Chị em có thể biết cách tính ngày dự sinh một cách chính xác dựa trên chu kỳ kinh nguyệt cũng như nhiều yếu tố khác. Xác định sớm ngày dự sinh giúp mẹ chuẩn bị tốt về tâm lý cũng như những đồ dùng cần thiết khác cho bé yêu khi chào đời.
1. Tại sao phải tính ngày dự sinh?
Thông thường dân gian vẫn truyền lại kinh nghiệm về thời gian thai nghén của phụ nữ là 9 tháng 10 ngay. Tuy vậy, không phải ai khi mang bầu cũng có thời gian mang thai và sinh nở chính xác được như vậy. Mỗi người có một thể trạng khác nhau nên thời điểm sinh cũng có thể khác nhau. Vậy nên có nhiều lý do để bạn cần phải tính ngày dự sinh.
Ngày dự sinh là gì?
Ngày dự sinh được biết đến là ngày được dự đoán em bé sẽ chào đời. Có nhiều cách tính ngày dự sinh đối với mỗi ngày. Những thông thường nhất là các mẹ vẫn tính toán dựa trên chu kỳ kinh nguyệt. Các bác sĩ khi siêu âm cũng dựa trên kết quả siêu âm để tính tuổi thai với mức độ chính xác khoảng hơn 90% với thể trạng bình thường của mẹ bầu.
Những lý do phải tính ngày dự sinh
Tính ngày chính xác mẹ bầu sinh con: Thời gian mang thai thông thường là 9 tháng, tính ngày dự sinh để biết được thời điểm chính xác một cách tương đối ngày mẹ bầu sẽ lâm bồn. Mẹ bầu nào khi mang thai cũng trải qua một quá trình dài mang thai vất vả và mong muốn đến ngày nhìn thấy con yêu chào đời. Tính ngày dự sinh để mẹ bầu không phải sốt ruột khi biết chắc chắn rằng đến ngày đó mình sẽ lâm bồn.
Chuẩn bị tốt về điều kiện vật chất: việc tính ngày dự sinh giúp bố mẹ của bé sẽ biết đến thời điểm nào nên chuẩn bị những gì cho đứa con sắp chào đời. Khi nào nên mua sắm đồ dùng, quần áo, đồ cá nhân và chuẩn bị phòng ốc cho con. Thời điểm nào nên hoàn thành việc chuẩn bị, để đứa con khi chào đời không rơi vào tình thế bị động khi chưa kịp chuẩn bị trước.
Tránh tình trạng thai quá ngày: trong y học, cách tính ngày dự sinh là giải pháp tốt nhất để theo dõi thai nhi có bị quá ngày sinh hay không. Nếu quá ngày thì cần theo dõi để kiểm tra tình hình sức khỏe của thai nhi, mức độ cạn ối và những khả năng gây nguy hiểm đến thai nhi khi quá ngày. Đồng thời có hướng để thúc sinh khi cần thiết.
Tính ngày dự sinh có chuẩn không?
Nếu một thai phụ có thai kỳ bình thường thì cách tính ngày dự sinh đạt mức độ chính xác rất cao, tính ngày khá chuẩn. Tuy nhiên, ngày lâm bồn của một thai phụ có đúng ngày dự sinh hay không, sớm hay muộn còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Với con đầu lòng thì ngày sinh thường muộn hơn, còn với con thứ hai thì ngày sinh sẽ thường sớm hơn ngày dự sinh.
Bên cạnh đó, còn có những yếu tố về sức khỏe, rủi ro trong quá trình mang thai mà ngày dự sinh không để tính toán chính xác. Bởi có nhiều trường hợp thai bị sinh non, chết lưu, hoặc phải mổ lấy thai sớm do cạn ối hay rau cuốn cổ, rau tiền đạo… Cũng có trường hợp thi nhi bị quá ngày sinh và phải dùng phương pháp mổ bắt thai hoặc giải pháp thúc sinh để em bé được chào đời an toàn.
2. Cách tính ngày dự sinh phổ biến nhất hiện nay
Có khá nhiều cách tính ngày dự sinh dựa trên những yếu tố nhất định. Thông thường người ta vẫn dùng những cách sau để tính ngày sinh con của thai phụ:
Tính ngày dự sinh dựa trên chu kỳ kinh nguyệt
Cách thường thấy nhất để tính ngày dự sinh là dựa vào chu kỳ kinh nguyệt của mẹ bầu. Cách tính như sau: lấy ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng cộng với 7, ngày cộng thêm 9 tháng sẽ ra ngày lâm bồn của mẹ bầu. Ví dụ: ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng là 14/2/2021 thì cách tính như sau: lấy ngày 14 + 7 = 21; tiếp tục lấy tháng 2 + 9 = 11; như vậy ngày dự sinh của mẹ bầu trường hợp này sẽ là ngày 21 tháng 11 năm 2021.
Tuy vậy, trên thực tế, chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ không giống nhau. Thông thường không phải ai cũng có chu kỳ kinh nguyệt đều đặn. Do vậy, cách tính ngày không phải với mẹ bầu nào cũng chính xác. Cách tính ngày dự sinh dựa theo chu kỳ kinh nguyệt chỉ phù hợp và chính xác với những mẹ bầu nào có chu ky fminh nguyệt chuẩn là 28 ngày.
Tính ngày dự sinh dựa trên kết quả siêu âm
Cách tính ngày dự sinh dựa trên kết quả siêu âm được hầu hết các bác sĩ ứng dụng trong thực tế. Bởi dựa trên kết quả siêu âm thì bác sĩ sẽ ước đoán được tuổi thai. Khi siêu, thai nhi ở mỗi thời điểm sẽ đạt đến những tiêu chuẩn nhất đinh được tính chính xác trong y học.
Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, khi siêu âm, bác sĩ sẽ tiến hành đo đạc kích thước, chiều dài, các thái cực phát triển của thai nhi để ước đoán thai nhi được bao nhiêu tuần tuổi. Sau đó sẽ tính ngày dự sinh bằng cách làm tròn tuổi thai lên 40 tuần. Ngày dự sinh được tính toán chuẩn nhất khi mẹ siêu âm thai vào thời điểm thai nhi được 12 tuần tuổi +/_ 7 ngày.
Còn đôi với những trường hợp mẹ bầu áp dụng biện pháp hỗ trợ sinh sản thì tuổi thai được tính bắt đầu từ ngày chọc hút trứng. Hoặc tính từ ngày chuyển phôi hay ngày bơm tinh trùng vào trứng của phụ nữ.
Tính ngày dự sinh dựa vào ngày rụng trứng
Cách tính ngày dự sinh dựa trên ngày quan hệ vợ chồng chỉ phù hợp với những cặp đôi ít quan hệ tình dục hoặc quan hệ tình dục không thường xuyên. Tuy nhiên, các cặp đôi quan hệ thường xuyên, có chu kỳ kinh nguyệt không đều, và không nhớ chính xác ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt thì không tính được.
Nên còn cách khác là tính ngày trứng rụng. Thông thường, tinh trùng có thể sống trong cơ thể người phụ nữ khoảng 5 ngày. Vì vậy, nếu trứng rụng trong thời gian này thì người phụ nữ vẫn có khả năng mang thai. Do vậy, cách tính này thực hiện như sau: lấy ngày rụng trứng và có quan hệ tình dục rồi cộng thêm 266 ngày (tức là 36 tuần) sẽ ra ngày dự sinh.
Đo bề cao tử cung
Quá trình phát triển của thai nhi trong bụng mẹ được tính chính xác và xác định các chỉ số chuẩn trong y học. Thai nhi sau tháng đầu tiên thì chiều cao tử cung của mẹ bầu sẽ tăng lên mỗi tháng 4cm. Cách tính ngày dự sinh được thực hiện như sau: bác sĩ thông qua việc khám thai sẽ đo khoảng cách giữa xương mu đến đáy tử cung. Công thức tính tuổi thai là lấy chiều cao tử cung/4 + 1 hoặc tính bằng cách lấy tuổi thai (tuần) = Chiều cao tử cung + 4.
Tính ngày dự sinh dựa vào cử động của thai nhi
Với những mẹ bầu từng có kinh nghiệm sinh con trước đó đều biết được thời điểm nào em bé trong bụng có thể cử động. Bởi thông thường, từ tháng thứ 4 đến tháng thứ 5 là thai nhi có thể cử động nhiều trong bụng mẹ. Mẹ bầu cũng cảm nhận rõ ràng những cử động của em bé bên trong cơ thể mình.
Mẹ bầu cũng có thể tính ngày dự sinh bằng cách: lấy ngày đầu tiên thai nhi bắt đầu cử động cộng với 20 tuần là sẽ ra ngày sinh của em bé. Cách này có độ chính xác chỉ tương đối, mẹ cũng chỉ nên tham khảo. Bởi hiện nay có rất nhiều cách tính ngày dự sinh với độ chính xác cao.
Tính ngày dự sinh của thai nhi thụ tinh trong ống nghiệm
Đây còn gọi là cách tính ngày dự sinh của thai nhi IVF – phương pháp thụ thai trong ống nghiệm. Phương pháp này khác với mang thai tự nhiên nên cách tính ngày mẹ lâm bồn có đôi chút khác biệt. Cách tính tuổi thai trường hợp này được tính theo tuổi của trứng chứ không tính ngày phôi thai được chuyển vào bên trong tử cung.
Cách tính như sau:
– Chuyển phôi ngày 3: tuổi thai được tính = ngày chuyển phôi + 2 tuần + 3 ngày) / 7 sẽ ra số tuần tuổi của thai nhi trong bụng mẹ.
– Chuyển phôi vào ngày 5: tuần tuổi thai = Ngày chuyển phôi cộng với 2 tuần + 5 ngày) / 7.
Với cách tính này thì tuổi thai cũng được tính bắt đầu từ ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng của người mẹ. Cũng giống như cách tính tuổi thai của người mang thai tự nhiên. Tuy nhiên để chính xác hơn thì kết quả thăm khám của 3 tháng đầu se chỉ ra rõ hơn.
Cách tính ngày dự sinh bằng ứng dụng trực tuyến
Một cách tính ngày dự sinh đơn giản hơn nhiều đối với các mẹ bầu thành thạo internet hiện nay là tính ngày dự sinh online. Các chị em chỉ cần truy cập vào website có công cụ hỗ trợ tính ngày dự sinh trực tuyến. Sau đó nhập ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt cuối cùng, thêm số ngày của một chu kỳ vòng kinh. Công cụ hỗ trợ sẽ trả lại kết quả dự đoán ngày lâm bồn của mẹ bầu. Cách tính này cũng được lập trình dựa trên cách tính ngày dự sinh theo chu kỳ kinh nguyệt của mẹ bầu.
Các yếu tố ảnh hưởng đến độ chính xác của ngày dự sinh
Mỗi cách tính ngày sinh bé như trên đều có những sai số nhất định và không chính xác hay chuẩn với bất kỳ ai. Tính theo chu kỳ kinh nguyệt thì đa số chị em có chu kỳ kinh không đều, tính ngày quan hệ thì không đảm bảo độ chính xác cao. Nếu tính theo chiều cao tử cung thì bị ảnh hưởng mức độ chuẩn xác do mẹ béo phì, thừa cân hoặc mẹ bầu đa thai…
Do vậy, theo đánh giá khả quan thì siêu âm để tính ngày dự sinh vẫn là cách đảm bảo mức độ chính xác hơn cả. Mặc dù không cho kết quả tuyệt đối do phụ thuộc vào các yếu tố khách quan. Hiện nay, máy móc y học hiện đại cho kết quả đo đạc chính xác cao, xác định khả các mức độ phát triển của thai nhi chuẩn. Do vậy việc tính tuổi thai đạt độ chuẩn xác cao hơn nhiều, tính ngày dự sinh cũng có mức độ chính xác hơn.
3. Những dấu hiệu cảnh báo sinh con mẹ bầu nên chú ý
Cách tính ngày dự sinh là vậy, ngày dự sinh được dự đoán cụ thể vào một ngày nhất định. Tuy nhiên, ngày sinh chính thức có thể lùi hoặc tiến thêm 1 tuần. Bên cạnh đó còn rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến ngày dự sinh. Cho nên, các mẹ bầu luôn phải chuẩn bị sẵn sàng tâm lý để đón con yêu chào đời bất cứ lúc nào. Cùng với đó, mẹ bầu cần chú ý những dấu hiệu cảnh báo sinh như sau:
Đau bụng
Nếu mẹ bầu đã bước sang đến tuần thứ 37 của thai kỳ thì cần đặc biệt lưu ý những dấu hiệu bất thường. Trong đó, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là đau bụng do co thắt tử cung. Việc đau bụng với mức độ nhanh dần, đau nhiều lên và đau theo từng đột, các đợt cách nhau ngày càng dày lên thì báo hiệu cơn chuyển dạ sắp đến. Lúc này, bên trong tử cung người mẹ đang co thắt để đẩy em bé xuống dần cổ tử cung, chuẩn bị cho việc sinh con.
Tuy vậy, khi gần đến ngày dự sinh, các mẹ bầu cũng sẽ gặp phải những cơn đau co thắt giả. Cùng một số hiện tượng như tiểu nhiều, đại tiện. Các mẹ bầu nên lưu ý để biết khi nào mình chuyển dạ thật.
Hay đau lưng và bị chuột rút
Càng gần ngày dự sinh, em bé càng bị đẩy xuống dưới cổ tử cung, chèn ép vào khung chậu và xương sống. Do vậy, mẹ hay gặp những tình trạng đau lưng ê ẩm, buốt phần thắt lưng. Hay bị chuột rút về đêm. Những ngày này, mẹ bầu luôn phải có người túc trực bên cạnh để hỗ trợ khi cần thiết.
Tiết nhiều dịch âm đạo
Những ngày gần sinh, mẹ bầu sẽ bị tiết nhiều dịch âm đạo. Dịch âm đạo có thể lẫn một chút máu màu hồng do tử cung mở rộng. Các mẹ bầu nên lưu ý giữ gìn vệ sinh âm đạo sạch sẽ, khô thoáng tránh để viêm nhiễm. Cùng với đó cần lưu ý nếu ra máu cá (dịch màu hồng lẫn máu). Đây là dấu hiệu mẹ sắp chuyển dạ và cần nhập viện lập tức để theo dõi.
Vỡ nước ối
Rất nhiều trường hợp mẹ bầu không có dấu hiệu đau bụng chuyển dạ trước khi sinh mà lại có hiện tượng vỡ nước ối trước. Việc vỡ ối không thể dự đoán trước bởi điều này còn phụ thuộc vào thể trạng của từng mẹ bầu. Bọc nước ối là môi trường sống của em bé trong bụng mẹ. Khi bọc ối bị vỡ thì có nghĩa là môi trường sống trong cơ thể mẹ không còn nữa, em bé đang chuẩn bị ra đời
Sau khi vỡ ối, mẹ bầu có thể xuất hiện ngay những dấu hiệu chuyển dạ, các cơn co thắt tử cung xuất hiện từng đợt và khoảng cách rút ngắn dần. Mẹ bầu cần được đưa đến bệnh viện ngay lập tức để theo dõi tình trạng sức khỏe của em bé và thúc sinh sớm. Nếu để quá lâu sau khi vỡ ối, em bé sẽ bị ngạt hoặc nhiễm trùng.
Với những cách tính ngày dự sinh như trên, các mẹ bầu đã có thể áp dụng ngay cho bản thân mình rồi. Cùng với đó, các chị em khi mang thai cần lưu ý và chuẩn bị tâm lý sẵn sàng để đón nhận tất cả những trường hợp bất ngờ có thể xảy ra trước khi sinh. Điều này giúp mẹ bầu chủ động và không quá lo lắng khi có sự cố bất ngờ xảy ra.