Độ mờ da gáy 1.3 mm có bình thường không và đáp án

Độ mờ da gáy 1.3 mm có bình thường không là điều mà mẹ bầu nào cũng lo lắng. Bởi độ mờ da gáy là yếu tố quyết định liệu bé có mắc bệnh Down hay các dị tật bẩm sinh khác không. Hãy cùng đi sâu vào bài viết này để tìm hiểu về độ mờ da gáy và tầm quan trọng của thông số.

Độ mờ da gáy 1.3 mm có bình thường không luôn là nỗi lo lắng của các chị em trong thời kỳ mang thai

1. Tổng quan về độ mờ da gáy – độ mờ da gáy 1.3 mm có bình thường không?

Trước khi tìm hiểu về độ mờ da gáy 1.3 mm có bình thường không thì chị em cần phải nắm rõ những thông tin cần thiết liên quan đến độ mờ da gáy.

Độ mờ da gáy là như thế nào

Khi siêu âm, phần da ở sau gáy có màu nhạt hơn ở các vùng còn lại do các chất dịch ở vùng gáy tích tụ lại. Chất dịch tích tụ này chỉ xuất hiện ở thai nhi từ 11 đến 14 tuần thai. Đo độ mờ da gáy giúp phát hiện các nguy cơ mắc hội chứng Down và các dị tật bẩm sinh ở thai nhi sớm nhất, từ đó đưa ra phương pháp chữa trị kịp thời.

Đo độ mờ da gáy là phương pháp hiệu quả nhất để phát hiện sớm nhất hội chứng Down trong thai kỳ. Đo độ mờ da gáy bằng cách siêu âm vùng da gáy trong thời gian thích hợp, giúp cho bác sĩ dễ dàng hơn trong việc chẩn đoán sức khỏe của thai nhi.

Ở vị trí sau gáy của tất cả thai nhi đều có một chất dịch tụ lại. Tuy nhiên, đối với những đứa trẻ bình thường thì lượng chất lỏng này lại ít hơn những đứa trẻ có nguy cơ mắc bệnh Down. Căn cứ vào điều này, các bác sĩ đã chẩn đoán bệnh Down thông qua độ mờ da gáy.

Siêu âm độ mờ da gáy từ tuần 11 - tuần 14 để biết bé có mắc phải hội chứng Down hay không
Siêu âm độ mờ da gáy từ tuần 11 – tuần 14 để biết bé có mắc phải hội chứng Down hay không

Tuy nhiên, kết quả này chỉ chính xác 75 % mà thôi, vẫn có trường hợp là bé bình thường nhưng mẹ cũng không nên chủ quan. Vì thế, mẹ cần thực hiện thêm một số xét nghiệm nữa để có kết quả chắc chắn.

Khi nào thì có thể đo độ mờ da gáy

Để biết độ mờ da gáy 1.3 mm có bình thường không thì cũng tùy vào thời gian mà mẹ được siêu âm, thời gian khác nhau thì độ mờ da gáy cũng khác nhau. Do vậy, thời gian để thực hiện đo độ mờ da gáy cũng rất là quan trọng.

Thời điểm thích hợp để đo độ mờ da gáy là từ tuần 11 đến 14 của thai kỳ, thời điểm này rất dễ phát hiện ra những điểm bất thường ở nhiễm sắc thể của trẻ. Bởi nếu như đo quá sớm, thai nhi còn quá nhỏ không thể cho ra kết quả chính xác được. Ngược lại, đo độ mờ da gáy quá muộn, chất dịch tích tụ đã được tản ra, độ mờ da gáy trở về mức bình thường nhưng không có nghĩa là cơ thể bé cũng bình thường.

Độ mờ da gáy
Đo độ mờ da gáy cần thực hiện vào thời gian hợp lý tốt nhất là tuần 12 và tuần 14 đối với phụ nữ mang song thai

Đo mờ da gáy có thể giúp phát hiện được điều bất thường ở 3 cặp nhiễm sắc thể gây dị tật ở trẻ sơ sinh:

Ba nhiễm sắc thể số 21: khiến trẻ sinh ra có trí tuệ và thể chất chậm phát triển và một số khiếm khuyết ở tim hay còn gọi là hội chứng Down.

Ba nhiễm sắc thể số 18: tăng nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu và gây khuyết tật nặng ở trẻ sơ sinh còn gọi là hội chứng Edward.

Ba nhiễm sắc thể số 13: khiến trẻ sinh ra dễ bị khuyết tật và có tuổi thọ ngắn, còn gọi là hội chứng Patau.

Độ mờ da gáy 1.3 mm có bình thường không? Thông số bao nhiêu là bình thường

Trong phần này, mẹ bầu sẽ biết được độ mờ da gáy 1.3 mm có bình thường không bằng cách đối chiếu với thời gian siêu âm sau đây:

Thông thường ở tuần thứ 11, độ mờ da gáy của thai nhi sẽ nhỏ hơn 2 mm. Sang tuần thứ 12, độ mờ da gáy sẽ nhỏ hơn 2.5 mm. Đến tuần thứ 13, độ mờ da gáy của bé sẽ nhỏ hơn 2.8 mm. Nếu như không biết rõ tuổi của thai nhi, có thể dựa vào kích thước để đo độ mờ da gáy, nếu thai nhi có kích thước từ 45 – 84 mm độ mờ da gáy không được quá 3.5 mm.

Những bé có độ mờ da gáy nhỏ hơn 1.3 mm thì nguy cơ mắc hội chứng Down và dị tật bẩm sinh là rất thấp. Ngược lại, độ mờ da gáy của thai nhi trên 3 mm thì có khả năng mắc hội chứng Down. Thậm chí, có trường hợp độ mờ da gáy khoảng 6mm, nguy cơ trẻ bị hội chứng Down và các dị tật bẩm sinh là rất cao.

2. Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc bệnh Down và các dị tật bẩm sinh khác ở trẻ sơ sinh

Ngoài biết được độ mờ da gáy 1.3 mm có bình thường không mẹ cũng phải chú ý các điều sau để giảm nguy cơ mắc hội chứng Down và các dị tật bẩm sinh.

Không sinh con quá muộn

theo nhiều nghiên cứu cho thấy, thai phụ ngoài tuổi 35 khi mang thai dễ dễ mắc phải hội chứng đao và các dị tật bẩm sinh, cứ 350 trẻ được sinh ra thì có 1 trẻ bị mắc bệnh đao. Còn đối với thai phụ ngoài 40 tuổi thì nguy cơ này còn cao hơn, cứ 100 trẻ thì có 1 trẻ bị đao. Thậm chí là thai phụ ở tuổi 45 thì tỷ lệ này là 1:30.

Sinh con
Mỗi cặp đôi nên nhanh chóng kết hôn và sinh con trong độ tuổi phù hợp để giảm nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh

Khám thai định kỳ

Việc khám thai thường xuyên là điều cần thiết đối với mỗi thai phụ. Dù là ở độ tuổi nào cũng nên khám thai định kỳ. Việc khám thai định kỳ sẽ giúp phát hiện các nguy cơ ảnh hưởng đến thai kỳ và gây dị tật ở thai nhi. Muốn biết độ mờ da gáy 1.3 mm có bình thường không thai phụ phải khám thai định kỳ và siêu âm phù hợp nhất vào tuần thứ 11 đến 14 của thai kỳ.

Khám sàng lọc trước hôn nhân

Việc khám sàng lọc trước hôn nhân cũng rất là quan trọng quyết định xem liệu con bạn có bị các dị tật di truyền hay không. Quá trình khám sàng lọc trước hôn nhân sẽ giúp các cặp vợ chồng chuẩn bị tốt nhất cho việc chào đón thành viên mới. Ngoài ra, khám sàng lọc tiền hôn nhân cồn giúp phát hiện và điều trị sớm các bệnh ảnh hưởng tới quá trình mang thai và sinh con của các cặp đôi. Điều này cũng giúp kiểm soát mang thai, thời điểm mang thai và số lượng con theo mong muốn.

Khám sàng lọc trước hôn nhân là điều cần thiết mà cặp đôi nào cũng nên làm
Khám sàng lọc trước hôn nhân là điều cần thiết mà cặp đôi nào cũng nên làm

Thực hiện sàng lọc trước khi sinh

Việc thực hiện sàng lọc trước khi sinh cho mẹ bầu được xem là phương pháp tối ưu nhất để giảm thiểu nguy cơ bị hội chứng Down và dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh và sẽ biết được độ mờ da gáy 1.3 mm có bình thường không. Sàng lọc trước khi sinh sẽ cho ra kết quả chính xác giúp phát hiện và điều trị kịp thời các nguy cơ đó và nên thực hiện ở tuần thứ 11 và tuần 12 đối với mang thai đôi.

Như vậy, qua bài viết này hy vọng qua bài viết này chị em đa phần nào nắm được các thông tin bổ ích liên quan tới độ mờ da gáy 1.3 mm có bình thường không. Thế nên, để chuẩn bị tốt cho sự chào đời của bé mẹ nên thực hiện siêu âm độ mờ da gáy để phát hiện và điều trị hội chứng Down và các dị tật bẩm sinh khác.

 

/* */