháp hạn chế bệnh được khuyến cáo hiện nay.

>>> HPV và vacxin ngăn chặn sự phát triển của HPV

Trước khi tìm hiểu những thông tin về chích ngừa ung thư cổ tử cung, bạn cần hiểu đúng về loại virus gây bệnh – virus HPV.

Chiếm đến 99% nguyên nhân, HPV được xem là loại virus phổ biến gây nên chứng ung thư cổ tử cung cho nữ giới. Vậy virus HPV (Human papillomavirus) là gì?

Ung thư cổ tử cung do HPV
HPV được xem là loại virus phổ biến gây nên chứng ung thư cổ tử cung cho nữ giới

Hiểu một cách đơn giản, HPV là một loại virus gây lên hiện tượng u nhú. Thống kê cho thấy có đến hơn 100 type HPV, xong chỉ một số ít trong đó có khả năng gây ung thư. Vì thế không phải ai nhiễm HPV cũng sẽ mắc ung thư cổ tử cung. Tuy vậy, có đến 95% trường hợp ung thư phát triển do HPV gây nên.

Virus HPV có thể lây lan qua nhiều đường khác nhau, xong chủ yếu là qua đường tình dục, gồm âm đạo, quan hệ tình dục bằng miệng hay hậu môn… Kết quả thống kê cho thấy, tỷ lệ lây nhiễm HPV qua đường tình dục lên đến trên 40%. Tỷ lệ lây nhiễm HPV ở phụ nữ khá cao. Cụ thể, trong 10 năm đầu quan hệ tình dục, tỷ lệ lây nhiễm có thể lên đến 25% và trong suốt cuộc đời lên tới 80%.

Đây là loại vắc xin được tạo ra để chống lại sự viêm nhiễm những type HPV, nhất là type 18 và 16 – hai type gây ra ung thư cổ tử cung. Tuy không bắt buộc nhưng chích ngừa HPV được khuyến cáo ở nữ giới.

Chích ngừa ung thư cổ tử cung – Có cần thiết hay không?

Cùng với sự phát triển của chất lượng cuộc sống, vấn đề sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe bộ phận sinh dục ngày càng được quan tâm nhiều hơn. Chích ngừa HPV được các chuyên gia phụ khoa khuyến cáo khá phổ biến.

Tuy nhiên, vẫn có nhiều người chưa thật sự hiểu đúng công dụng của việc tiêm phòng virus HPV hay thắc mắc có nên chích ngừa HPV hay không. Vậy các chuyên gia phụ khoa nói gì về vấn đề này?

Theo chia sẻ của những chuyên gia phụ khoa, hiện tiêm vắc xin đang được xem là phương pháp hiệu quả nhất để bạn phòng ngừa bệnh ung thư cổ tử cung. Vắc xin HPV được đánh giá cao về tính hiệu quả trong bảo vệ trẻ em và phụ nữ tránh khỏi những bệnh liên quan đến virus HPV.

Cụ thể, các bác sĩ khuyến cáo trẻ em từ 9 tuổi đến 26 tuổi nên thực hiện chích ngừa ung thư cổ tử cung để đảm bảo vệ cơ thể trước khi phơi nhiễm loại virus này.

>>> Không chích ngừa ung thư cổ tử cung và tác hại có thể bạn chưa biết

Thực tế, virus HPV có khả năng lây lan cao. Thống kê cho thấy, có đến 20% trường hợp bị nhiễm HPV trong thời gian 4 tháng đầu quan hệ tình dục. Đặc biệt, tỉ lệ này lên đến 50% trong hai năm đầu phát sinh quan hệ tình dục.

Theo đó, HPV sẽ xâm nhập vào biểu mô tử cung, tạo nên những biến đổi của tế bào. Quá trình này diễn ra trong khoảng 10-20 năm. Một số biểu hiện thường thấy là ung thư tại chỗ, tân sinh trong biểu mô và xâm lấn.

Việc chích ngừa ung thư cổ tử cung sẽ giúp bạn phát hiện sớm để có thể có biện pháp xử lý kịp thời. Những phát hiện bằng tế bào học sẽ giúp tầm soát, tăng khả năng dự phòng và điều trị. Việc phát hiện sớm cũng sẽ giảm khả năng tử vong cho người bệnh.

Chích ngừa ung thu cổ tử cung
Chích ngừa sẽ giúp bạn phát hiện sớm để có thể có biện pháp xử lý kịp thời

Các trường hợp không tiêm vắc xin chích ngừa HPV có khả năng bị nhiễm HPV nếu có những yếu tố:

– Quan hệ tình dục kém an toàn

– Quan hệ với nhiều bạn tình khác nhau

– Thực hiện quan hệ đồng giới

– Tiếp xúc với mụn cóc

– Dinh dưỡng kém

– Suy giảm chức năng hệ miễn dịch

Khuyến cáo về chích ngừa ung thư cổ tử cung

Tại Việt Nam và một số quốc gia khác, việc tiêm chích ngừa ung thư cổ tử cung HPV được các chuyên gia y tế khuyến cáo ở những bé gái và phụ nữ. Độ tuổi khuyến cáo trong khoảng từ 9 tuổi đến khoảng 26 tuổi.

Thông thường, vắc xin HPV sẽ được tiêm 3 mũi, được tiêm trong khoảng 3 tháng. Quan trọng, để bảo vệ tốt nhất cũng như chống lại sự lây lan của HPV thì bạn cần phải tiêm đầy đủ cả 3 liều.

Hiện tại, các chủng vắc xin chích ngừa không có khả năng giúp bảo vệ và chống lại tất cả các type HPV gây chứng ung thư. Bên cạnh đó, nó cũng không có tác dụng đến đối tượng đã nhiễm HPV trước đó.

Vắc-xin HPV được chia làm 3 mũi và tiêm trong khoảng thời gian là 6 tháng.

Để phòng ngừa ung thư cổ tử cung hiệu quả thì bạn cần phải tiêm đủ cả 3 mũi này.

Ai là người cần chích ngừa HPV?

Vacxin HPV
Vắc xin phòng chống HPV được chỉ định cho nữ giới độ tuổi từ 9 tuổi đến 26 tuổi

Theo khuyến cáo của các chuyên gia y tế, vắc xin phòng chống HPV được chỉ định cho nữ giới độ tuổi từ 9 tuổi đến 26 tuổi. Thế nhưng, việc tiêm vắc xin phòng người nên được thực hiện càng sớm càng tốt.

Giải đáp thắc mắc khi chích ngừa ung thư cổ tử cung HPV

Để giúp bạn hiểu đúng về chích ngừa HPV, Phòng khám Bác sĩ Điệp xin giải đáp một số thắc mắc phổ biến về vấn đề này. Cụ thể:

Nam giới có cần chích ngừa ung thư cổ tử cung không?

Theo phân tích của các chuyên gia y tế, bé trai trong độ tuổi dậy thì có thể thụ hưởng lợi ích từ việc chích ngừa ung thư cổ tử cung.

Trung tâm phòng chống và kiểm soát bệnh tật Hoa Kỳ cho rằng, cần định hướng mở rộng tiêm phòng cho các bé trai. Nguyên nhân là do virus HPV cũng có thể làm tăng nguy cơ của một số căn bệnh nguy hiểm khác như ung thư đường sinh dục ở nam giới, ung thư miệng, ung thư vòng họng hay ung thư lưỡi…

Chích ngừa ung thư cổ tử cung có cần xét nghiệm không?

Bạn không cần thực hiện xét nghiệm trước khi tiêm phòng HPV chống ung thư. Tuy nhiên, cần lưu ý một số vấn đề như: nữ giới không mang thai, không trong liệu trình điều trị bệnh cấp tính và không dị ứng với các thành phần của vắc xin.

Giá chích ngừa ung thư cổ tử cung có đắt không?

Chi phí là vấn đề hầu hết chị em quan tâm khi thực hiện tiêm phòng virus HPV chống ung thư cổ tử cung. Vậy giá tiêm vắc xin có đắt không?

Hiện nhu cầu tiêm vắc xin phòng chống ung thư cổ tử cung tăng cao, do đó, chi phí tiêm khá đắt. Đôi khi, giá còn bị đẩy lên cao do số lượng vắc xin ít, còn nhu cầu tiêm thì ngày càng tăng mạnh.

Vì thế, bạn cần cân nhắc và chọn lựa địa điểm cung cấp mức giá hợp lý nhất.

Giá tiêm chích ngừa ung thư HPV bao nhiêu?

Phòng khám bác sĩ Điệp
Bạn cần cân nhắc và chọn lựa địa điểm cung cấp mức giá hợp lý nhất

Để giúp bạn nắm thông tin giá chi tiết, chúng tôi sẽ chia sẻ giá tiêm chích ngừa ung thư cổ tử cung. Cụ thể:

Vắc-xin Gardasil (1 mũi): 1.900.000 (Chưa bao gồm phí khám tư vấn )

Vắc-xin Gardasil (3 mũi): 6.000.000 (Đã bao gồm phí khám tư vấn)

Lưu ý: Giá vắc xin HPV có thể có sự chênh lệch tại các bệnh viện và phòng khám, xong giá chênh không quá lớn. Vì thế, bạn có thể tìm đến những địa chỉ uy tín để được tiêm vắc xin chất lượng với mức phí tốt nhất.

Tác dụng phụ khi chích ngừa ung thư cổ tử cung

Hầu hết vắc xin HPV không gây ra tác dụng phụ hay phản ứng nghiêm trọng nào. Tuy vậy, bạn có thể gặp phải một số phản ứng nhẹ như:

Sưng, đau hay quầng đỏ tại chỗ tiêm

– Nổi mề đay

– Có hiện tượng sốt nhẹ

– Mệt mỏi

– Đau đầu

– Đau cơ

– Buồn nôn

– Đau khớp

– Đau bụng

– Tiêu chảy

>>> Với những trường hợp gặp phản ứng khi chích ngừa ung thư cổ tử cung cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn xử lý.

Trên đây là phần tổng hợp các vấn đề cần nắm khi chích ngừa ung thư cổ tử cung. Hi vọng đây sẽ là những chia sẻ hữu ích, giúp bạn hiểu đúng về ung thư cổ tử cung và có cách phòng chống bệnh hiệu quả nhất.

/* */