Thai bám sẹo mổ lấy thai

Thai ở sẹo mổ lấy thai là tình trạng thai làm tổ nơi vết sẹo mổ lấy thai, có thể gây nguy hiểm cho mẹ và đe dọa tánh mạng mẹ, thai hiếm khi phát triển đủ tháng. Nếu thai phát triển lớn sẽ dễ gây chảy máu, vỡ tử cung rất nguy hiểm. Tần suất thai bám ngày càng tăng khi sẹo mổ lấy thaingày càng nhiều.

Ai dễ bị thai bám vết mổ lấy thai:

+ Người đã từng mổ lấy thai.

+ Trước đó có mổ trên cơ tử cung như:

– Bóc u xơ.

– May tái tạo tử cung.

– Nhau cài răng lược đã đươc mổ bảo tồn.

– Mổ nhau tiền đạo.

+ Nạo phá thai nhiều lần.

+ Thai ngoài tử cung.

+ Thụ tinh ống nghiệm.

+ Đã có tiền sử nhau bám chặt.

Dấu hiệu nghi ngờ thai bám sẹo mổ lấy thai:

+ Trễ kinh.

+ Đau bụng.

+ Ra huyết âm đạo.

+ Không có triệu chứng chỉ phát hiện qua siêu âm, đặc biệt là siêu âm đầu dò âm đạo.

Khi phát hiện thai bám vết mổ lấy thai thì bạn nên làm gì:

+ Không được hút bỏ thai, hoặc uông thuốc bỏ thai ở bất kỳ cơ sở y tế nào.

+ Phải nhập viện ngay, càng sớm càng tốt, vào các bệnh viện chuyên khoa sản lớn, có đủ thiết bị và máu để điều trị.

+ Nguyên tắc điều trị là bỏ thai, tránh tai biến, cố gắng giữ tử cung.

Bác sĩ sẽ làm gì cho bạn:

 1. Nếu thai dưới 14 tuần:

+ Bác sĩ sẽ cố gắng lấy thai qua ngã âm đạo, kèm chích thuốc hủy các tế bào nhau thai còn lại.

+ Bạn đươc theo dõi kỹ tại bệnh viện, làm các xét nghiệm theo dõi hoóc môn thai trong máu (beta HCG), thử máu đánh giá tác dụng phụ của thuốc lên cơ thể bạn, siêu âm kiểm tra kích thước khối thai.

+ Nếu lượng hoóc môn thai, kích thước khối thai giảm, và hết ra huyết sẽ cho xuất viện, tái khám mỗi tuần, sau đó tái khám mỗi tháng. Đến khi hoóc môn thai giảm hết và khối thai tan hết là bạn đã thành công trong điều trị.

+ Mỗi lần tái khám sẽ thử máu kiểm tra lượng hoóc môn và siêu âm kiểm tra khối thai.

Trong quá trình điều trị bạn không được: – Vận động mạnh, không quan hệ tình dục, không đi xa.

Nhập viện lại nếu: Ra huyết nhiều, lượng hoóc môn thai tăng, siêu âm khối nhau to lên hay tăng sinh mạch máu.

2. Bạn sẽ được mổ khi:

+ Thai lớn hay 14 tuần.

+ Khi chảy máu nhiều nguy hiểm đến tính mạng.

+ Lớn tuổi và không muốn có con thêm.

Bác sĩ sẽ cố gắng lấy phần thai và giữ lại tử cung, nếu chảy máu nhiều có thể cắt tử cung.

Sau khi giải quyết khối thai ở sẹo mổ, bạn nên chú ý gì:

+ Bồi dưỡng thuốc bổ máu.

+ Ngừa thai ít nhất 12 đến 24 tháng.

+ Không được đặt vòng, có thể ngừa thai bằng: bao cao su, cấy que, thuốc ngừa

+ Nếu có thai lại:

Phải theo khám thai ở phòng khám chuyên khoa vì khả năng nứt vết mổ cao

Khi thai gần đủ tháng phải mổ chủ động.

Làm thế nào để giảm nguy cơ thai bám vết mổ và hạn chế tai biến:

+ Cố gắng sanh ngã âm đạo, tránh mổ lấy thai.

+ Hạn chế mổ lấy thai nhiều lần.

+ Hạn chế nạo phá thai.

+ Khám thai sớm ở các phòng khám chuyên khoa để phát hiện sớm.

+ Điều trị tại các bệnh viện chuyên khoa ngay khi phát hiện bệnh.

Để biết thêm những thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA

BS – CKII: PHẠM THỊ NGỌC ĐIỆP

Địa chỉ: 271 Nguyễn Duy Dương, Phường 4, Quận 10

Fanpage: https://www.facebook.com/Sản, Phụ Khoa Từ Dũ – BS Điệp

Web: sanphukhoatudu-bsdiep.com /