Tầm soát ung thư vú là gì? Một số thông tin bạn cần biết

Tầm soát ung thư vú là phương pháp giúp phát hiện từ sớm những biến đổi ở vú và điều trị kịp thời. Bài viết này sẽ mang mang đến cho bạn những kiến thức quan trọng về tầm soát và điều trị bệnh ung thư vú.

Tìm hiểu về bệnh ung thư vú? Tầm soát ung thư vú là như thế nào?

Ung thư vú là một trong những bệnh ung thư nguy hiểm và gây tử vong cao hàng đầu cho nữ giới. Các chuyên gia cho biết rằng ung thư vú có thể xảy ra bởi rất nhiều nguyên nhân khác nhau như do biến đổi gen, làm việc trong môi trường nhiều chất độc hại, hút thuốc lá, tiếp xúc với hóa chất…

Tầm soát ung thư vú
Tầm soát ung thư vú giúp nhận biết và chữa bệnh sớm nhất

Ung thư vú có thể được phát hiện thông qua các triệu chứng lâm sàng như sờ vào vú thấy có khối u, không gây đau đớn. Hoặc người bệnh có thể phát hiện thông qua các xét nghiệm khi khám sức khỏe định kỳ. Ở giai đoạn nặng, người bệnh có thể nhận thấy triệu chứng rõ rệt của bệnh như thay đổi màu da, chảy máu ở vú, xuất hiện nhiều hạch. Lúc này, bệnh đã gây ra các biến chứng ở xương, phổi, não…

Tầm soát ung thư vú là phương pháp nhằm để kiểm tra và xác định ung thư trước khi cơ thể xuất hiện các dấu hiệu của bệnh. Với sự phát triển của khoa học hiện nay, việc sàng lọc, tầm soát ung thư vú sẽ giúp phát hiện bệnh từ sớm và khả năng chữa khỏi bệnh là rất cao.

Tầm quan trọng của tầm soát ung thư vú

Khi tầm soát ung thư vú, bác sĩ sẽ thực hiện các xét nghiệm để sàng lọc những dấu hiệu khác thường xuất hiện ở tuyến vú trước khi khởi phát triệu chứng lâm sàng. Dựa vào các dấu hiệu khác thường này, bác sĩ sẽ chẩn đoán và đưa ra phương thức chữa trị ung thư vú từ sớm. Mục đích của việc sàng lọc ung thư vú nhằm chẩn đoán bệnh ở giai đoạn sớm và giảm nguy cơ tử vong do bệnh gây ra.

Ngoài ra, việc phát hiện và điều trị ung thư vú ở giai đoạn sớm sẽ giúp tăng khả năng chữa khỏi bệnh và ít tốn kém. Bởi giai đoạn này điều trị sẽ ít phức tạp và khó khăn hơn khi phát hiện ở giai đoạn quá muộn. Người bệnh điều trị trong thời gian đầu cũng có thể lựa chọn các phương thức chữa bệnh ít gây các tác dụng phụ như phẫu thuật bảo tồn, không cần xạ trị, hóa trị…

Các phương thức tầm soát ung thư vú

Dưới đây là các phương thức tầm soát ung thư vú hiệu quả nhất mà chị em phụ nữ nên tìm hiểu:

Chụp X quang tuyến vú

Chụp X quang tuyến vú là kỹ thuật rất quan trọng trong việc sàng lọc ung thư vú. Kỹ thuật này được thực hiện bằng cách sử dụng tia X với cường độ thấp soi vào các mô, các cơ bên trong tuyến vú để lấy lại được hình ảnh của toàn bộ tuyến vú. Qua các hình ảnh đó, bác sĩ sẽ quan sát và nhìn thấy những triệu chứng, đặc điểm khác thường hình thành ở tuyến vú trong giai đoạn sớm. Những dấu hiệu này bạn sẽ không nhận thấy được khi sờ, quan sát thông thường. Cụ thể:

– Chụp X quang tuyến vú sẽ giúp phát hiện vôi hóa mà các thủ thuật khác không nhận thấy được.

– Tìm thấy những dấu hiệu, tổn thương bất thường ở tuyến vú, hố nách.

– Nhìn thấy được những tổn thương ở tuyến sữa.

– Theo dõi những bất thường đã phát hiện trước đó.

Kỹ thuật chụp X quang tuyến vú mang đến hiệu quả điều trị cao, thời gian nhanh, không xâm lấn. Phương thức chụp X quang tuyến vú đã giúp giảm tỷ lệ mắc ung thư vú rất cao.

Siêu âm tuyến vú

Siêu âm tuyến vú là hình thức thiết lập lại, cấu tạo, hình dạng bên trong tuyến vú bằng các hình ảnh. Kỹ thuật này được thực hiện rất nhiều hiện nay bởi chi phí thấp và khả năng phát hiện các tổn thương bên trong vú khá cao. Siêu âm vú có thể dễ dàng phát hiện các tổn thay đổi nhỏ bên trong tuyến vú dưới 5mm và giúp phát hiện ung thư vú sớm nhất.

Ưu điểm của phương pháp siêu âm tuyến vú đó là không tiếp xúc với tia X. Đồng thời kỹ thuật này có thể thực hiện cho nữ giới đang mang thai, người trong độ tuổi dậy thì, người dị ứng với tia X, bệnh nhân có tuyến vú to dày. Bên cạnh đó, việc siêu âm tuyến vú sẽ giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn khi không có sự chèn ép vào vú khi chụp nhũ ảnh.

Hiện nay với sự tiến bộ của y học, có rất nhiều máy siêu âm được trang bị thêm chức năng tiên tiến. Chẳng hạn, các loại máy siêu âm đàn hồi mô giúp tăng hiệu quả trong việc sàng lọc ung thư vú sớm.

Sàn lọc ung thư vú
Có rất nhiều phương thức sàng lọc ung thư vú hiện nay

Xét nghiệm gen

Gen thay đổi cũng là một trong những nguyên do gây ung thư vú ở nữ giới. cụ thể, gen BRCA1 và BRCA2 thay đổi sẽ tạo nên các tế bào và phát triển ung thư vú. Chính vì thế, khi tầm soát ung thư vú bằng phương pháp xét nghiệm gen, bác sĩ sẽ phát hiện được các gen bị thay đổi và đánh giá được mức độ tổn thương.

Đây được xem là một phương thức hữu hiệu giúp chẩn đoán và điều trị sớm bệnh ung thư vú cho rất nhiều chị em phụ nữ hiện nay.

Chụp MRI tuyến vú

Phương thức chụp MRI tuyến vú là cách chẩn đoán ung thư vú và các biến đổi bất thường thông qua hình ảnh hiện đại. Phương thức này giúp phát hiện những tế bào bị biến đổi dù là nhỏ nhất và cho kết quả chẩn đoán rất cao.

Nhóm đối tượng nên thực hiện sàng lọc ung thư vú

Đối tượng nào nên tầm soát, sàng lọc ung thư vú? Dưới đây là nhóm đối tượng phù hợp mà bác sĩ khuyên nên sàng lọc và chẩn đoán sớm căn bệnh này:

– Nữ giới tuổi từ 20 đến 30 tuổi nên tiến hành sàng lọc ung thư vú bằng cách thăm khám định kỳ 3 năm một lần. Đối với nữ giới trên 40 tuổi thì nên khám và sàng lọc căn bệnh này mỗi năm 1 lần.

– Phụ nữ có độ tuổi trên 40 tuổi nên tiến hành tầm soát bệnh ung thư vú bằng các phương pháp như xét nghiệm gen, chụp X quang, siêu âm tuyến vú.

– Chị em phụ nữ nằm trong nhóm có khả năng cao mắc phải căn bệnh này như di truyền trong gia đình, uống thuốc tránh thai nhiều, uống rượu bia, hút thuốc lá, có con đầu lòng hoặc không có con sau 30 tuổi. Đây là nhóm đối tượng nên bắt đầu sàng lọc ung thư vú mỗi 1 năm 1 lần và điều trị sớm nếu mắc bệnh.

– Khi bạn cảm nhận được cơ thể biểu hiện một số triệu chứng bất thường như thấy có khối u trong vú khi sờ, núm vú có tiết dịch, màu núm vú biến đổi… Lúc này, bạn cần đến bác sĩ để thực hiện các xét nghiệm cần thiết và điều trị bệnh sớm nhất.

Các phương pháp điều trị bệnh ung thư vú

Nếu chẳng may phát hiện mình bị ung thư vú thì chị em phụ nữ cần tập trung điều trị bệnh sớm nhất theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.

Phẫu thuật

Phẫu thuật là hình thức loại bỏ khối u khỏi tuyến vú cùng với các mô lân cận. Một số hình thức phẫu thuật ung thư vú như:

Cắt khối u: Bác sĩ sẽ cắt bỏ u ở vú và một phần bên ngoài của các mô lân cận.

Cắt bướu: Đây là phương pháp phẫu thuật cho người có khối u nhỏ. Bên cạnh đó, trước khi thực hiện phương thức này, bệnh nhân sẽ được hóa trị, xạ trị để khối u teo nhỏ lại.

Cắt toàn bộ vú: Phương pháp này sẽ loại bỏ toàn bộ vú của người bệnh để ngăn ngừa khối u di căn. Cách này thích hợp với những bệnh nhân muối cải thiện hình dáng của vú.

Loại bỏ hạch bạch huyết: Để hạn chế tình trạng khối u di căn đến các hạch bạch huyết, bác sĩ sẽ tiến hành cắt bỏ các hạch này để ngăn ngừa biến chứng mà khối u gây ra.

Loại bỏ cả hai vú: Trong một số trường hợp mắc bệnh ung thư vú ở một bên vú, bác sĩ sẽ loại bỏ cá vú còn lại để ngăn chặn tình trạng mắc ung thư ở cả hai bên.

Xạ trị, hóa trị

Xạ trị, hóa trị là phương pháp để tiêu diệt các tế bào gây ung thư trong tuyến vú. Tuy nhiên, cách này có thể gây ra một số tác dụng phụ như rụng tóc, buồn nôn, nhiễm trùng…

Tầm soát ung thư vú ở đâu?

Hiện nay, tại các bệnh viện hay phòng khám đều có các dịch vụ tầm soát ung thư vú. Theo đó, tại phòng khám sản phụ khoa Bs. Phạm Thị Ngọc Điệp, người bệnh sẽ được bác sĩ thăm khám và thực hiện sàng lọc ung thư vú bằng các phương pháp phù hợp nhất.

Phòng khám sản phụ khoa
Bạn nên sàng lọc ung thư vú ở các phòng khám chuyên khoa uy tín

Phòng khám sản phụ khoa Bs. Phạim Thị Ngọc Điệp đã có thời gian hoạt động nhiều năm và là phòng khám chất lượng hàng đầu hiện nay. Với đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao, người bệnh sẽ được thăm khám tận tình, chẩn đoán và điều trị bệnh từ sớm.

Trên đây là những nội dung về tầm soát ung thư vú mà chị em nên tham khảo và nắm rõ. Ung thư vú là một căn bệnh gây tử vong rất cao ở nữ giới vì thế chị em không nên chủ quan. Bạn cần đến các phòng khám chuyên khoa, bệnh viện để thăm khám sớm khi thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh.