Nguyên nhân vỡ ối sớm (vỡ ối non) và các dấu hiệu nhận biết

Theo khảo sát, tỷ lệ vỡ ối sớm ở phụ nữ đang mang thai lên tới 2-3%. Đây là một trong những tai biến thai kỳ nguy hiểm. Để hạn chế tình trạng này, thai phụ cần nắm được nguyên nhân vỡ ối sớm để có thể phòng tránh hay có các biện pháp khắc phục và xử lý kịp thời. Vậy nguyên nhân là gì?

Hiểu đúng về vỡ ối sớm

>>> Túi ối là gì?

Trước khi tìm hiểu về nguyên nhân vỡ ối sớm, hãy cùng Phòng khám bác sĩ Điệp tìm hiểu qua về túi ối nhé! Vậy túi ối là gì?

Túi ối (hay còn gọi là túi thai), là lớp màng bao quanh dạ con, có chứa chất lỏng (nước ối). Túi thai giúp cung cấp chất dinh dưỡng để nuôi thai nhi trong giai đoạn thai kỳ. Đồng thời, nó cũng giúp thai nhi cử động dễ dàng và có tác dụng bảo vệ, giúp thai nhi tránh được những tổn thương.

Nước ối
Túi ối (hay còn gọi là túi thai), là lớp màng bao quanh dạ con, có chứa chất lỏng (nước ối)

Lớp màng bọc này cũng có khả năng ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn vào bào thai. Vì lý do này, trường hợp vỡ túi ối khi chưa đến ngày sinh sẽ gây ảnh hưởng và nguy hiểm đến tính mạng của bé. Do đó, trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu cần chủ động xác định lượng nước ối để phát hiện và xử lý những rủi ro không đáng có.

Vỡ ối sớm là gì?

Vỡ ối sớm là hiện tượng túi ối bị vỡ trước lúc chuyển dạ, khi cổ tử cung chưa mở hết. Cũng có thể hiểu đây là hiện tượng màng ối bị vỡ trước tuần 37 của thai kỳ. Tình trạng này gây ra nhiều nguy hiểm cho thai nhi, đặc biệt, thời điểm vỡ ối càng lớn thì nguy hiểm sẽ càng cao.

>>> Tại sao vỡ ối sớm lại nguy hiểm?

Theo chia sẻ của các bác sĩ chuyên khoa sản : Trong giai đoạn mang thai, cơ thể của người mẹ sẽ tự sản xuất dịch ối. Dịch ối sẽ được sản xuất từ khi bắt đầu thai kỳ đến tuần thai thứ 16. Sau thời điểm này, lượng nước ối phần lớn phụ thuộc vào dịch phổi của thai nhi và lượng nước tiểu.

Nguyên nhân vỡ ối sớm
Mẹ bầu cần tìm hiểu nguyên nhân vỡ ối sớm để có thể nhanh chóng xử lý

Hiện tượng vỡ ối sớm đặc biệt nguy hiểm. Lý do là:

– Dịch này có tác dụng bảo vệ thai nhi khỏi nhiễm trùng hay các chấn thương, đồng thời, giúp thai nhi tránh sự chèn ép của dây rốn.

– Nước ối cũng giúp em bé cử động tốt hơn trong tử cung của mẹ. Đặc biệt, giữ vai trò quan trọng để thai nhi có thể hít thở, ảnh hưởng đến sự phát triển của các cơ quan khác như cân đối tứ chi, hoàn thiện hệ hô hấp…Chính vì thế, mẹ bầu cần tìm hiểu nguyên nhân vỡ ối sớm để có thể nhanh chóng xử lý.

Nguyên nhân vỡ ối sớm – Các yếu tố khách quan và chủ quan

Thực tế, có nhiều  nguyên nhân vỡ ối sớm. Đó có thể là do nguyên nhân chủ quan từ cơ thể người mẹ, hay nguyên nhân khách quan, bị tác động bởi yếu tố bên ngoài.

Cụ thể, các nguyên nhân vỡ ối sớm là do:

– Tử cung bị nhiễm trùng. Có thể nói, đây nguyên nhân phổ biến nhất gây rò rỉ dịch ối.

– Túi ối và tử cung bị căng giãn quá mức, thường xuất hiện ở những mẹ bầu mang song thai.

Tử cung bị nhiễm trùng
Tử cung bị nhiễm trùng là nguyên nhân phổ biến nhất gây rò rỉ dịch ối

– Chấn thương bên ngoài như bị ngã hay tai nạn giao thông, hoặc tác động mạnh vào vùng bụng…

Bên cạnh những nguyên nhân vỡ ối sớm thường gặp nêu trên, tình trạng này còn xảy ra do các nguyên nhân không thường gặp, có thể kể đến là:

– Mẹ bầu mắc một số bệnh nhiễm trùng đường sinh dục, như viêm âm đạo.

– Người mẹ mắc một số bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như herper sinh dục, giang mai hay lậu…

– Nguyên nhân vỡ ối sớm cũng có thể do sự thay đổi bất thường của ngôi thai, ngôi mông, ngôi ngang, khung chậu của thai phụ bị hẹp…

– Mẹ bầu hút trong thời kỳ mang thai cũng có thể là nguyên nhân vỡ ối sớm. Tỷ lệ cao hơn đến 50%.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác gây vỡ ối sớm như sản phụ thể trạng kém, suy dinh dưỡng, do cơ địa như hở eo tử cung…

>>> Vỡ ối non diễn tiến như thế nào?

Sau hiện tượng vỡ ối non, quá trình chuyển dạ sinh non sẽ bắt đầu. Trong một số trường hợp, dịch ối rỉ ra chậm hay chưa có dấu hiệu nhiễm trùng thì những con thắt tử cung sẽ xuất hiện trong khoảng vài ngày. Ở một vài trường hợp khác, tình trạng rỉ dịch túi ối có thể tự phục hồi nếu vỡ ối non xảy ra trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2.

Tổng hợp DẤU HIỆU nhận biết vỡ ối sớm

Trong thai kỳ, mẹ bầu cần biết nguyên nhân vỡ ối sớm để có thể hạn chế tình trạng này. Tuy nhiên, có một số trường hợp, mặc dù đã rất cẩn thận xong vẫn bị vỡ ối sớm. Lúc này, mẹ bầu cần biết các dấu hiệu của vỡ ối sớm để có thể kiểm tra và xử lý kịp thời. Vậy dấu hiệu gồm những gì?

– Rỉ nước trong âm đạo: Khi bị vỡ ối sớm, nước ối có thể bị rỉ ra từ âm đạo. Lượng ối rỉ ra có thể ít hay nhiều. Nước ối không có màu và mùi, khá khác so với nước tiểu nên mẹ bầu có thể dễ dàng phát hiện.

Vỡ ối sớm

– Nước ối có màu hay mùi bất thường: nếu bạn bị rỉ ối và dịch này có màu lạ như xanh, vàng…thì đây là dấu hiệu của chuyển biến xấu, nên đến ngay phòng khám hay bệnh viện. Đây thường là dấu hiệu của nhiễm trùng nước ối.

– Hiện tượng rỉ nước và xuất huyết: dịch ối rỉ nhiều và có kèm theo hiện tượng chảy máu cũng là dấu hiệu của vỡ ối sớm. Trường hợp này, mẹ bầu cần đến ngay cơ sở y tế gần nhấn để xử lý.

Hướng dẫn xử lý khi bị vỡ ối sớm – vỡ ối non

Như đã trình bày ở trên, tình trạng vỡ ối non có thể xảy ra tại bất kỳ thời điểm nào của thai kỳ (trước tuần thứ 37). Vậy khi gặp phải hiện tượng này thai phụ cần xử lý như thế nào?

Tùy từng thời điểm vỡ ối sớm mà sẽ có cách xử lý khác nhau. Cụ thể là:

Thai 22- 31 tuần tuổi

Trường hợp gặp nguyên nhân vỡ ối sớm do tác động bên ngoài, dịch ối chảy ra trong giai đoạn từ tuần 22-31, thai phụ cần cố gắng dưỡng thai.

Trong quá trình này, bác sĩ có thể chỉ định thuốc trưởng thành phổi thai. Đồng thời, thực hiện các biện pháp quản lý nhiễm khuẩn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân vỡ ối sớm thường gặp.

Theo đó, thai phụ cần kiểm soát chặt chẽ bằng cách:

– Sử dụng kẹp mỏ vịt khi thăm khám phụ khoa

– Thường xuyên theo dõi bằng cách siêu âm thai, rau thai và nước ối, sử dụng thuốc giảm co thắt trong những trường hợp cần thiết.

– Cấy dịch âm đạo, cổ tử cung (thực hiện 1-3 lần/tuần)

– Sử dụng kháng sinh phổ rộng để phòng nhiễm khuẩn. Kháng sinh này cũng hạn chế tình trạng chuyển dạ sớm, kích thích thai nhi trưởng thành.

– Đồng thời, thai phụ cũng cần được nghỉ ngơi hợp lý.

Thai 32 – 33 tuần tuổi

Trường hợp bị vỡ ối non trong giai đoạn thai 32-33 tuần tuổi, cần thực hiện:

Nhiễm khuẩn thai phụ nguyên nhân vỡ ối sớm
Kiểm soát vấn đề nhiễm khuẩn của thai phụ

– Kiểm tra sự phát triển của thai trong tử cung, đồng thời thực hiện theo dõi tim thai.

– Kiểm soát vấn đề nhiễm khuẩn của thai phụ

– Trường hợp phổi đã hoàn thiện, thai suy thì cần tiến hành khởi phát chuyển dạ.

Thai 34 – 36 tuần tuổi

Trong 24h sau khi dịch ối bị rò rỉ ,thai phụ sẽ chuyển dạ tự nhiên. Trường hợp này cũng khuyến cáo không sử dụng corticoid.

Thai lớn hơn 37 tuần

Nếu thai nhi đã lớn hơn 37 tuần tuổi, có thể thực hiện chấm dứt thai kỳ. Lưu ý, khi tiến hành chấm dứt thai kỳ, cần phụ thuộc vào tình trạng cổ tử cung, tình trạng thai và ngôi thai. Cụ thể:

– Mổ lấy thai khi phát hiện ngôi thai bất thường, hay có các bằng chứng thai nhi không chịu được chuyển dạ.

– Sử dụng kháng sinh khởi phát chuyển dạ nếu bị nhiễm trùng trên lâm sàng, thêm đó, không chống chỉ định đẻ thường.

Với những chia sẻ về nguyên nhân vỡ ối sớm và cách xử lý, khắc phục tình trạng này, bài viết hi vọng đã đem đến thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu có vấn đề thắc mắc cần giải đáp, hãy liên hệ với Phòng khám bác sĩ Điệp để được tư vấn cụ thể nhé!

Cảm ơn 1

Cảm ơn 2