Sự phát triển của thai nhi – Sự diệu kỳ của tạo hóa!

Sự phát triển của thai nhi là điều mà bà mẹ nào khi mang thai cũng mong ngóng. Hiểu được tâm lý đó, chúng tôi sẽ cung cấp cho chị em đầy đủ thông tin về quá trình phát triển của bé yêu trong suốt 9 tháng 10 ngày thông qua bài viết sau đây.

Sự phát triển cua thai nhi
Bé yêu của bạn được hình thành và phát triển trong hơn 9 tháng, trải qua nhiều giai đoạn khác nhau để có được hình hài xinh đẹp

Đầu tiên muốn hiểu được sự phát triển của thai nhi, mẹ phải biết bé được hình thành như thế nào.

1. Quá trình hình thành thai nhi như thế nào?

Mỗi con người được sinh ra và hình thành đều phải trải qua quá trình thụ tinh. Thụ tinh là hiện tượng gặp gỡ của tế bào tinh trùng và tế bào trứng ở ống dẫn trứng rồi tiến vào tử cung và làm tổ ở đó.

Thông thường, ở nam giới khỏe mạnh sẽ có khoảng 250 triệu tinh trùng được bắn vào âm đạo qua mỗi lần xuất tinh. Trong đó, chỉ có 1 tinh trùng khỏe mạnh nhất mới được thụ tinh thành công. Cụ thể về quá trình này như sau: một số lượng nhỏ tinh trùng được bắn vào sẽ tràn ra ngoài âm đạo, số ít sẽ chết do môi trường axit bên trong âm đạo quá cao, còn lại những tinh binh khỏe nhất sẽ sống sót để đến với các thử thách tiếp theo.

Quá trình thụ tinh
Sự phát triển của thai nhi có thể tính từ khi trứng được thụ tinh

Tiếp đó, một lượng tinh trùng nhỏ tiếp tục bị tiêu diệt bởi các tế bào trong buồng tử cung, lượng khác di chuyển được tới noãn nhưng cuối cùng, chỉ có 1 con tinh trùng sống sót gặp được trứng.

Phôi thai sau khi được thụ tinh sẽ làm tổ ở đáy tử cung bởi nếu trứng làm tổ ở vị trí thấp, khó có thể bám được trên thành tử cung sẽ gây ra hiện tượng rau tiền đạo.

2. Sự phát triển của thai nhi qua từng tháng thai kỳ

Mỗi sự phát triển của thai nhi thường kéo dài hơn 9 tháng và ở mỗi tháng, thai nhi sẽ có sự thay đổi, phát triển khác nhau.

Tháng thứ 1

Sự tồn tại của thai nhi bắt đầu được tính từ ngày bắt đầu kỳ kinh cuối. Trong 2 tuần đầu tiên này, mẹ chưa thực sự mang thai. Khi đó tế bào tinh trùng vẫn đang sống trong cơ thể mẹ. Cơ thể của mẹ vẫn tiếp tục làm việc để chuẩn bị cho quá trình rụng trứng tiếp theo.

Trong chu kỳ kinh, sau khi hoàn tất quá trình rụng trứng, một trong 2 buồng trứng sẽ giải phóng trứng ra ngoài cơ thể. Ở 2 tuần tiếp theo, quá trình rụng trứng diễn ra thành công, cuộc gặp gỡ kỳ diệu giữa tinh trùng và trứng cũng vừa xảy ra, và một sinh linh nhỏ bé được hình thành.

Trong một vài ngày, hợp tử sẽ tiến hành di chuyển vào thành tử cung để làm tổ. Tuần này là sự khởi đầu cho sự phát triển của thai nhi. Lúc này, bé đã là một phôi thai nhỏ bé bao gồm 2 lớp: nội bì và biểu bì, từ đó tất cả các bộ phận và cơ quan của bé sẽ dần phát triển và hoàn thiện.

Sang tuần thứ 4, phôi thai phát triển rất nhanh chóng, tim và hệ tuần hoàn của thai nhi dần xuất hiện. Lúc này, bé có kích thước rất nhỏ và vẫn còn có đuôi.

Thai nhi ở tháng đâu
Thai nhi ở tháng đầu tiên rất nhỏ và còn yếu

Sang đến tuần thứ 5, bé bắt đầu hình thành mũi miệng và tai được biểu hiện bằng những đốm sẫm màu, tim bé đập 100 – 160 lần/phút và máu bắt đầu lưu thông khắp cơ thể bé.

Tháng thứ 2

Vào tuần thứ 6, sự phát triển của thai nhi bắt đầu rõ hơn, tay và chân đã bắt đầu xuất hiện trên cơ thể bé. Bé giờ đã lớn hơn gấp đôi so với tuần trước. Hai bán cầu của bé đang phát triển và gan đang thực hiện nhiệm vụ sản xuất hồng cầu thay cho tủy xương đến khi nó xuất hiện.

Sang tuần thứ 7, những màng bảo vệ đã xuất hiện để bảo vệ cơ thể bé. Mí mắt của bé cũng dần hiện ra, ống thở đã xuất hiện và phát triển, đuôi của bé dần dần tiêu biến. Các tế bào thần kinh nhỏ lẻ kết nối với nhau tạo thành hệ thần kinh sơ cấp.

Ở tuần thai thứ 8, bộ phận trên cơ thể bé cơ bản đã hoàn thiện và tiếp tục phát triển. Bé đã đà khoảng 2,5 cm và chỉ nặng khoảng vài g. Ở giai đoạn này, các khoang tim dần được hình thành, phần đuôi biến mất hoàn toàn, các cơ quan nội tạng, thần kinh đã dần được định hình. Nếp mí của bé đã xuất hiện nhưng bé vẫn chưa thể mở mắt cho đến tuần thứ 27.

Tuần thứ 9, bé đã dài khoảng 3cm và dần chuyển qua quá trình bào thai. Một lớp màng quanh tay và chân đã được thay thế bằng móng tay và móng chân. Trên da bé cũng đã xuất hiện lông tơ. Tay chân bé có thể uốn cong, cổ tay bé có thể gập lại, hình dáng cột sống của bé đã hiện rõ. Tất cả cho thấy sự phát triển của thai nhi đang diễn ra hoàn toàn bình thường và bé yêu đang rất khỏe mạnh.

Thai nhi tháng thứ 2
Sang đến tháng thứ 2 thai nhi đã lớn lên nhiều nhưng vẫn chỉ bằng hạt đỗ và vẫn có đuôi

Tháng thứ 3

Tuần thai thứ 10, mẹ sẽ tiếp tục thấy sự phát triển của thai nhi khi đi siêu âm. Lúc này, bé dài khoảng 4cm tính từ đầu đến chân và đã phát triển gần như đầy đủ, tay của bé đã có thể nắm lại duỗi ra, một số xương của bé đã dần chắc khỏe hơn.

Trong tuần thứ 11, các khả năng phản xạ của bé dần được phát huy. Nếu như mẹ có tác động lên bụng của mình, bé sẽ quay người để né tránh mặc dù mẹ không cảm nhận được sự thay đổi đó. Ruột của bé phát triển và hoàn thiện rất nhanh, thận đã có thể thực hiện chức năng bài tiết nước tiểu.

Tuần 12, thai nhi đã có kích thước tương ứng với phần đầu, bé có chiều dài từ đầu đến mông khoảng 5,3 cm nặng khoảng 28g. Bây giờ bé đã có gần như đầy đủ các bộ phận và tiếp tục phát triển trong thời gian tới.

Tuần thứ 13, mẹ có thể bất ngờ với sự phát triển của thai nhi. Lúc này, bé đã biết nheo mắt, cau mày, nhăn mặt và bé có thể mút ngón tay cái của mình. Đặc biệt, trong thời kỳ này bé đã lớn lên về kích thước và cơ thể bên trong, từ đầu đến mông đã dài 9 cm, nặng khoảng 43g.

Thai nhi tuần 13
Sự phát triển của thai nhi ở tuần 13, chiếc đuôi của bé đã biến mất, cơ thể phát triển rất nhanh

Tháng thứ 4

Tuần thứ 14, bé dài khoảng 10cm từ đầu đến mông và nặng khoảng 70g. Chân của bé đã phát triển dài hơn tay và cân đối hơn so với cơ thể. Mặc dù mí mắt vẫn khép chặt nhưng bé vẫn có thể cảm nhận được ánh sáng bên ngoài, vị giác của bé đã được hình thành. Mẹ có thể biết được giới tính của bé vào tuần này nếu thực hiện siêu âm.

Ở tuần 15 trong sự phát triển của thai nhi, bé vặn mình và vận động rất nhiều, cơ thể bé cũng sẽ hấp thụ canxi để xương được cứng chắc hơn và hình thành các chồi răng dưới lợi.

Thai nhi tuần 15
Thai ở tuần thứ 15 đã biết vặn mình và tăng dần cử động

Thai ở tuần thứ 16 có chiều dài lẫn cân nặng phát triển hơn với giai đoạn trước rất nhiều. Chiều dài chân bé dài hơn, đầu cũng ngẩng lên cao, các mảng da đầu bắt cố định nhưng chưa thấy rõ tóc khi siêu âm. Tim thai có thể bơm tới 20 lít máu mỗi ngày.

Tuần 17, bé nặng khoảng 200g, từ đầu đến mông dài khoảng 14 cm. Bé thường xuyên cử động tay chân và mẹ sẽ cảm nhận thấy những cử động đó. Quanh các dây thần kinh có sự xuất hiện của một lớp chất béo, quá trình này tiếp tục diễn ra sau khi bé được 1 tuổi.

Tuần thứ 18, mẹ sẽ hạnh phúc vô cùng nếu biết lúc này con đã có thể nhận biết được giọng của mẹ. Sự phát triển của thai nhi ở giai đoạn này, bé nặng khoảng 240g và dài khoảng 15cm tính từ đầu đến mông, tay và chân của bé đã cân đối với nhau và so với cơ thể, thận tiếp tục bài tiết nước tiểu, tóc trên da đầu bé cũng đã bắt đầu được mọc.

Tháng thứ 5

Thai nhi ở tuần 19 lớn bằng trái xoài nhỏ nặng khoảng 300g, dài khoảng 16,5 tính từ đầu đến mông hoặc 25,5 cm tính từ đầu đến gót chân.

Tuần 20, bé giờ đã nặng khoảng 340g và dài khoảng 27cm tính từ đầu đến gót chân. Những chuyện động nhẹ nhàng ban đầu của bé sẽ dần chuyển sang những cú đạp và đá mạnh mẽ. Lông mày và mi của bé dần xuất hiện.

Tuần 21, với kích thước khoảng 28 cm và nặng gần 450g, bé nhìn như một em bé sơ sinh tí hon, các chi tiết trên khuôn mắt bắt đầu rõ ràng và sắc nét.

Tuần thứ 22, bé đã trở nên nhạy cảm hơn với các cử động và âm thanh bên ngoài. Các mạch máu ở phổi của bé phát triển hơn để chuẩn bị cho hoạt động hô hấp, tai của bé cũng nhạy cảm hơn với âm thanh bên ngoài vì thế bố mẹ nên nói chuyện với bé nhiều hơn.

Thai nhi tuần 22
Thai nhi ở tuần 22 đã có hình dáng giống một đứa trẻ sơ sinh

Tháng thứ 6

Tuần thứ 23 trong thai kỳ, bé vẫn phát triển đều đặn, đạt cân nặng khoảng 600g và dài khoảng 30 cm. Cơ thể bé sẽ phát triển cân đối và trở nên đầy đặn hơn, não và các giác quan phát triển nhanh chóng.

Ở tuần 24 trong sự phát triển của thai nhi, bé dài khoảng 34cm, trọng lượng khoảng 680g. Bé không còn gầy nữa thay vào đó bé đầy đặn lên trông thấy, tóc bé cũng dần dần mọc lên nhiều hơn.

Tuần thứ 25, mạng lưới dây thần kinh ở tai của bé phát triển hơn và nhạy cảm hơn, bé có thể nghe rõ các âm thanh xung quanh. Cũng bởi giai đoạn này, bé có thể hít thở vào ra một lượng nước ối nhưng rất nhỏ, không ảnh hưởng gì đến bé. Mặt khác, chính điều này còn giúp bé dễ dàng thích nghi với môi trường khi chào đời.

Tuần thai thứ 26, bé nặng khoảng 900g, dài khoảng hơn 36cm. Não của bé hoạt động rất tốt, bé ngủ khá nhiều cho đến khi sinh ra.

Tuần thai thứ 27, bé đã nặng chừng 1kg và dài hơn 37cm. Mẹ có thể thấy sự phát triển của thai nhi với những cử chỉ đáng yêu như nhấp nháy đôi mắt, bây giờ mắt bé đã có lông mi. Hơn nữa, mắt bé còn có thể thấy được mờ mờ sáng qua thành tử cung của mẹ.

Thai nhi tuần 27
Sự phát triển của thai nhi ở tuần 27 đã có bước tiến, thai nhi đã có phản ứng về âm thanh đối với môi trường bên ngoài

Tháng thứ 7

Ở tuần thai thứ 28, trọng lượng của bé khoảng 1,1kg, dài 18cm. Ở giai đoạn này, mắt của bé đã hoàn thiện, cơ bắp cũng vững chắc hơn, phổi của bé đã có thể hít thở được không khí, não đang sản xuất đến hàng triệu nơron thần kinh.

Tuần thứ 29, bé đã nặng khoảng 1,4 kg, dài khoảng 40 cm, có hơn 0.8 lít nước ối bao quanh bé. Tuy nhiên, càng về sau, lượng nước ối sẽ rút dần đi bởi cơ thể ngày một lớn dần của bé.

Tuần thai thứ 30 trong sự phát triển của thai nhi, bé dài hơn 40,6 cm, nặng khoảng 1,5 kg. Bé đã có thể thực hiện các động tác cơ bản, bé có thể xoay người, cũng có thể vặn mình. Thỉnh thoảng bé sẽ đạp, đá vào bụng khiến mẹ khó chịu.

Ở tuần thứ 31, bé nặng khoảng 1,7kg, dài khoảng 42,5cm, bé đang lớn lên để thích nghi với môi trường bên ngoài.

Thai nhi thang thứ 7
Vào tháng thứ 7, thai nhi đã có thể dễ dàng cựa quậy và đạp vào bụng mẹ

Tháng thứ 8

Vào tuần thai thứ 32, bé nặng hơn 1,8 kg và dài hơn 43 cm. Bé đã đầy đặn hơn, khung xương cũng đã vững chắc hơn.

Ở tuần thai thứ 33, bé đã nặng khoảng 2,2 kg, dài khoảng 46 cm. Hệ thần kinh và phổi của bé đã hoàn thiện.

Tuần thứ 34, trong quá trình phát triển thai kỳ bé đã nặng khoảng 2,4 kg, dài hơn 46 cm. Thận của bé đã hoàn thiện, gan đa có thể tham gia vào quá trình lọc chất thải.

Ở tuần 35 của thai kỳ, bé đã được khoảng 2,7 kg và dài hơn 47 cm. Sự phát triển của thai nhi, cụ thể là số cân nặng của bé sẽ tăng dần cho đến khi sinh ra, mỗi ngày bé sẽ nặng thêm 30g.

Đến tháng thứ 8
Đến tháng thứ 8 mọi quá trình của bé xem như đã hoàn tất

Tháng thứ 9

Tính từ thời điểm này, bé đã hoàn thiện tất cả các cơ quan, chức năng của cơ thể và có thể hoàn toàn thích ứng được với môi trường bên ngoài. Việc bây giờ của bố mẹ là chuẩn bị tất cả mọi thứ thật tốt để đón bé con chào đời.

3. Những điều mẹ nên làm trong thai kỳ

Ngoài quan tâm đến sự phát triển của thai nhi, mẹ cũng cần chú ý đến một số điều sau:

– Khám sức khỏe, siêu âm thai định kỳ.

– Vận động nhẹ nhàng

– Tiêm vắc xin giảm nguy cơ bị bệnh và lây bệnh cho bé.

– Bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng và khoáng chất.

– Không nên làm việc quá căng thẳng.

– Hát và nói chuyện thường xuyên với bé.

Trong suốt sự phát triển của thai nhi
Trong suốt sự phát triển của thai nhi mẹ cần chú ý những điều trên để có một thai kỳ an toàn, khỏe mạnh

Thấy được con mình lớn lên từng ngày có lẽ là mong ước của tất cả bà mẹ. Hy vọng, những thông tin về sự phát triển của thai nhi trên đây sẽ giúp chị em có một hành trang tốt nhất cho công cuộc chăm sóc bé yêu của mình. Các mẹ hãy giữ một sức khỏe và tinh thần thật tốt để có một thai kỳ khỏe mạnh, chào đón con yêu ra đời nhé.