Thiếu ối: hậu quả – phòng ngừa, điều trị

Nước ối có từ đâu:

Ối được mẹ tạo ra từ ngày thứ 12 sau khi cấn thai: và từ tuần lễ thứ 20 do thai sản xuất thêm.

Những bầu nào có khả năng bị thiếu ối:

Mẹ bị nhiễm bệnh nội khoa như:

Bệnh động kinh.

Cao huyết áp mãn tính: tiền sản giật: bệnh tim mạch.

Bệnh về thận: tiểu đường.

Bệnh gây rối loạn đông máu.

Mẹ có dùng thuốc ức chế men chuyển: ức chế tổng hợp Prostaglandin như: thuốc dùng trong tim mạch: thuốc giảm đau.

Mẹ có vấn đề về tử cung: u xơ tử cung: tử cung bất thường ( vì gây thai suy dinh dưỡng).

Những thai có bất thường như: nhiễm sắc thể: bệnh tim bẩm sinh: bất thường về đường niệu.

Thai suy dinh dưỡng: thai chết lưu, thai quá ngày: thai có ối vỡ.

Thai có bánh nhau bệnh lý: làm giảm máu cung cấp thai làm thai suy dinh dưỡng.

 

Ối bao nhiêu là ít:

Ối ít hay nhiều còn tùy thuôc tuổi thai tương xứng:

Thường ối dưới hay bằng 5cm: xoang ối lớn nhất dưới hay bằng 2cm được xem là ít ối.

Nếu xoang ối lớn nhất dưới hay bằng 1cm là thiếu ối nặng.

Làm sao để biết thai thiếu ối:

Các bạn sẽ thấy

Bụng nhỏ hơn bình thường.

Lên cân ít.

Có dấu ra nước âm đạo.

Đi khám siêu âm thấy ối ít.

Hậu quả của ối ít:

Gây bé suy dinh dưỡng: còi xương.

Gây bất thường tay chân mặt do bị chèn ép.

Bé thường được sanh non nên dễ bị các bệnh về: phổi: vận động chân tay, về mắt và tai (đui: điế), chậm phát triển trí tuệ.

Bé dễ bị mất tim thai trong qúa trình theo dõi dưỡng thai hay sanh do bị chèn ép rốn.

Tỷ lệ mổ lấy thai cao: vì gây chuyển dạ thất bại do cổ tử cung chưa đến ngày.

Bác sĩ sẽ làm gì cho bạn khi phát hiện thiếu ối:

Trước 6 tháng đầu tiên của thai kỳ nếu thiếu ối nặng thường có tỷ lệ lưu và sẩy thai cao.

Nếu thai hơn 6 tháng mà thiếu ối:

Bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sản: xác định thai có bị dị tật không.

Nếu thai bình thường có thể truyền ối.

Nếu thai từ 28 tuần trở đi: Được chích hỗ trợ phổi.

Thai dưới 34 tuần nếu không bị hết ối: Bạn sẽ đươc theo dõi ở bệnh viện và cố gắng dưỡng thai.

Vấn đề sanh hay mổ tùy thuộc lượng ối: tuổi thai: ngôi thai: tình trạng vết mổ: tim thai.

Làm gì khi thai ít ối:

Bạn nên khám thai ở phòng khám chuyên khoa sản.

Đi khám thai đúng hẹn của bác sĩ: tần suất khám thai nhiều hơn bình thường: có thể 2-3 ngày khám thai, siêu âm: gắn máy Monitor theo dõi tim thai 1 lần.

Dinh dưỡng đủ chất: ăn thức ăn có nhiều nước như: dưa leo: cần tây: bắp cải: các trái cây như dưa hấu: cà chua: nho: dâu.

Uống nước nhiều: có thể truyền nước.

Không uống rượu.

Tránh thuốc hay thực phẩm gây tiểu nhiều (như rễ tranh: râu bắp).

Làm việc nhẹ: đều đặn để tăng lượng máu đến các cơ quan trong đó có nhau thai.

Để biết thêm những thông tin chi tiết vui lòng liên hệ:

PHÒNG KHÁM SẢN PHỤ KHOA

BS – CKII: PHẠM THỊ NGỌC ĐIỆP

Địa chỉ: 271 Nguyễn Duy Dương, Phường 4, Quận 10

Điện thoại: 033.5155.192

Web: sanphukhoatudu-bsdiep.com /