Làm thế nào để nhận biết cơn gò tử cung thật sự gây chuyển dạ hay chỉ cơn gò sinh lý. Bài viết sau sẽ nêu các đặc điểm để giúp chị em nhận biết.
Đối với thai phụ, khi gần đến ngày dự sinh, bạn sẽ có nhiều cảm xúc như mong chờ hay bồn chồn lo lắng., bạn sẽ thắc mắc liệu khi nào bạn sẽ lâm bồn thực sự và cảm giác như thế nào.
1. Cơn gò sinh lý
Cơn gò sinh lý hay là Braxton – Hicks, thường không đều và không thường xuyên, xảy ra từ tuần lễ thứ 28-29 của thai kỳ, có thể sớm hơn ở tuần lễ 20.Cơn gò sinh lý này là cách cơ thể hay tử cung bạn luyện tập cho ngày lâm bồn.
Đặc điểm của cơn gò:
Thường không đau
Cảm giác tập trung tại bụng
Cảm giác căng chặt bụng dưới
Có thể khiến bạn khó chịu.
Cơn gò sinh lý không tăng dần theo thời gian cũng như không đau nhiều hơn, không làm thay đổi cổ tử cung của bạn. Những cơn gò trên có thể xuất hiện khi mệt mỏi, mất nước hay đi đứng quá nhiều.và sẽ biến mất khi bạn nghỉ ngơi hay thư giãn.
Trước khi đi khám, bạn có thể thử các biện pháp sau để xem cơn gò có giảm hay biến mất không nhé:
Uống nhiều nước
Thay đổi tư thế (như từ đứng thành ngồi)
Dừng việc bạn đang làm và nghỉ ngơi (nằm nghiêng bên trái).
Nếu bạn đã thử những biện pháp trên mà những cơn gò trên vẫn không mất hay xảy ra thường xuyên hơn, bạn nên đến bác sĩ khám ngay vì có thể bạn sẽ bị sinh non.
2. Cơn gò tử cung sinh non
Cơn gò tử cung xảy ra thường xuyên trước 37 tuần có thể là dấu hiệu của hiện tượng sinh non. Cơn gò xuất hiện đều đặn theo chu kỳ thời gian, và thời gian xuất hiện cơn gò ngày càng ngắn dần.Chẳng hạn như cơn gò mỗi 10 đến 12 phút trong hơn 1 giờ, bạn có thể sắp sinh non.
Trong quá trình gò tử cung, cả bụng bạn sẽ cứng hơn khi bạn sờ vào. Cùng với cảm giác căng chặt ở tử cung, bạn có thể cảm thấy:
- Đau âm ỉ
- Áp lực ở khung chậu
- Áp lực ở bụng
- Co thắt hay chuột rút
Mẹ bầu nên đến bác sĩ hay bệnh viện khám ngay nếu xuất hiện những dấu hiệu trên, đặc biệt là nếu bạn kèm theo chảy máu âm đạo, hay có nước chảy ra từ âm đạo (vỡ ối).
Một vài nguy cơ sinh non bao gồm:
- Đa thai (sinh đôi, sinh ba)
- Sự bất thường về tử cung, cổ tử cung hay nhau thai
- Hút thuốc lá hay một số loại thuốc
- Căng thẳng nhiều
- Từng sinh non trước đây
- Nhiễm trùng
- Thiếu cân hay béo phì trước khi mang thai
- Không khám thai hay chăm sóc thai đúng cách.
Bạn cần phải lưu ý đến khoảng cách giữa những lần gò tử cung hay tần số gò cũng như những triệu chứng khác kèm theo để thông báo cho bác sĩ và có những biện pháp can thiệp kịp thời.
3. Cơn gò tử cung chuyển dạ
**Chuyển dạ giai đoạn tiềm thời
Bạn được theo dõi ở phòng chờ sanh
Đặc điểm cơn gò tử cung gây chuyển dạ:
+ Thường 5-6 phút có một cơn gò, kéo dài khoảng 30 giây.
+Tần số cơn gò ngày càng nhiều hơn,thời gian giữa 2 cơn gò ngắn dần.
+ Cường độ cơn gò ngày càng tăng, bệnh nhân càng ngày càng đau nhiều hơn.
+ Có thể kèm theo ra nhớt hồng, nước ối trong,chuột rút.
+ Khi cổ tử cung 4-5 cm,cơn gò có thể kéo dài từ 30-40 giây, nghỉ khoảng 2-3 phút.
** Chuyển dạ giai đoạn hoạt động ( Cổ tử cung trên 4-5 cm )
Các bạn được chuyển vào trong các box sanh
Những cơn gò này sẽ ngày càng đau nhiều hơn và thường xuyên hơn so với cơn gò trong giai đoạn sớm. Trong giai đoạn này, cổ tử cung sẽ mở rộng từ 4 đến 10cm, chuẩn bị để em bé được ra ngoài.
Nếu các bạn chưa vào bệnh viện, phải gấp rút nhập viện.
Cơn gò có thể từ 30-60 giây, nghỉ 1-2 phút, cường độ rất mạnh.
Bạn có cảm giác:
+ Mắc đi tiêu,
+ Nóng ran
+ Ớn lạnh
+ Nôn ói
+ Đầy bụng, ợ hơi, xì hơi.
4. Biện pháp giúp bạn dễ chịu hơn với những cơn gò tử cung
Cơn gò tử cung sẽ mạnh nhất lúc bạn chuyển dạ. Vì thế, bạn sẽ đau đớn nhiều và khó chịu. Có nhiều biện pháp giúp bạn chịu đựng nỗi đau, có thể dùng thuốc hay không dùng thuốc.
Biện pháp không dùng thuốc ( chỉ áp dụng khi chưa thật sự vào chuyển dạ )
Tắm vòi sen hay bồn tắm
Đi bộ hay thay đổi vị trí
Thiền
Nghe nhạc
Massage
Tập yoga nhẹ nhàng
Tìm cách giúp bạn tạm quên cơn đau như chơi game, xem phim.
Biện pháp dùng thuốc ( dùng khi chuyển dạ thật sự )
*Gây tê giảm đau: Sẽ khiến bạn không cảm thấy đau đớn nữa cũng như không có cảm giác về sự co thắt cơ, tuy nhiên cũng làm mất cảm giác rặn.
5. Làm sao phân biệt cơn gò tử cung và sự di chuyển của phần thai:
Từ 28 tuần trở lên, đôi lúc bạn thấy bụng có những phần gồ lên cứng và làm căng bụng.Nếu tất cả các vị trí tử cung đều cứng khi bạn sờ thì đó là cơn gò tử cung.Nếu có chỗ cứng nhưng có chỗ rất mềm, phần cứng thường là phần thai ưỡn lên,không phải là cơn gò tử cung.
6. Khi nào cần nhập viện?
Bạn sẽ bối rối không biết đâu là dấu hiệu thực sự để nhập viện. Có thể hỏi ý kiến bác sĩ trước nếu bạn lo lắng và băn khoăn về tình trạng của mình. Hãy đi bệnh viện nếu cơn gò có đặc điểm sau:
+ Xảy ra thường xuyên, cho dù không gây đau
+ Không giảm khi bạn uống nước, nghỉ ngơi hay thay đổi vị trí
+Xảy ra trước tuần 37 của thai kỳ
+ Tăng dần đều về thời gian, khoảng cách và cường độ
+ Khoảng cách giữa các cơn gò là 5 phút
+ Kèm theo đau đớn nhiều, chảy máu, vỡ ối hay rỉ ối và những dấu hiệu lâm bồn khác.
Sẽ khá khó khăn khi đây là lần đầu bạn làm mẹ để xác định cơn gò nào là chuyển dạ thực sự. Khi nghi ngờ, tốt nhất là bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán kịp thời. Bạn nên lưu ý về thời gian của các cơn gò tử cung và những dấu hiệu khác để thông báo cho bác sĩ khi khám nhé.
Khi đến lúc chuyển dạ và chuẩn bị chào đón em bé ra đời, bạn nên nhớ rằng những đau đớn bạn phải chịu đựng là điều thiêng liêng và chỉ xảy ra tạm thời. Đến khi em bé chào đời, mọi chuyện sẽ ổn thôi.
Nếu chị em còn cảm thấy băn khoăn thì có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua địa chỉ dưới đây để nhận được sự tư vấn cụ thể và chi tiết nhất.
Phòng khám sản phụ khoa của BS – CKII: PHẠM THỊ NGỌC ĐIỆP
Địa chỉ: 271 Nguyễn Duy Dương, Phường 4, Quận 10, HCM
Website: sanphukhoatudu-bsdiep.com /