Siêu âm thai 8 tuần có gì đáng chú ý, bé phát triển thế nào

Siêu âm thai 8 tuần thường là buổi đi khám đầu tiên của mẹ sau khi biết mình đã mang thai, nó sẽ giúp mẹ đánh giá tổng quan sự phát triển của bé. Mẹ hãy xin bác sĩ những lời khuyên cần thiết để chuẩn bị cho quá trình làm mẹ của mình.

Thai nhi 8 tuần tuổi sẽ phát triển thế nào, kích thước ra sao?

Vào giai đoạn 8 tuần tuổi bé còn nhỏ xíu với chiều dài chỉ khoảng 1,5 đến 2cm, tuy nhiên, hầu hết các bộ phận đã được hình thành nên bạn có thể quan sát được hình ảnh tương đối của bé.

Lúc này tim thai đã chia thành 4 ngăn với nhịp 100 đến 160 nhịp/phút, nhịp tim sẽ bắt đầu giảm đi từ tuần thứ 10 cho đến khi sinh. Vì thế bạn không cần lo lắng khi tim thai của bé đập nhiều hơn người trưởng thành, đây là chuyện hết sức bình thường.

Khi đi siêu âm thai 8 tuần bác sĩ sẽ béo với mẹ thai nhi đã có thể cử động, tuy nhiên do chuyển động quá nhẹ nên hầu hết các bà mẹ không cảm nhận được gì. Nhau thai đã phát triển đầy đủ nên mẹ có thể yên tâm rằng bé có thể phát triển toàn diện nhờ lượng dưỡng chất mẹ nạp vào cơ thể trong suốt quá trình mang thai.

Siêu âm thai 8 tuần
Mẹ nên siêu âm thai 8 tuần để nắm được kích thước và sự phát triển của thai nhi

Các chỉ số mẹ có thể biết sau khi đi siêu âm thai 8 tuần

Khi đi siêu âm, mẹ sẽ được bác sĩ thông báo các chỉ số của thai nhi, thông qua các chỉ số này bác sĩ có thể kết luận bé có đang phát triển khỏe mạnh hay không. Thông thường một em bé phát triển khỏe mạnh thì các chỉ số sẽ đạt đến mức tiêu chuẩn như sau: Đường kính túi thai 30mm, chiều dài đầu mông 16 đến 22mm, tim thai 100 đến 160 nhịp/phút.

Bác sĩ sẽ căn cứ vào chiều dài đầu mông để kết luận của thai nhi, việc tính toán như vậy sẽ chính xác hơn khi mẹ tính tuổi thai thông qua việc rụng trứng hay ngày thụ thai. Do đó mẹ có thể theo dõi sức khỏe của bé chính xác theo từng tuần chứ không bị lệch 1 – 2 tuần như trước.

Bác sĩ sẽ siêu âm thai 8 tuần thông qua kĩ thuật siêu âm 2D vì các chỉ số khá cơ bản, chỉ cần sử dụng phương pháp này là đủ. Các đợt khám thai sau đó thì siêu âm màu, 3D, 4D… sẽ được áp dụng tùy theo các loại chỉ số cần đo.

Bạn nên lưu ý rằng trong tuần thứ 8 thì bác sĩ đã có thể theo dõi tim thai, nếu không có thai máy thì có khả năng xảy ra hai loại tình huống sau:

+ Thai nhi phát triển chậm, mẹ tính lệch tuổi của tuần thai nên thai máy trễ hơn bình thường. Khi bác sĩ kiểm tra vẫn thấy nồng độ hCG trong nước tiểu vẫn như bình thường thì mẹ nên cần kiên nhẫn đợi thêm 1 – 2 tuần nữa để kiểm tra thai máy lần nữa.

+ Thai nhi đã ngừng phát triển, hay còn gọi là chết lưu, lúc này bác sĩ sẽ giúp mẹ loại bỏ thai nhi đã hỏng. Do thai nhi được loại bỏ sớm nên cũng không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe mẹ, bạn chỉ cần đợi 1 vài tháng cho sức khỏe hồi phục là có thể mang thai lại lần nữa.

Bác sĩ sẽ tiến hành các phương pháp siêu âm thai 8 tuần nào?

+ Siêu âm thai 8 tuần qua thành bụng:

Đây là phương pháp siêu âm phổ biến, có mặt tại tất cả các bệnh viện, phòng khám. Bác sĩ sẽ yêu cầu mẹ uống nhiều nước, nhịn tiểu để bàng quang căng lên, tử cung được nâng lên bác sĩ có thể soi rõ thai nhi hơn khi bé còn quá nhỏ. Sau này khi bé đã lớn thì việc làm căng bàng quang không còn quá cần thiết.

+ Siêu âm đầu dò khi thai 8 tuần:

Phương pháp này có độ phổ biến thấp hơn siêu âm thành bụng nhưng lại cho kết quả có độ chính xác cao hơn. Một số bà bầu có thể thấy ngại khi thực hiện hình thức này vì bác sĩ phải đưa đầu dò vào âm đạo của mẹ, đầu sẽ sẽ phát ra các sóng âm thanh, truyền hình ảnh ra ngoài. Thường thì phương pháp siêu âm đầu dò bắt buộc phải thực hiện nếu bác sĩ phát hiện ra bé không có tim thai hoặc có bất thường.

Hình ảnh thai nhi 8 tuần
Mẹ có thể nhìn thấy hình ảnh bé 8 tuần tuổi thông qua siêu âm thành bụng hoặc siêu âm đầu dò

Mẹ bầu cần chú ý điều gì khi mang thai tuần thứ 8?

Khi mang thai cơ thể mẹ sẽ yếu ớt hơn bình thường, có thể xuất hiện triệu chứng ốm nghén hay cơ thể khó chịu. Lúc này mẹ ăn 1 nhưng lại nuôi 2, bao gồm cả thai nhi ở trong bụng mình.

Theo các bác sĩ mẹ bầu cần chú ý một số vấn đề sau trong tuần thai thứ 8:

Ăn uống lành mạnh, đầy đủ dinh dưỡng

Sau khi siêu âm thai 8 tuần mẹ sẽ biết kích thước, chỉ số của bé như thế nào, có khỏe mạnh hay không. Bên cạnh đó bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ chế độ ăn uống hàng ngày để bé yêu lớn lên khỏe mạnh, không bị thiếu chất.

Lúc này, mẹ cần bổ sung thêm các loại dưỡng chất như: sắt, Canxi, acid Folic, vi chất… Bên cạnh việc ăn uống mẹ có thể bổ sung dưỡng chất dinh dưỡng thông qua các loại thực phẩm chức năng, vitamin bổ sung. Tuy nhiên  trước khi dùng chúng mẹ nên tham vấn ý kiến của bác sĩ để biết nó có an toàn với sức khỏe của mình hay không.

Thả lòng tinh thần

Dù mẹ mang thai ở bất kì giai đoạn nào, những tuần đầu như tuần tháng hay các tuần sắp sinh thì việc giữ tinh thần thoải mái cũng mang ý nghĩa quan trọng. Lúc này mẹ không nên làm các công việc nặng nhọc mà nên thả lỏng cơ thể, vận động nhẹ nhàng.

Tuy nhiên tập luyện môn thể thao nào, cường độ ra sao thì mẹ cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ bởi 1 số môn có thể mang tới nguy thương chấn thương cao, dễ sảy thai.

Mẹ cũng tránh làm việc căng thẳng hay làm việc trong môi trường độc hại.

Kết nối với bé mỗi ngày

Việc kết nối với bé từ khi mang thai sẽ giúp tình cảm mẹ con trở nên tốt hơn, thuận lợi cho quá trình giáo dục con sau này. Mẹ có thể kết nối bằng cách dành 2 lần 1 ngày, mỗi lần 5 đến 10 phút để nghĩ về bé. Mẹ có thể ngồi trên một chiếc ghế mềm mại, tay đặt lên bụng bé, suy nghĩ về bé và tương lai, tốt nhất mẹ nên có các suy nghĩ tích cực, tốt đẹp.

Sau này, khi bé đã bắt đầu cảm nhận được âm thanh, ánh sáng thì việc trò chuyện với bé mỗi ngày càng quan trọng hơn nữa, ngay cả người bố cũng có thể trò chuyện với bé khi thai nhi ở trong bụng.

Hạn chế việc quan hệ tình dục vì đây là giai đoạn nhạy cảm

Trong 3 tháng đầu mang thai, bào thai chưa ổn định, rất dễ bị sảy nên mẹ bầu nên tránh quan hệ tình dục với chồng. Từ tháng thứ 4 trở đi mẹ không cần kiêng quan hệ nữa nhưng phải sử dụng các tư thế an toàn, không tạo sức ép cho bé và vận động với cường độ vừa phải.

Bạn nên hạn chế quan hệ tình dục và dành thời gian cho việc ngủ nghỉ
Bạn nên hạn chế quan hệ tình dục và dành thời gian cho việc ngủ nghỉ

Đi khám thai và tuân theo hướng dẫn từ bác sĩ

Không chỉ siêu âm thai 8 tuần mà mẹ cũng cần đi siêu âm ở những tháng sau này. Việc khám thai định kì tốt cho cả mẹ và bé, mẹ sẽ nắm được bé có phát triển khỏe mạnh hay không, chỉ số cơ thể thế nào, có bất thường hay dấu hiệu của bệnh không… Việc phát hiện và điều trị sớm sẽ hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của bệnh lý nên sức khỏe, tính mạng của mẹ và thai nhi.

Bên cạnh siêu âm đôi khi mẹ còn phải làm các kiểm tra chuyên sâu như: xét nghiệm máu, xét nghiệm nước tiểu, kiểm tra nội tiết… Nhìn chung mẹ chỉ cần nghiêm chỉnh tuân theo các chỉ dẫn từ phía bác sĩ là được.

Siêu âm thai 8 tuần là điều mẹ bắt buộc phải làm để bước đầu nắm được tình trạng sức khỏe. Từ đó mẹ sẽ có những điều chỉnh thích hợp trong chế độ ăn uống, vận động, giúp bé chào đời khỏe mạnh, thông minh.