Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai được đánh giá là một trong những việc bắt buộc phải làm để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và thai nhi. Đây là kiến nghị của rất nhiều chuyên gia y tế có tiếng trong ngành bạn không nên bỏ qua.
Mục lục bài viết
Lý do bạn phải xét nghiệm nước tiểu khi mang thai
Bất cứ bà mẹ nào cũng mong muốn con mình lớn lên khỏe mạnh, xinh xắn. Để có thể theo dõi sức khỏe của bé trong suốt thai kì mẹ nên khám thai định kì và thực hiện các xét nghiệm cần thiết. Có như vậy mẹ và bác sĩ mới kịp thời phát hiện ra các dấu hiệu bất thường của thai nhi, tìm ra cách khắc phục hiệu quả.
Tất cả bác sĩ đều khuyên mẹ bầu nên thực hiện xét nghiệm nước tiểu khi mang thai để xác định sớm một số tình trạng không tốt qua các chất lạ có trong nước tiểu. Nhờ đó sức khỏe của mẹ và bé sẽ đảm bảo hơn.
Sau khi lấy nước tiểu từ bà bầu, chuyên gia y tế sẽ đưa nó vào phòng phân tích để xét nghiệm xem bạn có bị bệnh thận, đái tháo đường, nhiễm trùng bàng quang hay không. Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai được xem là một thao tác bắt buộc khi đi khám thai tại bệnh viện.

Bác sĩ có thể chẩn đoán bệnh gì thông qua xét nghiệm nước tiểu khi mang thai?
Việc xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp bạn phát hiện một số căn bệnh có thể xảy ra trong giai đoạn thai kì, cụ thể chúng là:
Nguy cơ bị đái tháo đường
Tiểu đường thai kì là căn bệnh khá phổ biến ở phụ nữ trong giai đoạn mang thai. Các các hormone thai kỳ sẽ tác động lên việc sản xuất insulin, khiến lượng đường huyết trong máu thay đổi.
Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn người bình thường khi có người thân mắc chứng bệnh này. Theo khuyến nghị của các bác sĩ thì bạn sẽ phải xét nghiệm glucose vào tuần 24 đến 28 thai kì để khẳng định xem mình có mắc chứng bệnh này hay không.
Nếu bạn không xét nghiệm nước tiểu khi mang thai và xét nghiệm sớm ra nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thì sau khi sinh ra trẻ có nguy cơ cao mắc các bệnh liên quan đến tim, thần kinh và cột sống.
Nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu
Các triệu chứng của căn bệnh này thường không rõ ràng khiến bạn khó lòng phát hiện. Vì thế bác sĩ sẽ yêu cầu bạn xét nghiệm nước tiểu khi mang thai để phát hiện ra các vi khuẩn tồn tại trong đó. Nếu không phát hiện sớm và có biện pháp xử lý kịp thời thì nhiễm trùng có thể lan tới thận, gây nguy hại cho sức khỏe của trẻ.
Bên cạnh đó, căn bệnh này còn khiến bạn có khả năng sinh non cao, trẻ sinh ra nhẹ cân, khó nuôi. Trong trường hợp bạn chẳng may mắc phải căn bệnh này thì bác sĩ sẽ áp dụng phương pháp cấy nước tiểu để điều trị bệnh.
Đo chỉ số Ketone
Bản chất Ketone là hợp chất có tính axit, nó sẽ xuất hiện trong nước tiểu nếu bạn mắc phải căn bệnh đái tháo đường. Nếu đo được chỉ số này cao bác sĩ sẽ yêu cầu bạn khai báo chế độ ăn uống hàng ngày.
Khi bạn có chỉ số Ketone cao thì tạm thời sẽ không ăn bất kì loại thực phẩm nào, tiến hành truyền dịch và điều trị theo phương pháp mà bác sĩ đưa ra.

Phân tích khả năng tiền sản giật
Trong trường hợp xét nghiệm nước tiểu khi mang thai thấy có protein trong nước tiểu thì bạn dễ bị tiền sản giật và cao huyết áp. Nếu nồng độ đạm trong nước tiểu cao nhưng bạn không có dấu hiệu cao huyết áp thì mẫu nước tiểu của bạn sẽ được gửi vào phòng xét nghiệm để nuôi cấy.
Xét nghiệm các căn bệnh về thận
Nếu mẫu nước tiểu của bạn có dính máu từ vùng âm đạo, hiện trạng này xảy ra liên tục thì có thể thận đang có vấn đề. Bác sĩ sẽ thăm khám kĩ hơn và đưa ra liệu trình điều trị phù hợp.
Xét nghiệm các căn bệnh lây qua đường tình dục
Xét nghiệm nước tiểu khi mang thai có thể giúp bạn phát hiện sớm các căn bệnh lây qua đường tình dục như: Chlamydia, virus Herpes, giang mai… Các căn bệnh này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai nhi, tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thậm chí bé còn có khả năng nhiễm trùng mắt và phổi.
Các bước xét nghiệm nước tiểu khi mang thai
Việc xét nghiệm này sẽ được thực hiện từ lần đầu tiên khám thai. Nếu có điều kiện thì bạn nên thực hiện việc xét nghiệm nước tiểu định kì. Thực hiện xét nghiệm vào tuần 12 thì bạn có thể phát hiện sớm các căn bệnh cần tránh.
Các bước tiến hành xét nghiệm nước tiểu khi mang thai bao gồm:
Bước 1: Bác sĩ sẽ đưa cho bạn một ống nghiệm hoặc cốc nhỏ và khăn tiệt trùng để lấy nước tiểu. Bạn mang các dụng cụ này vào phòng vệ sinh và tiến hành lấy mẫu.
Bước 2: Bạn cần rửa sạch tay bằng xà phòng diệt khuẩn, tiếp đến dùng tách tách môi âm hộ và dùng khăn lâu tiệt trùng để lau sạch.
Bước 3: Tiểu vào bồn cầu vài giây, sau đó dùng cốc hoặc ống nghiệm hứng
Bước 4: Đưa nước tiểu cho kĩ thuật viên để tiến hành phân tích, xét nghiệm
Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy bạn đang có vấn đề về mặt sức khỏe thì bạn sẽ sẽ thông báo, đồng thời đưa biện pháp điều trị thích hợp.

Bạn cần phải xét nghiệm nước tiểu khi mang thai vào giai đoạn nào?
Vai trò của việc xét nghiệm nước tiểu đối với bà bầu là vô cùng quan trọng. Bạn cần phải thực hiện loạt xét nghiệm này vào các thời điểm sau đây:
+ Lần đầu tiên khám thai:
Trong thời điểm này việc xét nghiệm nước tiểu sẽ giúp bạn phát hiện sớm các căn bệnh liên quan đến thận, nhiễm trùng đường tiểu. Khi đến khám bệnh bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể cho bạn, bạn chỉ cần thực hiện theo lời hướng dẫn của bác sĩ là được.
+ Tuần thứ 12 của thai kì:
Việc xét nghiệm nước tiểu khi mang thai giúp mẹ bầu có thể biết được mình có bị bệnh tiểu đường hay các căn bệnh lây lan qua đường tình dục hay không.
+ Tuần thứ 20 của thai kì:
Việc xét nghiệm sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác nguy cơ tiền sản giật ở bà bầu, dấu hiệu rõ rất là chứng cao huyết áp và có hàm lượng đạm trong mẫu nước tiểu. Đây là hiện trạng xấu cần được phát hiện sớm nếu không sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe của bạn và thai nhi.
Cả 3 thời điểm trên đây đều là lúc bạn phải bắt buộc xét nghiệm nước tiểu khi mang thai. Nếu có điều kiện tài chính tốt, bạn có thể xét nghiệm định kì để an tâm hơn.
Một số vấn đề bạn cần chú ý khi tiến hành xét nghiệm nước tiểu khi mang thai
+ Trước khi xét nghiệm nước tiểu bạn không được pháp ăn bất kì thứ gì để có kết quả chuẩn xác, sau khi lấy mẫu sau bạn có thể ăn bổ sung. Chính vì điều này mà các bà bầu thường đi khám từ sáng để chưa cảm thấy đói hẳn và có thể nhịn ăn sáng.
+ Trước khi đến xét nghiệm nước tiểu tại bệnh viện, phòng khám tư nhân mẹ bầu cần vệ sinh sạch sẽ vùng kín bằng nước ấm. Bạn tuyệt đối không sử dụng các loại dung dịch vệ sinh có tính kiềm hoặc axit vì nó có thể ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
+ Từ 1 đến 2 ngày trước khi lấy mẫu nước tiểu bạn cần tránh xa các loại thực phẩm có màu đậm, có thể khiến nước tiểu của mình bị thay đổi màu sắc, điển hình như mâm xôi, củ cải đường… Đây là khuyến cáo của các chuyên gia y tế nếu bạn muốn nhận kết quả xét nghiệm nước tiểu một cách chính xác nhất.
+ Không được tập thể dục quá sức trước quá trình xét nghiệm nước tiểu khi mang thai. Vì vậy nếu đã xác định hôm nào đi đến bệnh viện để xét nghiệm thì bạn có thể bỏ bớt việc thể dục ra khỏi thời gian biểu.
+ Tất cả các loại thuốc như vitamin, thực phẩm chức năng đều phải tránh xa trước thời gian xét nghiệm vì nó sẽ ảnh hưởng đến các chỉ số phân tích được từ nước tiểu. Một số bà mẹ không nắm được quy tắc này nên khi đến bệnh viện thu được kết quả không chính xác hoặc bị từ chối xét nghiệm, buộc phải quay lại lần 2.
Tất cả các khuyến cáo trên đây đều nhằm mục đích giúp bạn thu được kết quả xét nghiệm chính xác, vì vậy bạn nên thực hiện nghiêm ngặt nếu muốn đảm bảo sức khỏe của mình và thai nhi.
Ngoài các biện pháp kể trên thì bạn cũng cần chú ý đến bệnh viện, phòng khám tư nhân uy tín để tiến hành xét nghiệm. Các cơ sở khám bệnh chui thường không có dụng cụ phân tích hiện đại, tay nghề bác sĩ không cao nên kết quả không chuẩn. Chỉ cần bỏ thêm một chút chi phí là bạn đã có thể đảm bảo sức khỏe cả hai mẹ con. Nhất là khi bạn bị một căn bệnh nào đó thì chỉ có các bác sĩ giỏi mới đưa ra biện pháp điều trị thích hợp nhất.
Như vậy xét nghiệm nước tiểu khi mang thai là điều mẹ bầu bắt buộc phải làm nếu muốn đảm bảo sức khỏe của mình và bé yêu. Việc xét nghiệm sẽ giúp mẹ sớm phát hiện ra các căn bệnh về thận, tiểu đường, tiền sản giật… để có phương pháp điều trị thích hợp. Đây cũng là điều được rất nhiều chuyên gia y tế khuyến cáo, bạn phải ghi nhớ thật kĩ.