Stress khi mang thai ảnh hưởng đến mẹ và thai nhi như thế nào?

Stress khi mang thai là một trong những hội chứng thường gặp ở hầu hết các mẹ bầu. Sự thay đổi về thể trạng và tăng sinh nội tiết tố khiến mẹ bầu nhạy cảm hơn với môi trường bên ngoài, dễ cáu bẳn, tính khí thất thường, gây nên stress. Tình trạng này kéo dài có thể ảnh hưởng đến tâm sinh lý của mẹ và cả bé sau khi chào đời.

1. Nguyên nhân do đâu làm các mẹ dễ stress khi mang thai

Trong suốt quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều thay đổi, gây ra những khó khăn trong các hoạt động thường ngày. Mặt khác, sự thay đổi về nội tiết tố cùng những lo lắng cho sự chào đời của bé càng dễ gây stress khi mang thai. Một số lo lắng phổ biến ở các mẹ khi mang thai như:

– Vấn đề dinh dưỡng ở mỗi giai đoạn của thai kỳ như thế nào là tốt cho trẻ.

– Cơ thể nặng nề hơn khi mang thai, đi lại khó khăn, ốm nghén, đau lưng, khó chịu.

– Vừa mang thai vừa đi làm để chuẩn bị một khoản tiết kiệm kha khá cho con được sinh ra trong điều kiện tốt nhất có thể, dẫn đến dễ stress, căng thẳng trong công việc.

Lo lắng cho quá trình chuyển dạ, cũng như cách chăm sóc con sau khi sinh như thế nào là tốt nhất.

Stress khi mang thai

Stress khi mang thai ở mẹ bầu đang xảy ra ngày càng phổ biến

Còn rất nhiều nguyên nhân khác khiến mẹ bầu phải lo lắng, suy nghĩ gây nên stress trong giai đoạn mang thai này. Kèm theo đó là những ảnh hưởng không hề tốt cho cả mẹ và trẻ.

2. Stress khi mang thai có ảnh hưởng như thế nào đến trẻ sau sinh?

Một số nghiên cứu cho rằng, sinh non khi thai kỳ chưa được 37 tuần tuổi hoặc trẻ nhẹ cân sau sinh có thể diễn ra nếu mẹ bị stress khi mang thai. Đây là một trong những yếu tố làm cho não bộ của trẻ phát triển không bình thường, chậm chạp, hoặc trẻ bị dị tật.

Trong suốt quá trình mang thai, giữa mẹ và thai nhi sẽ hình thành sợi dây vô hình. Những suy nghĩ tiêu cực trong suốt quá trình mang thai đặc biệt là 3 tháng đầu của thai kỳ theo đó mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến bộ não, suy nghĩ và trạng thái của trẻ sau này.

Stress khi mang thai làm trẻ bị nhẹ cân

Trẻ có thể bị nhẹ cân nếu mẹ bị stress khi mang thai kéo dài

3. Mẹ cũng chịu ảnh hưởng nặng do stress khi mang thai

Dưới đây là một số hậu quả có thể xảy ra nếu mẹ bầu thường xuyên căng thẳng, stress kéo dài trong giai đoạn thai kỳ:

Trầm cảm ở phụ nữ trước và sau sinh: stress kéo dài suốt giai đoạn mang thai là nguyên nhân gây nên các bệnh tâm lý. Mẹ bầu có những hành vi tiêu cực, mệt mỏi quá mức, có hiện tượng choáng ngất, khó thở.

Sảy thai: Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những phụ nữ có suy nghĩ tiêu cực, tiếp xúc thường xuyên với những yếu tố gây stress sẽ có nguy cơ sảy thai cao hơn gấp đôi.

Mẹ bầu và các ”bộ não cá vàng”: stress khi mang thai kéo dài ảnh hưởng đến thần kinh của mẹ bầu. Suy giảm trí nhớ, hay quên, khó tập trung, rối loạn giấc ngủ là các triệu chứng thường gặp ở người bị stress.

Mối quan hệ xã hội dần thu hẹp: Dưới tác động của các yếu tố áp lực từ môi trường bên ngoài, cùng với sự thay đổi về tâm sinh lý, một số mẹ bầu thu mình lại trong các mối quan hệ xã hội hàng ngày, tránh xa nơi ồn ào, náo nhiệt. Tự tìm cho mình những không gian riêng tư, yên tĩnh là cách để mẹ bầu giảm stress trong trường hợp này.

Stress kéo dài làm ảnh hưởng cả mẹ và bé

Stress kéo dài trong giai đoạn mang thai ảnh hưởng đến cả mẹ và bé

4. Làm sao để hạn chế tình trạng stress khi mang thai

Một số lời khuyên chúng tôi mang đến cho mẹ bầu giúp các mẹ vượt qua giai đoạn này một cách dễ dàng thoải mái nhất như sau:

Chia sẻ với người mẹ bầu tin tưởng

Hãy mở lòng và chia sẻ với những người thân yêu xung quanh từ những điều vụn vặt nhất mà mẹ gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Những suy nghĩ, cảm xúc tiêu cực của mẹ trong suốt giai đoạn mang thai đều ảnh hưởng đến thai nhi. Vì vậy, các mẹ hãy tìm đến những người bạn đồng cảm có thể giúp mình thoát khỏi những cảm xúc tiêu cực ấy.

Không phức tạp hóa vấn đề và biết dừng đúng lúc

Một trong những điều khiến các mẹ bầu dễ stress khi mang thai đó là quá lo lắng về việc sảy thai. Thực tế cho thấy, sảy thai càng khó xảy ra trong mỗi tuần trôi qua và đặc biệt rất khó xảy ra hơn sau khi thai nhi ngoài 13 tuần tuổi. Chính vì vậy, đừng quá lo lắng, đừng phức tạp hóa mọi vấn đề. Hãy coi mọi chuyện xảy ra trong suốt giai đoạn con nằm trong bụng mẹ là những điều hiển nhiên và thiêng liêng nhất.

Đừng quá gắng gượng với công việc điều đó chỉ gây thêm căng thẳng trong quá trình mang thai của mẹ. Chuẩn bị cho sự chào đời của con là tốt nhưng nếu không biết điều chỉnh lượng công việc phù hợp trong giai đoạn mang thai, mẹ sẽ vô tình làm bản thân stress. Vì vậy hãy tắt máy tính trước khi cơ thể rơi vào trạng thái mỏi mệt.

Yêu thương, chăm sóc tốt cho bản thân mình.

Dành thời gian cho những buổi tập yoga, ngồi thiền sẽ giúp cho các mẹ bầu tránh xa các yếu tố stress trong giai đoạn mang thai. Cơ thể được thư giãn, đầu óc được thoải mái từ đó những suy nghĩ tích cực sẽ dần được hình thành. Hình dung những điều tốt đẹp khi con chào đời, những niềm vui mà con sẽ mang đến. Tận hưởng từng thay đổi của con trong suốt thời gian con nằm trong bụng mẹ và ghi lại những khoảnh khắc hạnh phúc ấy.

Nghe nhạc 30 phút mỗi ngày cũng là một trong những phương pháp làm giảm lượng cortisol – hormone chính gây căng thẳng ở mẹ bầu.

Ăn uống điều độ, lành mạnh, duy trì lối sống có khoa học

Trong giai đoạn mang thai, chứng thèm ăn và căng thẳng ăn uống là có thật. Do đó các mẹ cần đặc biệt quan tâm đến chất lượng của từng bữa ăn, phải đảm bảo cân bằng và lành mạnh.

Hạn chế ăn các chất quá ngọt, uống nhiều nước và đặc biệt phải ăn sáng đầy đủ. Tìm lời khuyên từ các bác sĩ để có được “cây dinh dưỡng” phù hợp nhất cho cả mẹ và thai nhi.

Thường xuyên tập thể dục, và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Ngủ sớm hơn bình thường, thời gian nghỉ trưa chỉ nên kéo dài từ 15 – 30 phút. Tận hưởng những giấc ngủ ngắn hạn sẽ làm giảm nguy cơ stress khi mang thai.

Nếu cơ thể cảm thấy quá nhức mỏi, khó chịu, hãy tham gia các lớp massage cho mẹ bầu.

Tập yoga khi mang thai

Luyện tập thể dục bằng cách đi bộ giúp giảm căng thẳng khi mang thai

Tìm đến các phòng khám uy tín để theo dõi sức khỏe thai kỳ

Trong suốt thời gian mang thai sẽ có rất nhiều thay đổi cả về thể chất lẫn tinh thần của cả mẹ và thai nhi. Do đó việc duy trì cố định thăm khám ở một phòng khám tốt và phù hợp với mẹ bầu là rất cần thiết.

Vậy một phòng khám “tốt” sẽ bao gồm những tiêu chí nào?

– Bác sĩ giỏi chuyên môn: một phòng khám tốt cần có đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm, tay nghề chuyên môn cao. Từ đó, họ sẽ có những đánh giá, chẩn đoán chính xác nhất đối với từng thay đổi nhỏ của mẹ trong suốt giai đoạn mang thai và sau sinh.

– Cơ sở vật chất và các trang thiết bị hiện đại: đây là một trong những yếu tố mà mẹ bầu không nên bỏ qua. Máy siêu âm, máy soi cổ tử cung… những trang thiết bị này sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác, kịp thời đưa ra các biện pháp can thiệp nếu có bất cứ bất thường nào.

– Tính minh bạch: tất cả các chi phí cũng như quá trình thăm khám ở phòng khám uy tín sẽ luôn công khai minh bạch, rõ ràng và có hóa đơn sau mỗi lần thăm khám.

Với những thông tin bổ ích trên, chúng tôi hy vọng sẽ giúp đỡ các mẹ bầu nắm rõ về tình trạng stress khi mang thai, để từ đó có thể đưa ra những biện pháp phòng tránh, khắc phục kịp thời. Hiện nay, phòng khám sản phụ khoa Bs. Phạm Thị Ngọc Điệp đáp ứng hết tất cả những tiêu chí kể trên, trở thành địa chỉ uy tín được nhiều chị em lựa chọn. Vì vậy, bạn có thể yên tâm khi lựa chọn phòng khám để theo dõi, chăm sóc sức khỏe trong suốt thai kỳ.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc, khó khăn nào trong suốt giai đoạn mang thai, hãy liên hệ với chúng tôi qua hotline: 0335155192 để được hỗ trợ, tư vấn.

Chúc các mẹ có một thai kỳ vui vẻ và hạnh phúc!