Có bầu chụp X quang có sao không là trăn trở của nhiều bà mẹ khi trót nhỡ tiến hành xét nghiệm này do không biết mình đang mang thai. Khi có bầu thì cơ thể mẹ thường rất yếu ớt nên cần chú ý hơn đến các hoạt động tham gia hàng ngày.
Có bầu chụp X quang có sao không, ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
X là một dạng bức xạ và có ảnh hưởng lên thai kì do đó nhiều bà mẹ cảm thấy lo lắng vì trót đi chụp X quang vì không biết minh đang mang bầu. Theo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa thì nếu bạn chỉ chụp X quang có 1 lần thì gần như không xảy ra bất kì nguy hiểm gì. Mức độ ảnh hưởng của tia X còn tùy thuộc vào nồng độ tác dụng, tuổi thai và thời gian tiếp xúc, vậy nên nếu bạn trót lỡ chụp nhiều mới đáng lo.
Nếu bạn chụp X quang nhiều lần trong thời gian ngắn thì tia X sẽ làm tổn thương một số tế bào trong cơ thể, trong tình huống nghiêm trọng thì nó sẽ phát triển thành ung thư.
Khi bạn đi khám bệnh tại các cơ sở uy tín thì bác sĩ sẽ điều chỉnh liều bức xạ tia X sao cho tối ưu nhất để vừa thu được hình ảnh rõ nét vừa không ảnh hưởng tới sức khỏe. Riêng với trường hợp phụ nữ đang mang thai thì bác sĩ chỉ tiến hành chụp X quang trong tình thế bắt buộc để không ảnh hưởng đến sức khỏe.
Vì vậy trước khi chụp X quang bác sĩ luôn hỏi lại bệnh nhân xem người đó có mang thai hay không rồi mới đưa ra quyết định phù hợp.

Tia X ảnh hưởng đến bé như thế nào nếu mẹ bầu tiến hành chụp X quang
Như đã nói ở trên, tia X ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe thai nhi nên bác sĩ luôn cố gắng tránh chụp X quang cho bà bầu.
Thai nhi chịu ảnh hưởng thế nào nếu mẹ chụp X quang?
Để hiểu hơn về vấn đề có bầu chụp X quang có sao không bạn cần phân tích rõ tác động của tia X lên cơ thể thai nhi. Theo nhiều nghiên cứu đã chỉ ra thì tia X có thể tạo thành nguy cơ ung thư, gây bệnh bạch cầu và một số dị tật bẩm sinh nếu sử dụng ở nồng độ cao và tần suất dày.
Khi khám cho bệnh nhân bạn sĩ chỉ sử dụng kiều bức xạ ở mức thấp nên gần như không ảnh hưởng đến cơ thể, thấp hơn nhiều mức gây hại cho thai nhi, cụ thể như sau:
+ Nếu liều tia xạ nhỏ hơn 5 rad thì tia X sẽ không tạo thành nguy cơ sảy thai cho mẹ nên mẹ không nên đổ lỗi việc sảy thai là do chụp X quang 1 lần gây nên. Bất kì người phụ nữ nào cũng có sẵn nguy cơ sảy thai từ 3 đến 15% và nó không liên quan đến việc chụp X quang.
+ Nếu liều tia xạ nằm dưới mức 20 rad thì gần như không tạo thành dị tật thai nhi nên bạn không cần quá lo lắng đến vấn đề có bầu chụp X quang có sao không. Trong trường hợp liều tia xạ lên đến 50 rad thì thai nhi sẽ phát triển chậm hơn nếu bạn tiến hành chụp X quang trong giai đoạn đầu.
+ Theo các bác sĩ thì khi bạn chụp X quang với liều tia xạ lớn hơn 5 rad sẽ có nguy cơ ung thư tăng lên 0,3 cho đến 1%. Trước đấy thì vốn dĩ trong cơ thể bạn đã có sẵn nguy cơ ung thư là 0,3%.

Tác động của tia X lên từng giai đoạn mang bầu
Ảnh hưởng của tia X đối với từng giai đoạn thai kì sẽ có sự khác biệt nhất định, đó chính là:
+ Khi bạn mang thai 2 tuần, nếu chụp X quang với liều lượng tia X lớn hơn 5 rad thì sẽ đối mặt với nguy cơ sảy thai
+ Khi bạn mang thai từ tuần thứ 3 đến thứ 8 thai kì, nếu chụp X quang với liều lượng tia xạ lớn hơn 20-30 rad thì sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực lên thai nhi. Bạn cần chú ý đến điều này khi đang thắc mắc có bầu chụp X quang có sao không
+ Khi bạn mang thai từ 20 tuần trở lên thì việc chụp X quang sẽ không tạo thành nguy cơ sảy thai vì lúc này thai nhi đã phát triển tương đối hoàn chính
Tần suất và vị trí chụp X quang ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe?
Như đã nói ngay từ đầu có bầu chụp X quang có sao không còn phụ thuộc vào tần suất chụp, vị trí chụp, cụ thể như sau:
+ Khi mẹ chụp X quang phần đầu thì thai nhi sẽ hấp thụ 0,004/lần chụp, khi mẹ chụp X quang 1.250 lần thì mới đạt liều tia xạ khoảng 5 rad
+ Khi mẹ chụp X quang phần răng thì thai nhi sẽ hấp thụ 0,0001/lần chụp, khi mẹ chụp X quang 50.000 lần thì mới đạt liều tia xạ khoảng 5 rad
+ Khi mẹ chụp X quang phần cột sống cổ thì thai nhi sẽ hấp thụ 0,002/lần chụp, khi mẹ chụp X quang 2.500 lần thì mới đạt liều tia xạ khoảng 5 rad
+ Khi mẹ chụp X quang phần tay, chân thì thai nhi sẽ hấp thụ 0,001/lần chụp, khi mẹ chụp X quang 5.000 lần thì mới đạt liều tia xạ khoảng 5 rad
+ Khi mẹ chụp X quang phần ngực thì thai nhi sẽ hấp thụ 0,00007/lần chụp, khi mẹ chụp X quang 71.429 lần thì mới đạt liều tia xạ khoảng 5 rad
+ Khi mẹ chụp X quang phần vú thì thai nhi sẽ hấp thụ 0,02/lần chụp, khi mẹ chụp X quang 250 lần thì mới đạt liều tia xạ khoảng 5 rad
+ Khi mẹ chụp X quang phần bụng thì thai nhi sẽ hấp thụ 0,245/lần chụp, khi mẹ chụp X quang 20 lần thì mới đạt liều tia xạ khoảng 5 rad
+ Khi mẹ chụp X quang phần cột sống, thắt lưng thì thai nhi sẽ hấp thụ 0,359/lần chụp, khi mẹ chụp X quang 13 lần thì mới đạt liều tia xạ khoảng 5 rad
+ Khi mẹ chụp X quang phần đầu thì thai nhi sẽ hấp thụ 0,04/lần chụp, khi mẹ chụp X quang 125 lần thì mới đạt liều tia xạ khoảng 5 rad
Như vậy mẹ không cần lo lắng đến vấn đề có bầu chụp X quang có sao không vì nếu chỉ chụp X quang có 1 lần thì sẽ không gây hại cho bé, nhất là khi liều tia X nhỏ hơn 5 rad. Chỉ khi nào liều tia X đạt ngưỡng 15 rad thì mới gây nên dị tật, mà để đạt đến liều lượng này bạn phải chịu X quang quá nhiều lần.
Tuy nhiên để tránh mọi rủi ro có thể tạo thành sau việc chụp X quang thì bạn vẫn nên khám thai định kì và tầm soát bất thường có thể xảy ra.

Bạn nên làm gì để giảm thiểu rủi ro do việc chụp X quang gây ra?
Đầu tiên nếu thấy mình có các dấu hiệu mang thai thì nên thông báo ngay cho bác sĩ để họ có thể thay đổi phương thức điều trị, đơn thuốc phù hợp, quyết định có chụp X quang hay không. Đặc biệt là trong những tuần đầu mang thai, thai nhi chưa phát triển hoàn chỉnh nên nguy cơ sảy và dị tật cao hơn, đây cũng là lý do nhiều mẹ quan tâm đến việc có bầu chụp X quang có sao không.
Nếu bạn mang thai nhưng vẫn được chỉ định là chụp X quang thì cần yêu cầu mặc áo chì bảo hộ cơ quan sinh sản của mình, hỏi kĩ về vấn đề an toàn của trẻ. Nếu bác sĩ đã khẳng định chắc chắn việc chụp X quang là cần thiết, không ảnh hưởng tới thai nhi thì bạn có thể yên tâm thực hiện phương pháp này.
Có bầu chụp X quang có sao không là tâm sự của nhiều bà mẹ khi trót nhỡ chụp X quang vì không biết mình đang có thai. Thực chất nếu bạn mới chụp X quang một lần thì không có gì nguy hiểm bởi tia X chỉ gây hại nếu chụp với tần suất dày, liều lượng lớn. Có rất nhiều bà mẹ đã chụp X quang và sinh con ra thì bé vẫn khỏe mạnh, thông minh.