Độ mờ da gáy bình thường là bao nhiêu, tại sao bác sĩ phải đo độ mờ da gáy là những kiến thức cơ bản bạn phải nắm vững. Đây là một thông số quan trọng giúp bác sĩ xác định xem bé có khỏe mạnh hay không, liệu có mắc bệnh lý gì không.
Sơ lược về độ mờ da gáy
Độ mờ da gát chính là khoảng sáng sau gáy, thể hiện sự kết tụ của chất dịch dưới da vùng gáy, bác sĩ có thể đo chỉ số này vào tuần thứ 11 đến 14 của thai nhi. Việc đo độ mờ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác khả năng mắc bệnh down của bé, nếu có khả năng mắc bệnh thì mẹ cần làm thêm xét nghiệm sàng lọc trước sinh.
Lý do gì khiến bạn cần phải quan tâm đến độ mờ da gáy bình thường hay không?
Theo nhận định từ phái các bác sĩ chuyên khoa thì đây là chỉ số quan trọng để bác sĩ chẩn đoán xem thai nhi có bị hội chứng Down hay không trong thời gian đầu thai kì. Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm vào thời điểm thích hợp để kiểm tra phần gáy của trẻ, bất kì đứa trẻ nào cũng có lớp dịch trong đó. Thường thì những trẻ em có lớp dịch nhiều hơn thì có khả năng mắc bệnh Down cao hơn.
Ngoài ra bác sĩ cũng có thể dựa vào chỉ số này để phát hiện xem bé có bị bất thường nhiễm sắc thể hay các dị tật về cấu trúc cơ thể không. Khi đo độ mờ da gáy bình thường hay không bác sĩ có thể phát hiện ra 3 cặp nhiễm sắc thể bất thường, đó là:
+ Cặp ba nhiễm sắc thể 21 (hội chứng Down): Đây là dị tật bẩm sinh thường gặp ở rất nhiều trẻ em Việt Nam, trung bình cứ 600 trẻ em sinh ra lại có 1 trường hợp mắc bệnh Down. Căn bệnh này được cảnh báo về độ nguy hiểm vì nó sẽ khiến bé chậm phát triển về trí tuệ, thể chất và có khuyết tật về tim.
+ Cặp ba nhiễm sắc thể 18 (hội chứng Edward): Trong trường hợp bé gặp bất thường như vậy thì mẹ bầu rất dễ sảy thai, ngoài ra nếu tình trạng bệnh không được phát hiện sớm thì việc bé bị khuyết tật nặng về mặt cấu trúc là điều khó tránh khỏi.
+ Cặp ba nhiễm sắc thể 13 (hội chứng Patau): Bé bị bất thường nhiễm sắc thể 13 thì sẽ chết sớm và có dị tật trên cơ thể.
Nếu nhận thấy chỉ số của bé cao hơn độ mờ da gáy bình thường thì bác sĩ sẽ tiến hành các xét nghiệm chuyên sâu như: chọc ối, lấy mẫu nhung màng đệm… để kết luận xem bé có bị Down hay không.
Việc đo độ mờ da gáy được tính là tầm soát đại trà nên chỉ có độ chính xác từ 80 đến 90%, 10% còn lại xảy ra bệnh nhưng kết quả đo độ mờ không thể chỉ ra được.
Chọc ối được xem là một trong những phương pháp xét nghiệm chuyên sâu cần thiết nhưng nó không thật sự an toàn cho sức khỏe. Cứ khoảng 100 đến 200 bà bầu tham gia chọc ối thì sẽ có một người bị sẩy thai. Do đó bác sĩ sẽ cân nhắc xem trường hợp của bạn có thật sự cần tiến hành chọc ối hay không, tuy nó có độ chính xác lên tới 100% nhưng vẫn có thể thay thế bằng phương pháp NIPT với độ chính xác là 99%.
Những vấn đề bạn cần biết về độ mờ da gáy bình thường
Khi nào cần đo độ mờ da gáy, chỉ số như thế nào là bình thường là những điều bạn cần quan tâm ngay trong thời điểm này.
Độ mờ da gáy bình thường là bao nhiêu, khi nào thì chỉ số được coi là khác thường?
Trong trường hợp thai nhi có kích cỡ dao động từ 45mm đến 84mm thì độ mờ da gáy bình thường sẽ dưới 3,5mm, đây là chỉ số quan trọng giúp bác sĩ xác định được 75% nguy cơ trẻ bị Down.
Ngoài kích thước thì chỉ số này còn được đưa ra theo từng độ tuổi:
+ Trong trường hợp thai được 11 tuần tuổi thì độ mờ da gáy bình thường là 2mm
+ Trong trường hợp thai nhi được 12 tuần tuổi thì chỉ số tiêu chuẩn sẽ dưới 2,5mm
+ Trong trường hợp thai nhi được 13 tuần tuổi thì độ mờ tương ứng là 2,8mm
Bác sĩ sẽ kết luận thai nhi có khả năng mắc hội chứng Down thấp nếu độ mờ da gáy dưới 1,3mm, khả năng mắc bệnh cao nếu chỉ số này trên 3mm. Trong trường hợp độ mờ 6mm thì khả năng mắc Down và các dị tật bẩm sinh rất cao, bạn buộc phải làm các xét nghiệm chuyên sâu.
Với tình huống độ mờ da gáy dao động từ 3,2mm đến 3,5mm thì trẻ có nguy cơ đột biến nhiễm sắc thể cao, chỉ số này là 2,9mm thì có thể gây ảnh hưởng đến giá trị xét nghiệm sàng lọc 3 tháng đầu.
Có càng nhiều chất dịch kết tụ thì độ mờ da gáy càng cao, vì vậy đây được coi là chỉ số quan trọng để theo dõi sức khỏe thai nhi.
Bạn có thể xác định xem độ mờ da gáy bình thường hay không vào tuần thứ mấy?
Theo lời tư vấn của bác sĩ thì việc đo độ mờ da gáy sẽ cho kết quả chính xác nhất nếu được tiến hành vào tuần thứ 11 đến 13 của thai kì. Khoảng thời gian trước đó thai nhi còn quá nhỏ, da gáy còn mờ nên bác sĩ không thể tiến hành đo được.
Trong khi đó nếu bé đã trên 14 tuần tuổi thì độ mờ da gáy đã trở về bình thường, việc đo đạc không hề đem lại bất kì kết quả nào cả. Chính vì vậy bạn cần canh đúng thời gian của thai kì để đến phòng khám sản phụ khoa bác sĩ Phạm Thị Ngọc Điệp để thăm khám chính xác và phát hiện bệnh, dị tật kịp thời.
Ngoài thời gian đo độ mờ da gáy thì tính chính xác của chỉ số này còn phụ thuộc rất nhiều vào trình độ của bác sĩ và thiết bị siêu âm. Do đó bạn nên đến khám thai tại các cơ sở uy tín để nhận được kết quả tin cậy nhất.
Một số lưu ý khi tiến hành đo độ mờ da gáy bình thường hay không
Như đã nói ở trên, kết quả từ việc đi độ mờ da gáy có độ chính xác rất cao, lên tới 80%. Tuy nhiên vẫn sẽ có một vài trường hợp nào đo độ mờ da gáy đo được cao hơn mức tiêu chuẩn nhưng thai nhi vẫn khỏe mạnh bình thường.
Do đó sau khi đo được thai nhi có độ mờ da gáy cao thì bác sĩ chỉ kết luận bé có nguy cơ cao bị bệnh, còn để kết luận chính xác thì việc xét nghiệm chuyên sâu và sàng lọc sẽ là giải pháp đúng đắn.
Điển hình như việc bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm sàng lọc trước sinh không xâm lấn NIPT dành cho thai phụ từ 10 tuần tuổi. Khác với chọc ối thì phương pháp này không tạo thành nguy cơ sảy thai, độ chính xác chỉ thua kém một chút, rơi vào khoảng 99% vì lấy ADN không trực tiếp. Với NIPT bác sĩ chỉ cần tiến hành lấy 10ml máu của mẹ là đủ, đảm bảo an toàn tuyệt đối, bạn không phải lo lắng điều gì.
Sau khi tiến hành xét nghiệm sàng lọc và kết luận được bé bị bệnh Down thì bạn cần bình tĩnh, lắng nghe mọi phân tích từ phía bác sĩ, cả hai vợ chồng hãy cùng thảo luận và đưa ra kết luận cuối cùng.
Bạn phải hiểu rằng việc nuôi một đứa trẻ bị bệnh Down hay các dị tật bẩm sinh là vô cùng khó khăn, sẽ tạo gánh nặng đường dài cho gia đình và xã hội. Bạn sẽ phải tốn một khoản tiền không nhỏ để nuôi đứa trẻ, thời gian, công sức bỏ ra để chăm sóc cũng vô cùng nhiều. Đứa trẻ bị Down sẽ không có khả năng sinh sống tự lập như trẻ bình thường, chúng đòi hỏi bạn phải nuôi đến tận khi cuối đời.
Vì thế đa phần ba mẹ đều lựa chọn giải pháp đình chỉ thai nếu phát hiện ra thai nhi bị Down, vượt quá độ mờ da gáy bình thường, chỉ trường hợp hai vợ chồng bị vô sinh, không thể sinh con được nữa. Đừng quá đau lòng vì kết quả này, rồi mẹ sẽ nhận được những đứa trẻ khỏe mạnh khác.
Sau thai lần 1 chỉ số độ mờ da gáy bất thường bạn cần làm gì trong lần mang thai sau?
Không có nghiên cứu nào khẳng định đứa trẻ đầu tiên có độ mờ da gáy cao thì những đứa trẻ sau cũng vậy nên bạn có thể yên tâm trong những lần mang thai sau. Tuy nhiên, sau khi đã đình chỉ thai xong bạn nên nghỉ ngơi khoảng nửa năm, không nên có bầu ngay để tử cung và cơ thể có thời gian hồi phục.
Bên cạnh đó, trước khi mang thai lần 2, cả ba và mẹ đều phải đi khám sức khỏe sinh sản tổng quan xem mình có mắc bệnh lý nào không và tiêm phòng đầy đủ. Nếu mẹ phát hiện mình bị bệnh về phụ khoa thì nên điều trị ngay trước khi mang thai, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi sau này.
Trong quá trình mang thai lần 2 mẹ càng cần phải sát sao hơn trong việc bồi bổ cơ thể và thăm khám định kì. Hãy xem xét xem độ mờ da gáy bình thường hay không trong tuần 11 đến 13 thai kì, tránh rơi vào tình huống đáng tiếc như lần 1. Ngoài ra mẹ cần tuân thủ nghiêm ngặt các hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo mẹ và bé đều có sức khỏe tốt nhất.
Độ mờ da gáy bình thường hay không là điều mẹ phải đặc biệt quan tâm trong quá trình mang thai. Thông qua chỉ số này mẹ có thể dự đoán được bé yêu nhà mình có khả năng bị Down và các dị tật bẩm sinh hay không, từ đó có các biện pháp xử lý nhanh gọn và hiệu quả nhất.