Kích thước thai nhi theo tuần là điều mà mẹ bầu luôn quan tâm nhất trong quá trình thai kỳ của mình. Đây là thước đo rõ nhất để thai phụ có thể biết được tình trạng và theo dõi được sự lớn lên theo từng ngày của bé khi còn ở trong bụng mẹ. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra quá trình phát triển cụ thể và bảng kích thước thai chuẩn theo từng tuần cho mẹ tham khảo.
Kích thước của em bé phát triển theo từng tuần của thai kỳ
1. Sự phát triển về kích thước của thai nhi theo từng tuần trong bụng mẹ
Qua từng tuần của thai kỳ, em bé sẽ lớn dần lên trong bụng mẹ. Sự phát triển này được biểu hiện rõ nhất qua các giai đoạn thai kỳ sau:
Từ tuần thai đầu tiên đến tuần 13: Tam cá nguyệt đầu tiên
– Ở giai đoạn này, từ tuần đầu tiên đến tuần thứ 3 là khoảng thời gian trứng gặp tinh trùng tạo thành phôi thai. Thời gian này, âm đạo của mẹ có thể xuất hiện dịch tiết màu hồng hoặc đỏ, hay còn gọi là máu báo. Những dấu hiệu về mang thai vẫn chưa xuất hiện rõ, có thể mẹ chỉ mệt mỏi hoặc nhiệt độ cơ thể tăng lên.
– Từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 5, phôi thai đã bắt đầu phát triển có chiều dài tầm 0,1cm và nặng dưới 1g. Lúc này, em bé đã bắt đầu có nhịp tim. Các bộ phận cơ thể đã từng bước hình thành và hệ tiêu hóa bắt đầu xuất hiện.
– Từ tuần thứ 6 đến thứ 7, phôi thai bắt đầu hoàn thiện và hình thành hệ thần kinh.
Hình dạng thai nhi ở những tuần này trông khá giống bò sát
– Từ tuần thứ 8 đến tuần thứ tuần 13, kích thước thai nhi theo tuần đã tăng lên dần, cụ thể là: chiều dài tính từ đỉnh tới mông tăng từ 1,6cm đến 7,4cm; cân nặng tăng từ 1g đến 23g. Ở giai đoạn này, em bé đã bắt đầu hoàn thiện những bộ phận trên cơ thể của mình. Bộ phận sinh dục cũng đã xuất hiện.
Đây là giai đoạn khá nhạy cảm vì thai nhi mới hình thành và còn rất nhỏ. Chính vì vậy, mẹ bầu cần phải cẩn thận để tránh những tình trạng xấu có thể xảy đến, đặc biệt là sảy thai.
Từ tuần thai thứ 14 đến tuần 27: Tam cá nguyệt thứ hai
Trong những tuần này, mẹ bầu tăng cân rất rõ rệt. Đồng nghĩa với việc bé cũng phát triển rất nhanh. Chiều dài đo từ đỉnh đầu đến gót chân phát triển từ 8,7cm đến 36,6cm và cân nặng tăng từ 43g đến 875g.
Kích thước thai nhi theo tuần phát triển khiến bụng mẹ to thấy rõ
Khung xương của bé đã phát triển và trở nên cứng cáp hơn. Các bộ phận cơ thể đã bắt đầu hoạt động đúng chức năng của nó. Những đường nét trên gương mặt đã rõ nét và hoàn thiện hơn. Bé bắt đầu xuất hiện những phản ứng đối với ánh sáng và tiếng ồn. Đặc biệt, mẹ đã có thể cảm nhận những hoạt động đầu tiên của bé bên trong bụng mình.
Thai nhi ở giai đoạn này phát triển gần như hoàn thiện
Từ tuần thai 28 đến tuần 40: Tam cá nguyệt cuối cùng
Đây là giai đoạn kích thước thai theo tuần tăng nhanh nhất. Mỗi tuần bé sẽ tăng tầm 200g. Chiều cao đạt từ 37,6cm đến 51,2cm và cân nặng tăng từ 1kg đến gần 3,5kg.
Hình dạng của thai nhi gần như đã hoàn thiện như một em bé bình thường. Các bộ phận cơ thể phát triển rất nhanh chóng như: não, hệ thống thần kinh, hệ thống hô hấp, cơ bắp, xương, tim,… Mọi thứ hầu như làm đúng chức năng của nó. Điều này, giúp bé sẵn sàng chào đời và có thể thích nghi với môi trường bên ngoài bụng mẹ.
Dưới đây là bảng kích thước thai nhi theo tuần cụ thể:
Tuần tuổi | Chiều dài | Cân nặng | Tuần tuổi | Chiều dài | Cân nặng |
1 | Trứng được thụ tinh, phôi thai hình thành | 21 | 25,6cm | 360g | |
2 | 22 | 27,8cm | 430g | ||
3 | 23 | 28,9cm | 501g | ||
4 | 24 | 30,0cm | 600g | ||
5 | Hệ thần kinh hình thành | 25 | 34,6cm | 660g | |
6 | 26 | 35,6cm | 760g | ||
7 | Phôi thai hoàn thiện | 27 | 36,6cm | 875g | |
8 | 1,6cm | 1g | 28 | 37,6cm | 1kg |
9 | 2,3cm | 2g | 29 | 38,6cm | 1,2kg |
10 | 3,1cm | 4g | 30 | 39,9cm | 1,3kg |
11 | 4,1cm | 7g | 31 | 41,1cm | 1,5kg |
12 | 5,4cm | 14g | 32 | 42,4cm | 1,7kg |
13 | 7,4cm | 23g | 33 | 43,7cm | 1,9kg |
14 | 8,7cm | 43g | 34 | 45,0cm | 2,1kg |
15 | 10,1cm | 70g | 35 | 46,2cm | 2,4kg |
16 | 11,6cm | 100g | 36 | 47,4cm | 2,6kg |
17 | 13,0cm | 140g | 37 | 48,6cm | 2,9kg |
18 | 14,2cm | 190g | 38 | 49,8cm | 3,1kg |
19 | 15,3cm | 240g | 39 | 50,7cm | 3,3kg |
20 | 16,4cm | 300g | 40 | 51,2cm | 3,5kg |
20 tuần đầu , chiều dài của thai nhi được tính từ đỉnh đầu tới mông | 20 tuần sau, chiều dài của thai nhi được tính từ đầu tới chân |
Tùy theo từng cơ địa mà kích thước thai theo tuần của mỗi bé là khác nhau. Tuy nhiên, nếu chênh lệch quá nhiều so với bảng kích thước phía trên, mẹ bầu cần phải xem lại chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi của mình. Đồng thời, phải thăm khám định kỳ thường xuyên để được kiểm tra và đưa những lời khuyên kịp thời.
2. Kích thước thai nhi theo tuần chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố nào?
Kích thước thai nhi sẽ chịu ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố. Dưới đây là một số yếu tố điển hình:
Yếu tố di truyền
Ở mỗi nước và mỗi dân tộc sẽ có những chỉ số về chiều cao cân, nặng khác nhau. Chính vì thế, kích thước của con cái cũng ảnh hưởng bởi cha mẹ chúng.
Tình trạng sức khoẻ của mẹ bầu
Kích thước của em bé cũng sẽ bị thay đổi nếu mẹ bầu mắc các bệnh như: huyết áp cao, tiểu đường, bệnh tim, hen suyễn, lupus ban đỏ, bệnh thận,… Những căn bệnh này sẽ ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cũng như quá trình trao đổi chất dinh dưỡng từ mẹ đến bé.
Thứ tự sinh con
Có rất nhiều trường hợp con đầu lòng nhỏ hơn con thứ. Nhưng, nếu quá trình sinh nở giữa các lần gần nhau quá thì khả năng con đầu lòng sẽ to hơn.
Mẹ mang song thai hoặc đa thai
Nếu mẹ bầu đang trong tình trạng mang thai này thì kích thước của các con sẽ nhỏ hơn so với kích thước tiêu chuẩn của thai nhi.
Tình trạng song thai hoặc đa thai cũng ảnh hưởng đến kích thước em bé
3. Những vấn đề liên quan đến sự phát triển về kích thước thai nhi theo tuần
Kích thước thai theo tuần là thước đo rõ nhất cho sự phát triển của bé. Đồng thời, nó cũng phản ảnh được tình trạng sức khoẻ của bé cũng như của mẹ. Chính vì vậy, kích thước cao quá hoặc thấp quá so với tiêu chuẩn thông thường sẽ gây ra một số vấn đề dưới đây.
Nếu kích thước của bé lớn hơn so với tiêu chuẩn thông thường thì:
– Quá trình chuyển dạ và vượt cạn của mẹ bầu sẽ rất khó khăn.
– Bé sẽ có nguy cơ mắc các bệnh ngay trong bụng mẹ như tiểu đường, béo phì,… khi kích thước thai vượt quá 3cm so với số đo tiêu chuẩn.
Nếu kích thước của bé nhỏ hơn so với tiêu chuẩn thông thường thì:
– Nhau thai hoặc dây rốn có vấn đề làm ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất dinh dưỡng giữa mẹ và bé.
– Nếu cân nặng của bé quá nhỏ hơn so với số đo tiêu chuẩn thì bé có thể mắc một số bệnh về phổi ngay trong bụng mẹ. Hoặc, thậm chí có thể bị suy dinh dưỡng ngay sau khi được sinh ra.
Từ những vấn đề trên, mẹ bầu cũng đã thấy được sự quan trọng của việc theo dõi kích thước thai nhi theo tuần. Nếu có vấn đề gì, cần phải hỏi ý kiến bác sĩ ngay để được đưa ra những lời khuyên và giải pháp hợp lý.
Cần phải thăm khám thường xuyên để biết được kích thước thai nhi theo tuần
4. Làm thế nào để kích thước thai nhi phát triển đúng chuẩn theo từng tuần?
Để em bé đạt được kích thước chuẩn, mẹ bầu cần phải:
– Xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp và cân bằng. Mẹ bầu phải đảm bảo cung cấp đầy đủ chất nhưng không được ăn quá nhiều.
– Tập thể dục thể thao thường xuyên để giữ cân bằng cân nặng. Tránh tình trạng cân nặng tăng lên quá nhiều hoặc quá ít.
– Phải có một chế độ nghỉ ngơi hợp lý và vừa đủ.
– Giữ suy nghĩ luôn thoải mái, tích cực. Bởi vì, tình trạng căng thẳng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ cũng như em bé.
Khám thai định kỳ để theo dõi được tình trạng kích thước thai theo tuần của em bé. Điều này giúp mẹ có thể theo dõi sự lớn lên của bé cũng như những dấu hiệu xấu có thể xảy ra để bác sĩ đưa ra những phương án chữa trị kịp thời.
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kích thước thai nhi theo tuần
Sự lớn lên của em bé được biểu hiện rõ nhất qua kích thước thai nhi. Hy vọng với bài viết trên, mẹ bầu sẽ có cái nhìn rõ hơn về sự phát triển của em bé qua từng tuần và biết được những dấu hiệu xấu ảnh hưởng từ kích thước thai nhi để có biện pháp phòng trừ. Chúc cho mẹ bầu và em bé trải qua một quá trình thai kỳ thật suôn sẻ và an toàn.
Mẹ bầu cần phải thăm khám thường xuyên để nắm rõ tình trạng sức khoẻ của em bé nói chung và kích thước thai nhi theo tuần nói riêng. Nếu vẫn còn đang băn khoăn không biết nên chọn địa chỉ thăm khám uy tín nào ở TPHCM, mẹ bầu có thể tham khảo Phòng khám Sản phụ khoa của bác sĩ Điệp tại địa chỉ 271 Nguyễn Duy Dương, phường 4, Quận 10, TPHCM. Hotline tư vấn 24/7: 0335155192.