I. Khi có thai:
- Nên cách hai lần mổ trên 18 tháng để hạn chế nứt vết mổ
- Đi khám thai sớm để phát hiện sớm thai bám vết mổ. Nếu có phải hủy thai sớm
- Trong khi có thai hạn chế vận động nhiều, để ý tử cung gò. Vì vết mổ có thể làm rối loạn cơn gò tử cung gây vỡ ối, sanh non.
- Nên đi khám bác sĩ chuyên khoa sản để biết khi nào nhập viện, khi nào cần chích hỗ trợ phổi, trường hợp nào sẽ phải mổ lại hoặc sanh thường được.
II. Khi nào sản phụ phải mổ lấy thai:
– Vết mổ cũ 2 lần trở lên phải mổ lại khi thai 39 tuần hoặc nếu đau vết mổ hay có chuyển dạ.
– Vết mổ cũ một lần mổ lại khi:
* Lý do mổ lần trước vì khung chậu hẹp hay giới hạn.
* Thai cân nặng trên 3.5kg (Trừ khi khung chậu quá rộng).
* Mẹ bệnh lý tim mạch, phổi quá nặng.
* Ngôi mông, ngôi ngang.
* Thời gian mổ lại dưới 18 tháng.
* Thai có tử cung đôi.
-Vết mổ cũ một lần có thể cho sanh lại khi đủ tất cả các yếu tố sau:
* Khung chậu bình thường.
* Ngôi đầu.
* Tim thai bình thường.
* Cân nặng thai dưới 3500gram.
* Không có bệnh lý nội khoa quá nặng như bệnh đường hô hấp, bệnh tim.
III. Sau mổ chú ý gì:
– Do chủ động mổ trước khi chuyển dạ, cổ tử cung thường đóng nên sản phụ vận động sớm để sản dịch thoát ra ngoài.
– Vết mổ lần 2 thường đau hơn vết mổ lần 1.
* Thời gain cắt chỉ mổ lân 22 lâu hơn lần 1, thường 5-10 ngày.
-Mổ nhiều gây dính vết mổ, bàng quang thường kéo cao nên dễ tồn lưu nước tiểu sau mổ và dễ nhiễm trùng tiểu. Để hạn chế bạn nên dùng tay ấn mạnh trên xương mu lúc tiểu để đẩy hết nước tiểu ra ngoài.
– Thời gian cắt chỉ vết mổ hai thường lâu hơn, có thể từ 5-10 ngày.
Chúc các bạn mang thai khỏe, có cần tư vấn thì gửi lên trang Fanpage Bác sĩ sẽ tư vấn cho, thân chào.
Phòng khám sản phụ khoa của BS – CKII: PHẠM THỊ NGỌC ĐIỆP ( BV Từ Dũ )
Địa chỉ: 271 Nguyễn Duy Dương, Phường 4, Quận 10.
ĐT: 033.5155.192
Website: sanphukhoatudu-bsdiep.com