Chuẩn bị mang thai: các việc nên làm để có thai

Mang thai là một cột mốc quan trọng trong cuộc đời của người phụ nữ, do đó chuẩn bị khi mang thai để cả tâm lý lẫn thể chất đều ở trạng thái tốt nhất là điều cần thiết. Vậy bà mẹ cần chuẩn bị gì khi mang thai

Trước khi mang thai:

Độ tuổi thích hợp nhất để mang thai:

Phụ nữ bắt đầu có khả năng mang thai từ lúc bước vào tuổi dậy thì với lần hành kinh đầu tiên và mất khả năng mang thai khi mãn kinh. Theo lí thuyết, phụ nữ trong độ tuổi này đều có thể thụ thai và sinh con. Nhưng theo các nghiên cứu chỉ ra, không phải tất cả mọi lứa tuổi trong giai đoạn này đều thích hợp để mang thai mà chỉ có nhóm tuổi 24-29 tuổi được đánh giá là phù hợp nhất để mang thai.

Chuẩn bị mang thai
Những điều phải chuẩn bị trước khi mang thai

Khi bước vào dậy thì đến trước 24 tuổi, mặc dù buồng trứng đã hoạt động và có thể gây nên hiện tượng thụ thai nếu có quan hệ tình dục, nhưng sự thụ thai trong giai đoạn này lại có những bất lợi nhất định. Kể đến chính là sự chưa hoàn thiện hoàn toàn chức năng sinh sản của phụ nữ khiến thai dễ bị sang chấn nhiều, sinh non và thường nhẹ cân. Đồng thời, kiến thức và kinh tế của mẹ trong giai đoạn này còn yếu, do đó khả năng chăm sóc trong thai kỳ khá kém.

Sau khi bước qua 29 tuổi, ở giai đoạn này người mẹ ổn định hơn về kinh tế và các kiến thức cũng như kỹ năng. Nhưng kéo theo đó là sự lão hóa của cơ thể, đặc biệt dễ xảy ra các rối loạn trong giảm phân tạo giao tử ở phụ nữ. Do đó, những chị em phụ nữ chuẩn bị mang thai ở độ tuổi này, thai có nguy cơ mắc các dị tật bẩm sinh do di truyền cao hơn hẳn. Các dị tật bẩm sinh hay gặp như Down, tự kỷ, …

Vì vậy, lứa tuổi 24-29 tuổi là lứa tuổi thích hợp nhất để chuẩn bị mang thai, người phụ nữ ở giai đoạn này có sự phát triển hoàn thiện cơ thể, có những kiến thức, kỹ năng cần thiết cũng như khả năng kinh tế để bước vào thai kỳ.

Chuẩn bị gì trước khi mang thai:

Nêu cả hai vợ chồng đều ở giai đoạn thuận lợi nhất khi mang thai cả về sức khỏe, kinh tế, cũng như các kỹ năng và có quyết định mang thai, cần chuẩn bị những điều sau:

Thăm khám trước mang thai:

Cả hai vợ chồng nên thực hiện một số thăm khám trước khi mang thai để có thể loại trừ, phát hiện sớm cũng như điều trị kịp thời các nguy cơ có thể gây nguy hiểm khi mang thai.

Các bệnh mãn tính:

Để chuẩn bị trước khi mang thai, người vợ nên làm các xét nghiệm một số bệnh mãn tính khác nhau như lao, tiểu đường và tim mạch, … Bởi các căn bệnh mãn tính này nếu không được điều trị khỏi hoặc khống chế tốt rất có thể gây nên sẩy thai.

Các bệnh di truyền:

Ngoài ra, cũng cần chú ý kiểm tra các bệnh di truyền ở cả vợ và chồng ví dụ như bệnh Thalassemia, … Những căn bệnh này có thể tồn tại ở hai vợ chồng dạng ẩn không biểu hiện, nhưng những gen bệnh có thể tổ hợp lại và gây nên bệnh cảnh ở con.

Các bệnh lây nhiễm:

Cả hai vợ chồng cần được làm các xét nghiệm loại trừ mắc các bệnh lây nhiễm như HIV, Rubella, giang mai, … Đây là những căn bệnh nguy hiểm có thể truyền sang con thông qua nhau thai khiến con mắc bệnh ngay khi mới sinh ra hay nghiêm trọng hơn có thể gây nên các dị tật bẩm sinh.

Bổ sung dinh dưỡng:

Bên cạnh đảm bảo sức khỏe không có các bệnh gây nguy hiểm cho quá trình mang thai, điều quan trọng không kém chính là tăng cường bồi bổ cơ thể trước khi mang thai. Các chất cần được chú ý bổ sung nhiều để đảm bảo cho quá trình mang thai là sắt (tạo máu), calci (cấu tạo hệ xương), acid folic (cấu tạo hệ thần kinh), …

Dinh dưỡng bà bầu
Bổ sung dinh dưỡng khi chuẩn bị mang thai để có một thai kỳ khỏe mạnh

Hạn chế sử dụng thuốc và các chất kích thích:

Trước khi mang thai cần hạn chế sử dụng thuốc và các chất kích thích. Sử dụng quá nhiều thuốc trước khi mang thai có thể gây nên sự tồn đọng thuốc trong cơ thể tác động xấu đến thai nhi. Đồng thời cũng cần hạn chế sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, chè, café, rượu, …bởi những chất này có thể gây nên ảnh hưởng đến trứng và tinh trùng khiến quá trình thụ thai khó khăn hơn.

Khi mang thai:

Đi khám thai sớm:

Đi khám thai sớm là điều sản phụ cần thực hiện ngay khi có trễ kinh, thời gian khám thai sớm tốt nhất là 1 tuần sau khi trễ kinh. Khám thai sớm sẽ chẩn đoán chính xác có thai hay không giúp sản phụ có các chuẩn bị khi mang thai cần thiết, tránh trường hợp để thau hư mới đi khám.

Nên làm các xét nghiệm dị tật:

Ở thai trước 22 tuần tuổi nên đi làm các kiểm tra để xác định thai có dị tật hay không. Đặc biệt nếu sản phụ mắc các bệnh nhiễm khuẩn như giang mai, rubella hoặc sử dụng các loại thuốc trong các tháng đầu của thai kỳ. Bởi dưới sự tấn công của vi khuẩn và những tác dụng phụ của thuốc rất dễ để lại các dị tật ở thai. Nếu dị tật quá nặng, phải chấm dứt sớm thai kỳ.

Dinh dưỡng đầy đủ:

Khi mang thai, nguồn dinh dưỡng mà người mẹ nhập vào cơ thể không chỉ cung cấp cho các hoạt động của cơ thể mẹ mà còn là nguồn nguyên liệu cấu trúc nên cơ thể thai nhi. Do đó, để chuẩn bị khi mang thai tốt nhu cầu dinh dưỡng của thai phụ giai đoạn này tăng cao và cần được đáp ứng đầy đủ, đặc biệt là các chất như sắt, calci, acid folic.

Kiểm tra nhóm máu:

Bên cạnh làm công thức máu xác định nhóm máu hệ ABO, sản phụ và thai nhi còn cần được làm các xét nghiệm nhóm máu hệ Rh. Nếu có khác biệt nhóm máu hệ Rh ở mẹ và thai nhi nên được chích Anti D vào tuần 28. Cần đặc biệt thận trọng theo dõi nếu có sự khác biệt nhóm máu Rh ở lần thứ hai mang thai vì khi này cơ thể mẹ đã có kháng thể kháng Rh, nên có thể gây nên các biến chứng rất nguy hiểm.

Kiểm tra nhóm máu
Kiểm tra nhóm máu khi mang thai để phòng tránh những vấn đề nguy hiểm

Kiểm tra các nguy cơ trước sinh:

Khi bước vào giai đoạn các tháng cuối của thai kỳ, sản phụ cần được làm kiểm tra xác định các nguy cơ trước sinh bao gồm nhau tiền đạo, ngôi thai bất thường, thiểu ối, tiền sản giật, … Nếu có các nguy cơ trước sinh cần phải được chích ngừa vào tuần thứ 28 của thai kỳ để giảm thiểu khả năng sinh non.

Sau sinh nên làm gì?

Nên vận động sớm:

Sau khi sinh, tùy vào sinh thường và sinh mổ mà sản phụ nên bắt đầu vận động ở những khoảng thời gian khác nhau. Nhưng nhìn chung, dù sử dụng phương pháp sinh nào cũng nên vận động sớm sau mổ. Vận động sớm sau mổ đem lại rất nhiều những lợi ích khác nhau cho sản phụ có thể kể như tránh ứ sản dịch, tránh nhiễm trùng hậu sản, nhanh lấy lại vóc dáng, tăng nhu cầu dinh dưỡng khiến tạo sữa tốt hơn.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ:

Khi sinh xong, sản phụ cần được bổ sung dinh dưỡng để có thể hồi phục sau chuyển dạ và đủ dinh dưỡng để tạo sữa nuôi con bú. Đặc biệt cần bổ sung các chất calci, acid folic trong khẩu phần ăn, vì những chất này sẽ qua sữa truyền cho con, đảm bảo con lớn lên bình thường.

Tránh trầm cảm sau sinh:

Sau khi sinh, mỗi hai đến ba tiếng đồng hồ sản phụ cần cho bé bú một lần nên không thể có giấc ngủ dài. Do vậy, sản phụ cần tranh thủ ngủ những lúc có thể để phòng tránh trầm cảm sau sinh do mất ngủ.

BS điệp

Qua những thông tin giới thiệu ở trên, tin tưởng các chị em đã có hình dung nhất định về những điều cần chuẩn bị khi mang thai để có được một thai kỳ an toàn nhất cho cả mẹ và con.

Để biết thêm những thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA

BS – CKII: PHẠM THỊ NGỌC ĐIỆP

Địa chỉ: 271 Nguyễn Duy Dương, Phường 4, Quận 10

Điện thoại: 033.5155.192

Email: bsdiepbvtudu@gmail.com

Website: sanphukhoatudu-bsdiep.com

Fanpage: https://www.facebook.com/Sanphukhoatudu.bsdiep/