Các xét nghiệm khi mang thai mẹ bầu cần phải biết

Bất kỳ mẹ bầu nào cũng cần biết đến các xét nghiệm cần thiết khi mang thai để thực hiện đầy đủ trong thai kỳ. Bởi các xét nghiệm khi mang thai có ý nghĩa rất quan trọng với sức khỏe của mẹ bầu trong suốt thai kỳ. Vậy chị em lần làm những xét nghiệm gì khi mang thai?

1. Ý nghĩa của việc xét nghiệm khi mang thai

Các xét nghiệm khi mang thai có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi. Qua các chỉ số xét nghiệm có được, bác sĩ sẽ đánh giá, chẩn đoán được tình hình sức khỏe của mẹ bầu, theo dõi sự phát triển của em bé trong bụng mẹ. Trong trường hợp có dấu hiệu bất thường sẽ có phương pháp điều trị kịp thời.

Cụ thể, xét nghiệm khi mang thai mang lại những ý nghĩa như:

  • Tầm soát sớm các nguy cơ bệnh lý với cả mẹ bầu và thai nhi
  • Làm cơ sở để chẩn đoán, đánh giá thể trạng, sức khỏe của mẹ bầu.
  • Phát hiện kịp thời các dị tật bẩm sinh có thể xảy ra với thai nhi
  • Tầm soát, sàng lọc các nguy cơ bệnh truyền nhiễm, bệnh lây nhiễm từ mẹ sang con
  • Kiểm tra sự phát triển toàn diện của em bé, sàng lọc sớm các nguy cơ dị tật nguy hiểm như: Bệnh tim bẩm sinh, dị tật ống thần kinh, hội chứng bệnh down.
  • Theo dõi, phát hiện sớm các nguy cơ biến chứng thai kỳ, đa ối, thiếu nước ối, thai ngoài tử cung, thai lưu,…

Như vậy có thể thấy rằng, kết quả của các xét nghiệm cần thiết khi mang thai mang lại nhiều ý nghĩa lớn cho sự an toàn của mẹ bầu. Đây cũng là những hạng mục cần thiết giúp bạn có một thai kỳ khỏe mạnh để bé yêu chào đời thông minh và bụ bẫm.

Các xét nghiệm khi mang thai

2. Các xét nghiệm cần làm khi mang thai

Mặc dù việc xét nghiệm khi mang thai rất cần thiết nhưng nhiều chị em vẫn chưa biết khi mang thai cần làm những xét nghiệm gì. Dẫn đến việc xét nghiệm không đầy đủ các hạng mục cần thiết, việc tầm soát sớm nguy cơ bệnh tật không mang lại kết quả thực sự tốt.

Dưới đây là các xét nghiệm chị em không thể bỏ quên trong thời kỳ mang thai.

2.1 Xét nghiệm triple test

Xét nghiệm triple test có ý nghĩa rất quan trọng trọng việc kiểm tra, đánh giá nguy cơ rối loạn nhiễm sắc thể ở thai nhi. Loại xét nghiệm này thường được tiến hành từ tuần thai thứ 16 đến tuần thai thứ 18.

Các bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của người mẹ để làm xét nghiệm, phân tích, sàng lọc nguy cơ, dấu hiệu của tình trạng rối loạn nhiễm sắc thể bẩm sinh ở thai nhi.

Trong các trường hợp cần thiết, có dấu hiệu bất thường nghiêm trọng ở thai nhi, bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp phù hợp nhất cho thai phụ. Do đó, đây là một trong những xé nghiệm cần thiết mẹ bầu không được bỏ qua.

2.2 Xét nghiệm nhóm máu

Xét nghiệm nhóm máu có tác dụng theo dõi Rh trong máu. Đây là một loại protein có thể xuất hiện trên hồng cầu. Nếu Rh trong máu của thai nhi là dương tính, Rh người mẹ là âm tính thì có thể gây ra tình trạng phá vỡ tế bào hồng cầu của thai nhi. Dẫn đến những biến chứng thai kỳ nguy hiểm cho cả mẹ và bé. Vì vậy, đây cũng là một trong các xét nghiệm cần thiết khi mang thai chị em không được bỏ lỡ.

2.3 Xét nghiệm nước tiểu

Xét nghiệm nước tiểu nhằm xác định các dấu hiệu viêm nhiễm về hệ tiết niệu khi mang thai. Bên cạnh đó, hàm lượng glucozo trong nước tiểu còn giúp bác sĩ chẩn đoán, sàng lọc nguy cơ tiểu đường khi mang thai ở mẹ bầu. Tiểu đường khi mang thai có thể dẫn đến tình trạng tiền sản giật đe dọa trực tiếp đến tính mạng mẹ bầu khi sinh nở.

2.4. Cấy dịch âm đạo sàng lọc liên cầu khuẩn beta

Xét nghiệm này thường được chỉ định vào tuần thai thứ 35 đến 37. Mục đích của xét nghiệm là để sàng lọc nguy cơ thai nhi nhiễm liên cầu khuẩn Beta- một dạng bệnh lý có thể gây ra những biến chứng khó lường cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Trong các diễn biến nghiêm trọng, liên cầu khuẩn này có thể gây nhiễm trùng huyết đối với người mẹ và gây viêm phổi bẩm sinh ở em bé. Do đó, xét nghiệm cấy dịch âm đạo để tầm soát sớm nguy cơ nhiễm liên cầu khuẩn beta là một trong những xét nghiệm quan trọng mẹ bầu không thể bỏ lỡ trong thai kỳ.

2.5 Xét nghiệm rubella

Rubella là căn bệnh rất nguy hiểm có thể gây ra nhiều dị tật bẩm sinh cho thai nhi nếu trong thời gian mang thai, mẹ bầu bị nhiễm khuẩn rubella. Vì vậy mẹ bầu cần chú ý thực hiện xét nghiệm này để có biện pháp điều trị hiệu quả.

2.6 Xét nghiệm viêm gan

Viêm gan B và bệnh viêm gan C là những căn bệnh rất dễ mắc phải khi mang thai. Khi mẹ bầu nhiễm virus viêm gan thai nhi cũng có nguy cơ rất cao đối mặt với căn bệnh này. Do đó, trong các xét nghiệm tầm soát bệnh tật khi mang thai, mẹ bầu cũng không được bỏ qua loại xét nghiệm này.

2.7 Xét nghiệm bệnh lây truyền qua đường tình dục

Các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục thường gặp khi mang thai là bệnh giang mai, lậu, chlamydia,…Những căn bệnh này có thể lây truyền trực tiếp cho thai nhi qua dây rốn và tiếp xúc trực tiếp khi sinh nở bằng biện pháp sinh thường. Trong trường hợp mẹ bầu có hoạt động tình dục không an toàn trong thời gian mang thai thì cần làm xét nghiệm này để sàng lọc sớm nguy cơ lây bệnh cho em bé.

2.8 Xét nghiệm bệnh lao

Xét nghiệm bệnh lao cũng là một trong các xét nghiệm chị em cần chú ý thực hiện khi mang thai. Nhất là những người có nguy cơ mắc bệnh cao do hệ miễn dịch suy yếu hoặc có tiền sử mắc căn bệnh này.

2.9 Xét nghiệm HIV/ AIDS

HIV/AIDS là những căn bệnh mắc phải do virus gây ra tình trạng suy giảm miễn dịch. Đây là những căn bệnh thế kỷ rất nguy hiểm có thể gây tử vong cho cả mẹ bầu và em bé trong bụng. Vì vậy, khi mang thai chị em cần chú ý thực hiện đầy đủ xét nghiệm này để bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

Ngoài ra, trong trường hợp khi mang thai mẹ bầu có đi qua vùng dịch virus Zika thì cũng nên thực hiện thêm xét nghiệm này. Nhằm loại bỏ yếu tố lây nhiễm bệnh và có biện pháp điều trị kịp thời nếu có dấu hiệu của bệnh lý.

Thời kỳ thai nghén kéo dài đến hơn 9 tháng, khi mang thai sức khỏe, hệ miễn dịch của người phụ nữ cũng yếu hơn so với các thời điểm khác. Do đó, thực hiện đầy đủ các xét nghiệm cần thiết trong thời kỳ mang thai sẽ giúp chị em phòng ngừa và điều trị các dấu hiệu của bệnh kịp thời, giảm thiểu tối đa nguy cơ biến chứng.

Chỉ số xét nghiệm khi mang thai

Trên đây là những chia sẻ về các xét nghiệm khi mang thai mẹ bầu cần biết. Hy vọng đã giúp chị em có thêm nhiều kiến thức hữu ích trong việc chăm sóc sức khỏe khi mang thai.

/* */