Tổng phân tích nước tiểu là một xét nghiệm hiện khá phổ biến ở tất cả các cơ sở y tế, bệnh viện. Vậy thế nào là tổng phân tích nước tiểu? Khi nào cần tiến hành loại xét nghiệm này? Hãy cùng chúng tôi đi tìm câu trả lời qua những nội dung dưới đây.
Mục lục bài viết
Tổng quát về nước tiểu và tổng phân tích nước tiểu
Những đặc điểm vật lý của nước tiểu
Màu: lượng nước nạp vào cơ thể, thức ăn, thuốc uống hay bệnh tật đều sẽ ảnh hưởng đến màu sắc của nước tiểu. Nếu nước tiểu có màu đỏ nâu thì đó là do sự ảnh hưởng của thuốc, ô mai, máu trong nước tiểu hoặc củ cải đường. Còn thông thường nếu chỉ thể hiện lượng nước trong cơ thể thì nước tiểu sáng và đậm màu.
Mùi: mùi thông thường là khai nhẹ. Nhưng nếu nước tiểu có mùi khác như mùi khai nặng là do nhiễm trùng vi khuẩn E.Coli, mùi trái cây do đái tháo đường hoặc mùi hôi do ung thư thận, ung thư bang quang.
Độ trong: nước tiểu thường có màu trong nhưng khi nước tiểu trở nên đục hơn thì đó là do vi khuẩn, máu, tinh trùng, tinh thể hoặc chất nhầy.
Tổng phân tích nước tiểu là gì?
Tổng phân tích nước tiểu hay nói một cách đơn giản là xét nghiệm nước tiểu, qua đây để phát hiện những rối loạn như nhiễm trùng đường tiết niệu, đái tháo đường hoặc những căn bệnh về thận. Kết quả xét nghiệm bao gồm nồng độ các chất có trong nước tiểu nếu có chỉ số không bình thường thì có thể đồng nghĩa với việc bạn đang bị bệnh.
Người ta thực hiện xét nghiệm nước tiểu bằng cách dùng cốc chứa mẫu lấy khoảng 30 – 60ml nước tiểu của bệnh nhân.

Thời điểm nào thì cần tiến hành xét nghiệm nước tiểu?
Việc tiến hành tổng phân tích nước tiểu không phải chỉ được tiến hành khi cơ thể có dấu hiệu bất thường mà bác sĩ có thể xét nghiệm nước tiểu trong những trường hợp sau:
– Khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ.
– Đánh giá tiền phẫu thuật, nhập viện.
– Sàng lọc ma túy.
– Chẩn đoán bệnh: sỏi thận, tiểu đường không kiểm soát, suy thận, suy nhược cơ.
– Theo dõi sự tiến triển và điều trị những bệnh về tiểu đường, bệnh thận liên quan đến lupus, huyết áp, nhiễm trùng thận, máu hay protein trong nước tiểu, suy thận.
– Sàng lọc bệnh thận, bệnh gan, cao huyết áp, đái tháo đường.
– Khi thử thai hoặc khám thai cũng cần xét nghiệm nước tiểu.
Tiến hành tổng phân tích nước tiểu và ý nghĩa của các thông số
Cách lấy mẫu nước tiểu
Vì nước tiểu chịu sự ảnh hưởng của lượng thức ăn và nước uống mà chúng ta dung nạp vào mỗi ngày nên thời điểm lý tưởng nhất để lấy mẫu nước tiểu là lúc sáng sớm. Sau khi lấy mẫu để phục vụ cho việc tổng phân tích nước tiểu cần phải vận chuyển ngay đến nơi xét nghiệm. Vì nếu sau 1 giờ, nước tiểu sẽ bị biến đổi làm ảnh hưởng đến kết quả. Những biến đổi đó có thể là:
– Sự biến đổi ure thành amoniac làm tăng độ pH.
– Vi khuẩn trong nước tiểu sử dụng đường và sự ly giải glucose làm giảm lượng glucose trong nước tiểu.
– Nước tiểu bay hơi làm giảm ketone.
– Tiếp xúc với ánh sáng làm giảm bilirubin.
– Sự suy giảm urobilinogen do oxy hóa.
– Vi khuẩn biến đổi nitrat thành nitrit làm tăng nồng độ nitrit trong nước tiểu.

Các chỉ số khi tổng phân tích nước tiểu
Những chỉ số bình thường trong nước tiểu được thống kê trong bảng sau:
TT | Thông số | Chỉ số |
1 | Leukocyte (LEU) | 10 – 25LEU/UL |
2 | Nitrit (NIT) | Phản ứng định tính |
3 | Urobilinogen (URO) | 0.2 – 1.0 mg/dL hoặc 3.5 – 17 mmol/L |
4 | Bilirubin (BIL) | 0.4 – 0.8 mg/dL hoặc 6.8 – 13.6 mmol/l |
5 | Protein (PRO) | 7.5 – 20 mg/dL |
6 | pH | 5 – 7 |
7 | Blood (BLD) | 0.015 – 0.062 mg/dL hoặc 5 – 10 Ery/UL |
8 | Specific (SG) | 1.003 – 1.030 |
9 | Ketone (KET) | 2.5 – 5 mg/dL hoặc 0.25 – 0.5 mmol/L |
10 | Glucose (GLU) | 50 – 100 mg/dL hoặc 2.5 – 5 mmol/L |
Phân tích cụ thể từng thông số khi tổng phân tích nước tiểu như sau:
– LEU:
Đây là tế bào bạch cầu trong nước tiểu. Khi bị v bàng quang, viêm niệu đạo,… LEU sẽ tăng lên. Những căn bệnh này là do viêm đường tiết niệu do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm. Nhưng cũng có một vài trường hợp cho kết quả LEU âm tính như viêm niệu đạo do Chlamydia trachomatis, lao, viêm thận do kẽ do thuốc. Khi bị viêm đường tiết niệu, bạn sẽ có những bất thường khi đi tiểu như tiểu nhiều lần, tiểu rắt, tiểu buốt,
– NIT:
NIT chỉ xuất hiện khi vi khuẩn chuyển hóa nitrat thành nitrit. Nhiễm trùng đường tiểu chính là nguyên nhân xuất hiện loại vi khuẩn này. Do đó nếu xét nghiệm nước tiểu có nitrit, rất có thể bạn đang bị nhiễm trùng đường tiểu.
– URO:
URO xuất hiện do sự thoái hóa của bilirubin. Nước tiểu thường có màu nhạt khi chứa một lượng nhỏ URO. Khi chỉ số của URO trong kết quả tổng phân tích nước tiểu vượt quá chỉ số bình thường đã nêu trên thì có thể bạn đã mắc bệnh về gan như xơ gan, viêm gan,.. hoặc đang bị tắc nghẽn đường mật.
– BIL:
Sự thoái hóa của hồng cầu tạo ra BIL. BIL chủ yếu được thải qua đường phân, chỉ tồn tại một ít ở nước tiểu. Nếu chỉ số BIL tăng cao thì đó là dấu hiệu của các bệnh về gan hoặc túi mật như URO.
– PRO:
Protein nếu được phát hiện trong nước tiểu đồng nghĩa với việc bạn đang có bệnh về thận, nhiễm trùng tiết niệu hoặc đang ngộ độc thai nghén, có máu trong nước tiểu,…
– pH:
Khi pH7 là nước tiểu có tính kiềm.Nếu pH=9 tức là nước tiểu có tính bazơ mạnh. Khi làm xét nghiệm nước tiểu, nếu pH tăng đồng nghĩa với việc đang có nhiễm khuẩn thận, suy thận mạn,… Ngược lại, nếu pH giảm tức là nhiễm ceton do tiểu đường, mất nước do tiêu chảy.
– SG:
Specific hay còn được gọi là tỷ trong nước tiểu dùng để đánh giá độ đặc/loãng của nước tiểu. Chỉ số SG tăng khi bị nhiễm khuẩn, tiểu đường, bệnh về gan, bệnh lý ống thận,… Còn chỉ số SG giảm khi bị viêm thận cấp, viêm đài bể thận, viêm cầu thận.
– KET:
Chất béo bị phân hủy thành năng lượng sẽ tạo ra KET. Khi chỉ số PET trong bảng thông số tổng phân tích nước tiểu vượt quá chỉ số bình thường thì đó là dấu hiệu của những người tiểu đường không kiểm soát, nghiện rượu, nhịn ăn lâu ngày hoặc những người có ít chất bột đường trong chế độ ăn hàng ngày.
– GLU:
Nước tiểu thường không có hoặc rất ít glucose. Nước tiểu chứa glucose khi cơ thể không kiểm soát được lượng đường do tiểu đường hoặc đường huyết trong máu cao. Hoặc khi thận bị tổn thương cũng có thể tìm thấy Glucose trong nước tiểu.

Ý nghĩa của chỉ số tổng phân tích nước tiểu trong một vài bệnh
Đái tháo đường
Bạch cầu, nitrit, ketone, glucose,… là những chỉ số có thể dùng để đánh giá biến chứng chuyển hóa của đái tháo đường. Việc theo dõi biến chứng bệnh thận hay chuyển hóa của đái tháo đường có thể thực hiện qua theo dõi những thông số này theo thời gian. Qua chỉ số bạch cầu và nitrit trong kết quả tổng phân tích nước tiểu có thể phát hiện nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Đồng thời qua ketone cũng có thể đánh giá mức độ nặng hay nhẹ hoặc những rối loạn chuyển hóa ketone. Khi tình trạng này chuyển biến nặng có thể hôn mê thậm chí là tử vong.
Những rối loạn thai kỳ
Protein có thể đánh giá tiền sản giật và glucose có thể đánh giá tiểu đường thai kỳ.
Những rối loạn về tiết niệu
Máu nước tiểu là thông số quan trọng nhất để phát hiện những rối loạn này. Thông qua máu nước tiểu có thể chỉ ra được những tổn thương về thận hoặc tiết niệu. Ngoài ra, những căn bệnh lành tính như sỏi thận, bàng quang, niệu quản cũng khiến cho máu có trong nước tiểu. Tuy nhiên, ung thư đường tiết niệu cũng có dấu hiệu là máu trong nước tiểu.

Những bệnh lây qua đường tình dục
Thông qua việc phát hiện enzyme esterase của bạch cẩu người ta có thể đánh giá những bệnh lây qua đường tình dục đồng thời việc tăng số lượng bạch cầu trong nước tiểu cũng có thể chỉ ra sự đáp ứng của vi khuẩn đối với những căn bệnh này.
Những rối loạn do ăn uống
Tỷ trọng và ketone là những chỉ số có thể đánh giá những rối loạn này. Tỷ trọng thể hiện sự nôn nặng còn ketone thể hiện sự đói hoặc nôn nặng. Do đó, sự kết hợp của hai thông số này có thể đánh giá sự mất nước, những rối loạn ăn uống như chán ăn thần kinh, nôn khi ăn.