Các phương pháp gây chuyển dạ

Khi quá ngày sanh, các bạn thường lo lắng làm thế nào có sanh vì kéo dài thai kỳ sẽ nguy hiểm cho thai.

Khi nào bác sĩ chủ động gây chuyển dạ cho bạn

+ Khi thai bạn quá ngày, thường khoảng 41 tuần.

+ Những trường hợp sau cần lấy thai ra mà bạn chưa có dấu hiệu chuyển dạ như là đau bụng, cổ tử cung chưa mở đủ.

Ví dụ: *Bệnh lý nội khoa cần chấm dứt thai sớm như bệnh tim, phổi, gan, thận nặng.

*Tiền sản giật, hội chứng kháng phospholipid.

*Thai suy dinh dưỡng, thiếu ối, đa ối.

*Thai bất thường: dị tật, ối vỡ non, song thai.

*Thai lưu phải mổ.

Phương pháp gây chuyển dạ

+ Khi nào bạn phải mổ ngay từ đầu mà không được phép gây chuyển dạ

* Từng mổ dọc thân tử cung, mổ bóc u xơ, mổ vì vỡ tử cung, mổ xén góc cơ tử cung trong thai ngoài tử cung bám ở góc tử cung.

*Nhau tiền đạo, sa dây rốn.

*Herpes, mồng gà âm đạo cổ tử cung.

*Ung thư cổ tử cung.

*Ngôi thai bất thường.

*Bất xứng đầu chậu.

*Vết mổ lấy thai 2-3 lần

2. Bác sĩ thường dùng phương pháp nào để khởi phát chuyển dạ:

A. Đặt túi nước (Foley):

+  Dùng mỏ vịt mở âm đạo

+ Dùng ống thông tiểu foley đặt vào cổ tử cung của bạn, bơm nước vào ống thông, đầu ống thông sẽ nong cổ tử cung và gây mở cổ tử cung.

+ Giá phương pháp này rẻ.

+ Dễ đặt và theo dõi 12 giờ sau; nếu cổ tử cung mở trên 3cm túi sẽ rơi, nếu sau 12 không mở được cổ tử cung, túi sẽ được lấy ra.

+ Túi có thể đặt 1 hay lặp lại lần 2, nếu thất bại sẽ mổ lấy thai hay dùng phương pháp khác.

+ Phương pháp này thường gây khó chịu cho sản phụ.

B. Khởi phát chuyển dạ bằng thuốc kích thích cơn gò (Oxytoxin):

+ Thuốc dùng là oxytoxin liều thấp, truyền tĩnh mạch chậm.

+ Giá rẻ.

+ Theo dỏi 12-24 giờ., có gắn máy theo dõi tim thai và cơn gò

+ Có thể gây cơn gò cứng, tim thai thay đổi phải mổ lấy thai.

C.Khởi phát chuyển dạ bằng đặt túi âm đạo (propess )

+ Là 1 loại prostaglandinE2 tổng hợp.

+ Thuốc giá mắc.

+Tiện lợi cho sản phụ, không khó chịu khi đặt.

+ Chỉ 1 túi nhỏ đặt vào âm đạo.

+ Thời gian đặt và theo dõi 24 giờ, nếu chưa gây được chuyển dạ xem như gây chuyển dạ thất bại.

+ Có tác dụng phụ như gây gò cường tính, suy thai thì phải mổ lấy thai + Được theo dõi tim thai và cơn gò bằng máy monitor mỗi 6 giờ

+  Tác dụng phụ có thể gâydị ứng thuốc: sốt, rét run, nôn, buồn nôn, tiêu chảy.

+ Không dùng cho bệnh nhân suyển, rối loạn đông máu, dị ứng cấp, có vết mổ cũ.

+ Khi cổ tử cung mở hơn 3cm và có cơn gò đủ hay ra nước – các bạn sẽ được chuyển lên phòng chờ sanh.

Phòng khám sản phụ khoa của BS – CKII: PHẠM THỊ NGỌC ĐIỆP ( BV Từ Dũ )

Địa chỉ: 271 Nguyễn Duy Dương, Phường 4, Quận 10.

ĐT: 033.5155.192

Fanpage: Facebook.com/Sản, Phụ Khoa Từ Dũ – BS Điệp

Website: sanphukhoatudu-bsdiep.com