Đa ối là trạng thể tích nuớc ối bao quanh em bé trên 2.000 ml. Đa ối xuất hiện sớm gây nên nhiều bất thường cho thai nhi. Bài viết này sẽ giúp các mẹ theo dõi và điều trị đa ối.
Sinh lý nước ối
+ Nước ối là môi trường giàu chất dinh dưỡng giúp trao đổi chất, bảo vệ thai. Nước ối giữ vai trò sống còn và phát triễn của thai nhi nằm trong bụng mẹ.
+ Nước ối đươc tạo thành từ: Thai nhi + Màng ối + Máu mẹ.
+ Nước ối được tái hấp thụ chủ yếu qua hệ tiêu hóa cuả thai nhi, da bào thai, dây rốn và màng ối.
+ Trung bình nước ối khoảng 1000 ml, nhưng gần về cuối thai kỳ giảm còn 600-800ml.
Đa ối là gì:
+ Là khi thể tích ối trên 2.000 ml
+ Đa ối xuất hiện sớm thường gặp trong bất thường về thai như:
++ Các bất thường về hệ thần kinh như: thai vô sọ, thoát vị não màng não, cột sống chẻ đôi.
++ Các bất thường về tắc nghẽn hệ tiêu hóa, hẹp thực quản, không có dạ dày, dò thực quản, thoát vị hoành.
++ Bất thường về nhiễm sắc thể.
++ Nhiễm trùng lòng tử cung.
++ Bé bệnh lý tim, dị tật đường niệu.
++ Mẹ tiểu đường, bất đồng nhóm máu mẹ con, mẹ giang mai, đa thai.
Làm thế nào để biết mình đa ối:
+ Bụng lớn nhanh, tức ngực, khó thở.
+ Tăng cân nhanh, phù nhanh.
+ Hay đau trằn bụng, dễ bị buồn nôn, đau thượng vị
+ Khám siêu âm nước ối trên 24 cm hay khoang ối lớn nhất trên 8 cm.
Nguy cơ đa ối gây cho thai và mẹ:
** Đối với con: Gây vỡ ối sớm, sa dây rốn, ngôi thai bất thường.
** Mẹ: Đa ối cấp nặng có thể gây tràn dịch màng phổi, tim, gây nguy hiểm tánh mạng mẹ. Dễ băng huyết sau sanh hay sau mổ.
Phân loại đa ối:
** Đa ối nhẹ:
+ Lượng nước ối từ 20-30cm.
+ Khoang ối lớn nhất từ 8-12cm.
** Đa ối trung bình:
+ Lượng ối 30 -35cm
+ Xoang ối lớn nhất từ 12-16cm
** Đa ối nặng:
+ Lượng ối trên 35cm.
+ Khoang ối lớn nhất trên 16cm.
Khi bị đa ối bạn nên làm gì:
+ Nên đi khám ở BS chuyên khoa sản để đo kiểm tra chiều dài cổ tử cung.
+ Chích hỗ trợ phổi khi phát hiện đa ối và thai trên 28 tuần.
+ Kiểm tra đường huyết, dung nạp đường.
+ Kiểm tra tiền sản thai để phát hiện bất thường thai, có thể làm nhiễm sắc thể đồ.
+ Theo dõi tim thai bằng Monitor, theo dõi lượng nước ối qua siêu âm.
+ Nhập viện khi có dấu hiệu: quá tải (như khó thở, mệt), hay dấu hiệu doạ sanh non như ( đau bụng, tử cung gò ).
+ Nhập viện khi có chỉ định.
Điều trị đa ối như thế nào?
+ Nếu đa ối nhẹ, sẽ chấm dứt thai kỳ khi thai lớn hơn hoặc ở tuổi thai 39 tuần.
+ Đa ối nặng chấm dứt thai kỳ khi thai 37 tuần.
+ Nếu có dấu hiệu mệt, khó thở do đa ối cấp thì nhập viện lấy thai ra khoảng 34-37 tuần.
+ Trường hợp đa ối cấp nhưng thai còn quá non có thể chọc hút để giảm ối và sử dụng Indomethacine để điều trị.
+ Đa ối không phải là lý do để mổ lấy thai, vẫn sanh thường và đề phòng băng huyết sau sanh.
Cảm ơn chị em phụ nữ đã đọc bài viết! Chúng tôi mong rằng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp trên đây sẽ giúp ích cho chị em nhiều hơn trong việc phòng ngừa bệnh và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp nhất. Nếu chị em còn cảm thấy băn khoăn thì có thể liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua địa chỉ dưới đây để nhận được sự tư vấn cụ thể và chi tiết nhất.
Phòng khám sản phụ khoa của BS – CKII: PHẠM THỊ NGỌC ĐIỆP
Địa chỉ: 271 Nguyễn Duy Dương, Phường 4, Quận 10, HCM
Fanpage : https://www.facebook.com/Sản, Phụ Khoa Từ Dũ – BS Điệp
Website: sanphukhoatudu-bsdiep. com