Mới có thai không nên ăn gì để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe

Bạn có biết mới có thai không nên ăn gì để hạn chế ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và thai nhi hay không? Đây là những kiến thức nhập môn đầu tiên bạn cần tìm hiểu trước khi mang thai nếu muốn mẹ tròn con vuông, chuyện vượt cạn diễn ra hanh thông.

Mới có thai không nên ăn gì

Nhiều bà mẹ vẫn đơn thuần nghĩ rằng khi mang bầu càng ăn nhiều thì càng tốt cho sức khỏe. Thực chất khi mẹ mang thai sẽ có nhóm thực phẩm tốt cũng sẽ có nhóm thực phẩm bất lợi, dưới đây là câu trả lời cho vấn đề mới có thai không nên ăn gì.

Bạn nên bỏ qua các loại cá chứa lượng thủy ngân cao

Theo ý kiến từ các bác sĩ dinh dưỡng thì khi mang thai mẹ bầu không nên sử dụng các loại cá đóng hộp như cá thu, cá ngừ bởi chúng có hàm lượng thủy ngân cao. Lượng thủy ngân này sau khi nạp vào theo đường ăn uongs sẽ tích trữ trong cơ thể mẹ và gây ảnh hưởng xấu tới thai nhi.

Nếu thèm ăn cá mẹ có thể cân nhắc đến các loài cá có hàm lượng thủy ngân thấp như: rô phi, cá hồi, cá da trơn bởi chúng rất giàu dinh dưỡng: protein, vitamin B12, kẽm, axit béo Omega-3 và DHA. Tuy nhiên bạn nên ăn chúng với liều lượng nhất định, không nên sử dụng quá đà kẻo lại ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Mới có thai không nên ăn gì
Cá ngừ với hàm lượng thủy ngân cao là câu trả lời cho vấn đề mới có thai không nên ăn gì

Tránh xa cá, thịt sống hoặc tái

Nếu bạn là fan của đồ ăn Nhật thì nên cân nhắc đến điều này, có thể kể đến một loạt đồ ăn bác sĩ khuyên nên tránh xa như: Sushi, bò bít tết bởi chúng có chứa vi khuẩn gây ngộ độc. Các loại vi khuẩn này chỉ chết khi thực phẩm được nấu chín và sơ chế sạch sẽ, hãy lưu ý điều này. Đây cũng là câu trả lời thích hợp cho vấn đề mới có thai không nên ăn gì.

Bỏ qua đồ nướng và thực phẩm xông khói

Đây là loại thực phẩm mà hầu hết chúng ta đều thích vì có mùi vị vô cùng thơm ngon, hấp dẫn. Thế nhưng theo các chuyên gia dinh dưỡng thì những đồ ăn này phải sử dụng than, gỗ làm chất đốt nên có khả năng gây ung thư, mẹ nên hạn chế loại thực phẩm này.

Các loại thịt đã chế biến sẵn – Câu trả lời cho vấn đề mới có thai không nên ăn gì

Có thể kể tên một số loại thực phẩm mà mẹ bầu nên tránh xa như: thịt nguội, xúc xích, giăm bông… Chúng đều chứa vi khuẩn Listeria, có tác dụng gây sảy thai cho bà bầu, chính vì thế nếu bạn thực sự thèm không nhịn được thì nên tự chế biến và nấu chín kĩ.

Nói không với gan động vật

Gan động vật giàu sắt và vitamin A, đây đều là những dưỡng chất cần thiết cho bà bầu nên nhiều người rất dễ lầm tưởng ăn gan là đúng. Thức ra gan là bộ phận chứa và giải độc cho cơ thể động vật nên mẹ ăn thì không tốt cho sức khỏe của mình và thai nhi.

Gan động vật
Gan động vật là nơi tích độc bà bầu nên bỏ qua

Từ chối sữa, các sản phẩm từ sữa mà chưa tiệt trùng

Sữa là nguồn thực phẩm quý giá chuyên cung cấp vitamin D và canxi cho thai nhi, thế những những sản phẩm chưa tiệt trùng như pho mát lại không tốt chút nào vì nó chứa Listeria gây sẩy thai. Do đó khi sử dụng sản phẩm này bạn nên kiểm tra kĩ thành phần nên sử dụng các thành phẩm được chế biến từ sữa tươi tiệt trùng.

Bỏ qua khoai tây mọc mầm

Ngay cả người bình thường thì khoai tây cũng không tốt cho sức khỏe, huống chi là bà bầu – người có cơ thể yếu ớt. Trong loại thực phẩm này có chứa solanin – chất độc gây rối loạn hệ tiêu hóa và thần kinh ở mẹ, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi.

Từ chối rau sống, rau ngót, khổ qua và măng tươi

Nếu bạn đang trăn trở mới có thai không nên ăn gì thì nên tránh xa rau sống, rau ngót, khô qua và măng tươi. Rau sống chứa vi khuẩn Salmonella, E.coli,… có khả năng gây ngộ độc, dù có trụng qua nước sôi cũng không chết.

Trong khi đó rau ngót lại chứa chất Papaverin có tác dụng giãn cơ trơn, khiến cổ tử cung co thắt, rất dễ sảy thai. Tiếp đến, khổ qua chứa Quinine, Monodicine,… kích thích co bóp tử cung khiến mẹ bầu khó lòng giữ được đứa bé. Nhìn chung 2 loại rau này tuy chứa nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe nhưng lại không tốt cho bà bầu.

Khổ qua tăng nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu
Khổ qua tăng nguy cơ sảy thai ở mẹ bầu

Cuối cùng, phải kể đến măng tươi, loại thực phẩm giàu cyanide, dễ gây khó thở, nôn ói, đau đầu, thậm chí là tử vong nếu không được cứu chữa kịp thời. Bình thường để loại bỏ chất độc có trong măng tươi người ra sẽ phải lộc kĩ, mở nắp nồi và rửa sạch nhiều lần với nước.

Từ chối một số loại trái cây

Không phải loại trái cây nào cũng tốt cho sức khỏe bà bầu, điển hình như đu đủ xanh, dứa, nhãn… Trong đu đủ xanh và dứa đều có hoạt chất kích thích cơ trơn tử cung, dễ khiến bạn sảy thai. Trong khi đó nhãn lại khiến lượng đường huyết tăng cao, khiến mẹ có nguy cơ bị tiểu đường thai kì.

Bỏ qua các loại rau mầm

Rau mầm cũng là một câu trả lời thích hợp cho vấn đề mới có thai không nên ăn gì. Bạn nên từ bỏ các loại rau mầm trong chế độ ăn uống hàng ngày của mình, kể cả giá đỗ vì vi khuẩn có thể tồn tại trong hạt giống và nó không thể loại bỏ nếu bạn không nấu chín.

Không nên ăn dưa muối khi nó chưa đủ độ

Rau dưa muối chua sẽ kích thích cơn thèm ăn, khiến bạn ăn uống ngon miệng hơn. Thế nhưng nếu bạn ăn rau muối quá sớm, khi nó vẫn còn vị cay, hăng thì sẽ không tốt cho cơ thể vì lúc ấy lượng nitrate có trong dưa khá cao.

Không sử dụng thịt gia cầm, trứng chưa chín hẳn

Thêm một điều nữa mà bà bầu cần lưu ý là phải nhanh chóng từ bỏ trứng luộc lòng đào, trứng ốp la hay thịt gà chưa chín hẳn trong thực đơn của mình. Chúng chưa được nấu chín kĩ nên mẹ bầu có thể bị ngộ độc vi khuẩn. Đừng chủ quan để rồi lại gây hại vào thân.

Từ bỏ các loại đồ uống không tốt cho cơ thể

Theo ý kiến từ phía các chuyên gia dinh dưỡng thì mẹ cần tránh xa các loại đồ uống như cà phê, đồ chứa cồn, nước tăng lực, soda… vì chúng là tăng nguy cơ sảy thai. Chưa dừng lại ở đó, đồ uống có cồn còn có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi.

Bên cạnh đó bạn cũng nên hạn chế sử dụng trà thảo mộc trong giai đoạn này vì chúng ta chưa biết nó có ảnh hưởng xấu tới thai nhi hay không.

Bia rượu
Rượu không phải sự lựa chọn phù hợp trong thời kì mang thai

Không ăn đồ quá mặn, quá chua hay chứa nhiều dầu mỡ

Thêm một câu trả lời cho vấn đề mới có thai không nên ăn gì mẹ cần ghi nhớ. Việc ăn đồ quá mặt sẽ khiến mẹ bị tăng huyết áp, từ đó gây nhiễm độc thai nghén, cụ thể là các triệu chứng như phù, tăng huyết áp và albumin niệu… Lượng muối ăn tiêu chuẩn dành cho bà bầu là vào khoảng 6g một ngày, bạn không nên ăn nhiều hơn định mức này.

Bên cạnh đó bạn cũng cần hạn chế sử dụng đồ ăn nhiều dầu mỡ và có một số nghiên cứu đã chỉ ra mẹ ăn nhiều thực phẩm như vậy thì con cái có khả năng ung thư sinh dục cao. Không những vậy, đồ ăn dầu mỡ còn có khả năng tổng hợp kích thích tuyến vú, gây hại cho cả cơ thể mẹ lẫn thai nhi.

Trong giai đoạn thai nghén nhiều bà bầu sẽ thích ăn chất chua, tuy nhiên theo nghiên cứu từ Liên bang Đức thì việc hấp thụ chất chua sẽ ảnh hưởng đến khả năng phát triển, sinh sản của tế bào thai. Trong một số tình huống xấu thì thai nhi có thể bị dị dạng, đột biến gen. Chính vì vậy trong 2 tuần đầu mang thai bạn nên hạn chế ăn đồ ăn chua.

Nói không với thực phẩm để lâu ngày

Thêm một lưu ý nữa dành cho những mẹ đang quan tâm đến vấn đề mới có thai không nên ăn gì, đó là tránh xa những loại thực phẩm để lâu ngày. Chúng có khả năng chứa độc tố rất cao, sẽ ảnh hưởng đến cơ thể mẹ và thai nhi.

Nếu quan tâm đến việc bầu bí hẳn mẹ sẽ biết rằng trong 2 đến 3 tháng đầu thai kì phôi thai đang phát triển, các tế bào đang dần phân hóa. Lúc này nếu mẹ nạp độc tố vào trong cơ thể thì sẽ khiến nhiễm sắc thể bị phá cỡ hoặc biến dạng, tế bào ngừng phát triển, nguy cơ thai nhi quái thai, dị tật bẩm sinh cao. Thẩm chí nếu dung lượng độc tố lớn thì mẹ hoàn toàn có thể đối mặt với tình trạng chết thai.

Không chỉ dừng lại ở đó, các cơ quan nội tạng bên trong của bé trong giai đoạn này cũng chưa phát triển, gan thận đều yếu ớt. Khi có độc xâm nhập thì hệ nội tạng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, nếu có sinh ra thì sức khỏe của bé cũng rất yếu.

Mới có thai không nên ăn gì là điều mẹ nên quan tâm nếu muốn bào thai khỏe mạnh, không bị dị tật bẩm sinh, không bị sảy thai. Chế độ dinh dưỡng trong thời gian bầu bí luôn là vấn đề cần đặt lên hàng đầu, nếu nghi ngờ tài liệu trên mạng là không chính xác mẹ nên nhờ cậy đến sự tư vấn cặn kẽ của các bác sĩ chuyên khoa, các chuyên gia dinh dưỡng. Hãy chăm sóc tốt cơ thể mình để bé có thể chào đời một cách khỏe mạnh.