1. +Tế bào cổ tử cung cần biến đổi trong thời gian dài mới chuyển qua ung thư
+ Việc khám phụ khoa và làm các xét nghiệm tầm soát ung thư sẽ giảm khả năng mắc ung thư cổ tử cung
+ Tuổi thường bị ung thư cổ tử cung từ 35-45
+ Trước 20 tuổi hiếm khi bị ung thư cổ tử cung
+ Xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung gồm: Pap’smear, thinprep ( HPV test), soi cổ tử cung
+ HPV là một trong những nguyên nhân gây ung thư cổ tử cung
+ HPV có rất nhiều loại, các loại nguy cơ cao gây ung thư gồm các type 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 56, 58, 59, 66, 68.
+ Có khoảng 39, 9% dân số phụ nữ trưởng thành tuổi từ 18-59 bị nhiễm ít nhất một loại HPV
2.Tầm soát ung thư cổ tử cung như thế nào:
+ Pap’smear, hpv test, soi cổ tử cung làm đơn giản, nhanh, không khó chịu nhiều
+ Những bệnh nhân đã chích ngừa ung thư cổ tử cung cũng nên đi khám tầm soát ung thư
+ Bệnh nhân đã cắt tử cung vì lý do ung thư, bất thường tế bào cổ tử cung vẫn đi tầm soát ung thư
3. Nên làm gì nếu xét nghiệm bất thường
+ Kết quả bất thường tế bào cổ tử cung có nhiều mức độ
+ Đa phần các bất thường có thể hồi phục
+ Nếu kết quả bất thường sẽ được làm các xét nghiệm kế tiếp như soi cổ tử cung, sinh thiết, khoét chóp
4. Nên làm gì để phòng ngừa ung thư cổ tử cung
+ Phụ nữ trên 30 tuổi nên làm ít nhất một lần trong mỗi ba năm các xét nghiệm tầm soát ung thư
+ Nên đi khám phụ khoa định kỳ, soi cổ tử cung định kỳ
+ Nên vệ sinh vùng kín, hạn chế bệnh lây qua đường tình dục
+ Đặc biệt nên tầm soát kỹ ở những người có nguy cơ nhiễm như HIV, nhiễm HPV