Thai chưa vào tử cung – Nguyên nhân, dấu hiệu và điều trị

Thai chưa vào tử cung là lo lắng của nhiều phụ nữ khi muốn làm mẹ. Họ có thể sử dụng các biện pháp thông thường như dùng que thử thai, xem xét hiện tượng trễ kinh, ốm nghén để xem xét khả năng mang thai. Thế nhưng chúng lại không đủ để kết luận thai đã vào tử cung hay chưa.

Tại sao thai chưa vào tử cung?

Để hiểu về vấn đề này bạn phải cập nhật các kiến thức liên quan đến quá trình sinh sản của nữ giới. Ban đầu, một người đàn ông xuất tính có thể cho ra hơn 250 triệu tinh trùng. Trong số ấy chỉ có 1 tinh trùng khỏe mạnh nhất mới có thể tìm thấy trứng để tiến hành thụ tinh.

Tinh trùng khỏe mạnh
Tinh trùng khỏe mạnh nhất sẽ giành chiến thắng trong cuộc chiến thụ tinh

Theo nghiên cứu của các bác sĩ chuyên khoa thì quá trình trứng được thụ tinh và làm tổ sẽ kéo dài từ 6 đến 9 ngày. Quá trình này vẫn tiếp tục và phải đến từ 7 đến 10 ngày sau mới chính thức hoàn thành. Đây chính là khoảng thời gian mà thai chưa vào tử cung, đúng như quy luật tự nhiên, không có gì bất thường cả. Lúc này khi thử thai bạn sẽ nhận thấy que 2 vạch, trễ kinh, ốm nghén nhưng siêu âm lại chưa thấy phôi thai.

Một thời gian sau đó thai mới bắt đầu bám chắc vào tử cung và phát triển bình thường. Kể từ khi hai bên quan hệ thì phải đến 38 đến 40 tuần em bé mới chào đời.

Chuyện quan hệ vợ chồng khi thai chưa vào tử cung

Quan hệ tình dục là điều không thể thiếu được trong cuộc sống vợ chồng, dù là cặp đôi mới cưới hay đã cưới lâu năm. Thế nhưng ngay khi người vợ phát hiện dấu hiệu có thai thì cả hai bên nên dừng quan hệ. Trong khoảng thời gian này, thai chưa đủ lớn, chưa bám được vào tử cung nên khi quan hệ mạnh sẽ bị chấn động, thậm chí sảy thai. Hai vợ chồng có thể quan hệ từ tháng thứ 4 trở đi khi thai đã bám vào tử cung, ít chịu ảnh hưởng.

Tuy nhiên, việc quan hệ nhiều hay ít, như thế nào thì cần dựa trên lời tư vấn của bác sĩ.

Dấu hiệu thai chưa vào tử cung

Dưới đây là một số dấu hiệu thai chưa vào tử cung mà bạn có thể quan sát, nhận biết, tất nhiên nó không đảm bảo độ chính xác 100% mà chỉ mang tính tham khảo:

Xuất huyết âm đạo nhiều, thường xuyên, thậm chí vón cục

Bạn sẽ bị chảy máu khi phôi thai bám vào tử cung nhưng việc chảy máu này rất nhẹ. Khi thay quần lót bạn sẽ thấy có mồng hồng đỏ nhạt hoặc nâu nhạt dưới đáy quần. Thậm chí có thể bạn còn cảm nhận được một áp lực nhỏ ở trong bụng.

Tuy nhiên nếu lượng máu ra nhiều và đều đặn thì đó có thể xuất phát từ việc bạn mang thai ngoài tử cung, hãy thật sự chú ý.

Thai chưa vào tử cung

Chu kì kinh nguyệt bất thường

Việc thụ thai sẽ làm bạn bị chậm kinh. Nếu việc chậm kinh này diễn ra trong vòng 5 đến 10 ngày thì chứng tỏ phôi đã bám vào thành tử cung, nó tác động lên tuyến yên của não bộ để dừng kinh nguyệt.

Thế nhưng nếu bạn đã bị chậm trễ quá thời gian kể trên mà khi sử dụng que thử thai vẫn chưa có 2 vạch thì rất có thể thai chưa vào tử cung.

Bụng dưới hoặc lưng bị đau

Thai chưa bám vào tử cung thì chuyện đau bụng dưới và đau lưng không phải hiếm gặp. Lúc này tử cung đang to và mềm ra để chứa trứng thụ tinh làm tổ, tạo thành cái nôi nuôi dưỡng thai nhi tốt nhất.

Trên đây chỉ là những dấu hiệu cơ bản để nhận biết thai chưa vào tử cung hay đã vào rồi mà bạn có thể tham khảo và xem xét. Để biết kết quả một cách chắc chắn, bạn vẫn nên đến bệnh viện, phòng khám uy tín để siêu âm kĩ thuật cao.

Đau bụng dưới
Bạn có thể bị đau bụng dưới khi thai chưa vào tử cung

Khi thai chưa vào tử cung bạn cần làm gì?

Khi phát hiện thấy mình có những dấu hiệu của tình trạng thai chưa vào tử cung, bạn phải xử lý như sau:

Đến bệnh viện, phòng khám uy tín để tiến hành siêu âm đầu dò

Đây là việc tốt nhất bạn có thể làm trong thời điểm này. Các bác sĩ sẽ siêu âm cho bạn và cho biết kết quả là bạn có mang thai giả hoặc mang thai ngoài tử cung hay không. Nếu có các bác sĩ sẽ đưa ra các kiến nghị kịp thời và cần thiết.

Không nên làm việc nặng: Nếu bạn đang ở trong giai đoạn thai chưa vào tử cung thì không nên làm các công việc nặng nhọc, gây ảnh hưởng xấu tới ổ bụng.

Giữ tâm lý ổn định: Nếu bạn vẫn đang ở trong 1 vài tuần đầu của thai kì thì không cần quá lo lắng bởi có thể phôi thai vì vào chậm một chút thôi. Lúc này bạn cần hạn chế căng thẳng, sử dụng các sản phẩm có lợi cho sức khỏe để thai nhanh vào tử cung.

Các trường hợp xấu khi thai chưa vào tử cung

Như quy luật thông thường thì trứng thụ tinh xong cần phải di chuyển vào tử cung để có không gian phát triển. Nếu đã quá thời hạn quy định mà thai chưa vào tử cung thì rất có thể rơi vào một trong hai trường hợp dưới đây:

Vòi trứng, ống dẫn trứng phát triển bất thường

Có một số người mẹ có vòi trứng, ống dẫn trứng hẹp, nhỏ dẫn đến trứng thụ tinh di chuyển khó khăn, không thể vào đến tử cung.

Thai phát triển ở bên ngoài tử cung của cơ thể mẹ

Đây là trường hợp có khả năng xảy ra cao nếu bạn chậm kinh 14 ngày, đã có dấu hiệu từ que thử thai nhưng khi siêu âm lại không thấy túi thai. Để đảm bảo an toàn bạn phải tuân thủ nghiêm ngặt hướng dẫn của bác sĩ, tránh vướng vào hậu quả xấu, ảnh hưởng đến khả năng mang thai sau này.

Mang thai ngoài tử cung
Bạn có thể bị mang thai ngoài tử cung

Phương pháp điều trị khi mang thai ngoài tử cung

Tử cung là bộ phận thích hợp nhất cho việc nuôi dưỡng thai nhi, ngoài ra, không có một bộ phận nào có thể làm được điều này. Chính vì vậy khi nữ giới mang thai ngoài tử cung sẽ rất nguy hiểm, nguy cơ sảy thai cao

Đặc biệt khi thai nhi sẩy, các mạch máu nơi tha đậu sẽ bị vỡ gây băng huyết, nguy hiểm tới tính mạng. Để tránh rơi vào tình trạng này bạn buộc phải phá bỏ thai:

Phương pháp nội khoa: Sử dụng thuốc

Bạn có thể sử dụng phương pháp này nếu phôi thai còn nhỏ, kích thước dưới 3cm, chưa có tim thai. Nếu quan tâm đến thai chưa vào tử cung hay vào rồi bạn sẽ phát hiện sớm như vậy. Bác sĩ sẽ tiêm thuốc vào khối thai hoặc cơ thể, đây là loại thuốc có khả năng tiêu biến phôi thai.

Sau khi tiêm xong bác sĩ sẽ theo dõi kĩ tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, nếu phôi thai biến mất trong vòng 3 đến 4 tuần thì bạn đã loại bỏ thai thành công.

Phương pháp này giúp bạn phá bỏ thai một cách an toàn, không tổn hại vòi trứng, không đau, không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản sau này. Khi dùng thuốc bạn có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: chóng mặt, buồn nôn…

Phương pháp ngoại khoa: Thực hiện tiểu phẫu đối với phôi thai

Trong trường hợp phôi thai có kích thước lớn hơn 3cm (do bạn không để ý đến việc thai chưa vào tử cung) từ đầu thì phẫu thuật là việc bắt buộc. Lúc này các bác sĩ sẽ hội chuẩn, thảo luận với bệnh nhân để đưa ra phương án điều trị thích hợp nhất.

Nếu bệnh nhân không có nhu cầu sinh con nữa thì bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ vòi trứng hoặc ống dẫn chứng nơi thai đậu. Nếu bệnh nhân muốn sinh con thì bác sẽ mổ nội soi để loại bỏ thai nhi.

Với thai nhi quá to hoặc đã bị vỡ thì bác sĩ bắt buộc phải loại bỏ 1 bên vòi trứng để giữ lại tính mạng cho người mẹ.

Tiểu phẫu
Nếu thai to bạn buộc phải thực hiện tiểu phẫu

Như vậy nếu muốn xử lý một cách an toàn bạn cần siêu âm sớm để phát hiện xem thai chưa vào tử cung hay vào rồi, mình có bị mang thai ngoài tử cung hay không. Những chuyện liên quan đến sức khỏe thì càng để lâu càng nguy hiểm.

Khi thai chưa vào tử cung nên thăm khám ở đâu?

Việc mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến cơ thể người mẹ, kể cả mặt tinh thần lẫn thể chất. Nếu thấy mình xuất hiện triệu chứng mang thai thì bạn cần đến ngay cơ sở khám bệnh uy tín để tiến hành siêu âm.

Tại Hồ Chí Minh, phòng khám sản phụ khoa bác sĩ Phạm Thị Ngọc Điệp là địa chỉ uy tín dành cho chị em phụ nữ. Đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao, nhiều năm kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị hiện đại sẽ giúp bạn khám và điều trị bệnh an toàn và hiệu quả.

Các thiết bị trong phòng khám được đầu tư chỉn chu, bao gồm máy siêu âm, máy soi tử cung… Bác sĩ sẽ xem xét phôi thai của bạn và trả về kết quả là thai chưa vào tử cung do còn ở giai đoạn đầu hay là do bạn đang mang thai ngoài tử cung.

Trong trường hợp mang thai ngoài tử cung, bác sĩ sẽ đưa ra liệu trình điều trị phù hợp nhất dựa trên sự phát triển của phôi thai. Còn trong trường hợp thai nhi khỏe mạnh bác sĩ sẽ cùng bạn theo dõi sức khỏe của bé từ khi bắt đầu đến khi chào đời.

Nếu có bất kì thắc mắc gì liên quan đến các bệnh phụ khoa cũng như sự phát triển của thai nhi thì bạn nên liên hệ ngay với phòng khám để được tư vấn nhanh và chi tiết nhất.

Nhìn chung, thai chưa vào tử cung có thể xuất phát từ hai yếu tố: phôi thai đang ở giai đoạn đầu hoặc bạn mang thai ngoài tử cung. Trong trường hợp thai ở giai đoạn đầu, bạn cần giữ sức khỏe tốt, tránh làm việc nặng, giữ tâm lý thoải mái, kiêng quan hệ, ăn thực phẩm tốt, đợi đến khi phôi bám vào tử cung. Trong trường hợp mang thai ngoài tử cung bạn cần siêu âm và nhờ bác sĩ tư vấn biện pháp loại bỏ kịp thời, tránh ảnh hưởng tới tính mạng. Phòng khám sản phụ khoa bác sĩ Phạm Thị Ngọc Điệp sẽ luôn đồng hành cùng bạn trong chặng đường làm mẹ.