Thai kỳ với mẹ Rhesus âm ( Rh -)

 

Tỷ lệ người Việt nhóm máu mang Rh(-) rất hiếm, khoảng 0. 04% nên còn gọi là nhóm máu hiếm.

Điểm khác biệt ở người nhóm máu Rh(-) chỉ được truyền máu cùng nhóm và rhesus (-), nếu truyền cùng nhóm nhưng mang Rh(+) sẽ gây tán huyết, nguy hiểm tính mạng.

 I/ Tại sao phải xét nghiệm để phát hiện sớm người có Rh (-) khi có thai:

* Nếu mẹ mang Rh(-), thai Rh(+) ( do di truyền từ bố ) và nếu máu thai nhi lưu hành trong máu mẹ, hệ miễn dịch mẹ tạo kháng thể chống lại máu con. Thai kỳ đầu thường không nguy hiểm, nhưng thai kỳ sau nếu thai nhi vẫn mang Rh(+) kháng thể mẹ sẽ qua nhau tấn công hồng cầu thai nhi, gây vỡ hồng cầu bé, bé thiếu máu dẫn tới hậu quả là bị thai lưu hay bé bị suy gan, thiếu máu, vàng da nặng, gây bệnh tan máu sơ sinh .

* Nếu bố mẹ đều Rh(-) thì bé cũng mang Rh(-) nên bé không bị nguy hiểm.

* Nếu mẹ Rh(+) thì sẽ không tạo kháng thể, cũng không ảnh hưởng đến bé.

Vì vậy bạn nên xét nghiệm máu mẹ tổng quát sớm khi mang thai để có biện pháp dự phòng.

Thai kỳ với mẹ Rhesus âm ( Rh -)

 II/ Làm thế nào để dự phòng:

* Một khi đã sản xuất kháng thể, kháng thể sẽ tồn tại trong máu mẹ vĩnh viễn.

* Vì vậy dự phòng trong lần mang thai đầu tiên là rất quan trọng. AntiD – Immuglobuline là chất giúp mẹ dự phòng tạo kháng thể Rh.

+ Phải làm xét nghiệm tìm kháng thể lần đầu tiên khi khám bệnh và làm lại lúc thai 20-28 tuần. Cần theo dõi sát tình trạng thiếu máu thai nhi, có thể truyền máu cho bé trước sanh.

III/ Làm gì để hạn chế tạo kháng thể kháng Rh ở sản phụ mang RH (-):

+Hạn chế phá thai nội khoa hay hút thai.

+Tránh bị sẩy thai hay bị dọa sẩy thai.

+Các trường hợp thai ngoài tử cung, chọc ối, sinh thiết gai nhau cũng tăng nguy cơ tạo kháng thể chống Rh(+) ở mẹ có Rh(-).

IV/ Sử dụng thuốc Anti D như thế nào:

* Mẹ Rh(-) mang thai lần đầu ( Cha bé Rh (+) hay thai phụ không có kháng thể AntiD).

Nếu kháng thể AntiD dương tính sau sanh bé cần được gửi dưỡng nhi theo dõi đề phòng tán huyết và truyền máu nếu cần.

Nếu kháng thể Anti –D âm tính, sử dụng anti D –Immuglobulin (anti D –ngừa tán huyết máu con như sau

* Từ 28 tuần tiêm 1 liều AntiD Ig.

* Từ 34 tuần tiêm nhắc lại.

* Trong vòng 72 giờ sau sanh tiêm nhắc lại.

V/. Sản phụ có nhóm máu hiếm nên chuẩn bị thế nào:

* Sẽ được hướng dẫn chuẩn bị máu cùng nhóm và cùng yếu tố Rh trước.

* Được tư vấn nguy cơ băng huyết sau sanh, nguy cơ tai biến khi truyền máu.

* Sẽ được nhập viện sớm và chuẩn bị 1-2 đơn vị máu hiếm.

* Chuẩn bị gì cho bé sau sanh:

+ Được lấy máu cuống rốn để xét nghiệm, đánh giá mức độ vỡ hồng cầu.

+Bé được theo dõi tình trạng thiếu máu ở dưỡng nhi.

Chúc các bạn mang thai khỏe, có cần tư vấn thì gửi lên trang Fanpage Bác sĩ sẽ tư vấn cho, thân chào.

Phòng khám sản phụ khoa của BS – CKII: PHẠM THỊ NGỌC ĐIỆP ( BV Từ Dũ )

Địa chỉ: 271 Nguyễn Duy Dương, Phường 4, Quận 10.

ĐT: 033. 5155. 192

Website: sanphukhoatudu-bsdiep. co